Dự kiến tuyển chọn hơn 15.000 lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc

Mới đây, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã thông báo kế hoạch tuyển chọn lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS) đợt 1 năm 2024.
Cơ hội sang Hàn Quốc làm việc cho lao động huyện nghèo Cơ hội trở lại Hàn Quốc làm việc cho lao động EPS về nước đúng hạn Hàng nghìn chỉ tiêu tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc làm việc

Theo kế hoạch được thống nhất giữa Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc, người lao động đăng ký tham gia Chương trình EPS sẽ phải tham dự 2 vòng thi, bao gồm: Vòng 1 - Thi năng lực tiếng Hàn (EPS - TOPIK) và Vòng 2 - Kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực.

Chỉ những người đạt yêu cầu qua vòng 1 mới được tham dự vòng 2. Người lao động đạt yêu cầu qua cả 2 vòng thi mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Năm 2024, phía Hàn Quốc sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam sang làm việc ở các ngành nghề gồm: Sản xuất chế tạo (lắp ráp, đo lường và nối); xây dựng (cốt thép, mộc); nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) và ngư nghiệp (nuôi trồng, đánh bắt gần bờ).

Dự kiến số lượng tuyển chọn trong năm 2024 là 15.374 người (trong đó: Ngành sản xuất chế tạo 11.246 người, ngành xây dựng 200 người, ngành nông nghiệp 895 người, ngành ngư nghiệp 3.033 người).

Dự kiến tuyển chọn  hơn 15.000 lao động sang Hàn Quốc làm việc
Ảnh minh họa. (Nguồn: Bộ LĐTBXH)

Người lao động tham gia chương trình cần đáp ứng các điều kiện như: Từ 18 đến 39 tuổi; không có án tích theo quy định của pháp luật; chưa từng bị trục xuất khỏi Hàn Quốc; không bị cấm xuất cảnh Việt Nam.

Nếu đã từng cư trú tại Hàn Quốc (bao gồm cư trú hợp pháp và bất hợp pháp) theo visa E9 (lao động EPS) hoặc (và) visa E10 (thuyền viên tàu đánh cá) thì thời gian cư trú phải dưới 5 năm. Đồng thời, họ cũng không có thân nhân (bố, mẹ, con đẻ; anh, chị, em ruột; vợ hoặc chồng) đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Người lao động cũng cần đảm bảo đủ sức khỏe đi làm việc tại Hàn Quốc; không bị mù màu, rối loạn sắc giác. Người lao động bị đứt, cụt ngón tay hoặc chấn thương, dị tật cột sống vẫn được đăng ký dự thi, tuy nhiên việc xét tuyển sẽ căn cứ vào kết quả kiểm tra tay nghề.

Trường hợp người lao động đã đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS thì phải về nước đúng hạn hợp đồng.

Trong trường hợp từng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc thì đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian Chính phủ Hàn Quốc thực hiện chính sách miễn xử phạt đối với người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện trình diện để về nước. Với trường hợp này, người lao động phải xuất trình được các giấy tờ chứng minh.

Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện chung nêu trên, người lao động có nguyện vọng đăng ký dự tuyển trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp phải đáp ứng các điều kiện bổ sung.

Trong đó, với ngành nông nghiệp, cần đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện như, đăng ký thường trú tại một trong các địa phương sau: Tại 74 huyện nghèo và 54 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 353/QĐ-TTg (trừ các xã thuộc các huyện tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS năm 2023) và các huyện miền núi, vùng cao hải đảo theo Công văn số 930/BNV-CQĐP của Bộ Nội vụ; tại các tỉnh/thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau; là người dân tộc thiểu số. Đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS trong ngành nông nghiệp về nước đúng hạn hợp đồng.

Đối với ngành ngư nghiệp, người lao động phải đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau: Người lao động thường trú tại các huyện ven biển và hải đảo, có kinh nghiệm đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy hải sản trên biển, có sức khỏe và chịu được sóng nước để làm việc trên tàu biển.

Đã được đào tạo và cấp chứng chỉ đào tạo đối với các ngành nghề liên quan đến ngư nghiệp, có kinh nghiệm đánh bắt hoặc nuôi trồng thủy hải sản trên biển, có sức khỏe và chịu được sóng nước để làm việc trên tàu biển. Người lao động đã từng làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS trong ngành ngư nghiệp về nước đúng hạn hợp đồng.

Bộ LĐTBXH lưu ý, việc đạt yêu cầu qua kỳ thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề không đảm bảo là người lao động được đi làm việc tại Hàn Quốc, mà mới chỉ là điều kiện để người lao động được nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.

Những lao động đã từng cư trú tại Hàn Quốc theo visa E9 (lao động EPS) hoặc (và) visa E10 (thuyền viên gần bờ) từ 5 năm trở lên (không phân biệt làm việc hợp pháp và không hợp pháp) không được tham dự kỳ thi. Ứng viên chỉ nộp duy nhất khoản tiền Việt Nam tương đương với 28 USD khi đăng ký dự thi tiếng Hàn.

Theo Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ LĐTBXH Việt Nam, Trung tâm Lao động ngoài nước là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phái cử người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Vì thế người lao động cần cẩn trọng để tránh bị lừa đảo.

Thời gian tiếp nhận đăng ký dự thi từ ngày 26/1 - 30/1/2024. Thời gian tổ chức thi vòng 1 (dự kiến) từ ngày 5/3 - 14/6/2024. Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký đánh giá năng lực ở vòng 2: Đợt 1 từ ngày 5/4 - 8/4/2024; đợt 2 từ ngày 21/4 - 24/4/2024. Thời gian tổ chức thi vòng 2 (dự kiến) đợt 1 từ ngày 16/4 - 20/4/2024, đợt 2 từ ngày 2/7 - 6/7/2024.
Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Cắt đá tìm ngọc" người phụ nữ bị lừa gần 300 triệu đồng

"Cắt đá tìm ngọc" người phụ nữ bị lừa gần 300 triệu đồng

Thủ đoạn của các đối tượng là dụ dỗ người chơi đầu tư đặt cọc các viên đá trên livestream. Do thấy dễ chơi, có thưởng lại được hứa sẽ trả lại tiền, chị T đã tham gia đặt cược cắt đá rồi "sập bẫy" của các đối tượng lừa đảo.
Hà Nội: Biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Hà Nội: Biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

Ngày 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; tập thể, cá nhân xuất sắc trong hoạt động văn hóa - thể thao năm 2024.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp

Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp

Các trường hợp không phải sắp xếp là đơn vị hành chính có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông thuận lợi với các đơn vị liền kề; đơn vị hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng nếu thực hiện sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025

Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025

Tết Thanh minh, hay còn gọi là ngày Thanh minh, là một trong những dịp lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa của nhiều nước Đông Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Tại Việt Nam, đây là dịp không thể thiếu để con cháu thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên thông qua phong tục tảo mộ và cúng bái trang nghiêm.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Hà Nội: Giải quyết các chế độ bảo hiểm kịp thời tới gần 90.000 lượt người

Hà Nội: Giải quyết các chế độ bảo hiểm kịp thời tới gần 90.000 lượt người

2 tháng đầu năm, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I đã thực hiện giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp cho 88.208 người/lượt người.

Tin khác

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Trong quý 1/2025, cả nước có hơn 37.000 lao động được đưa sang nước ngoài làm việc, đạt 28,4% kế hoạch năm.
Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực

Việc tiếp cận AI ngoài vấn đề công nghệ, còn liên quan đến các yếu tố chiến lược và chính sách. Trong các hội thảo gần đây, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang đi đúng hướng khi xây dựng chiến lược AI ở cấp quốc gia, thay vì chỉ tập trung vào ứng dụng công nghệ một cách rời rạc.
Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi

2 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, các lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao nhất gồm: Bán lẻ và thương mại, Bất động sản và xây dựng, Sản xuất Chế biến - chế tạo, chiếm gần 60% tổng số vị trí tuyển dụng.
Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm

Năm 2025, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm cho 169.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3%. Ghi nhận 2 tháng đầu năm 2025, Thành phố đã giải quyết việc làm cho 33.078 lao động, đạt 19,57% kế hoạch.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động

Nhằm cung cấp thông tin về lao động việc làm, xuất khẩu lao động cho người sử dụng lao động, người lao động, sáng 24/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hà Đông và Trường Đại học Đại Nam tổ chức “Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025”. Sự kiện thu hút 55 đơn vị, doanh nghiệp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh và cùng với gần 3.000 sinh viên, người lao động tham gia tuyển dụng, tìm kiếm cơ hội việc làm.
Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên

Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên

Ngày 23/3, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng và Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức “Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2025”; thu hút sự góp mặt của 60 doanh nghiệp, đơn vị; đăng ký tuyển dụng, tuyển sinh 1.585 chỉ tiêu, với đa dạng các vị trí, ngành nghề cùng mức lương hấp dẫn.
Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Nhu cầu tuyển dụng tăng lên ở nhiều ngành nghề

Lĩnh vực công nghệ thông tin được dự báo tiếp tục dẫn đầu về dự định tuyển dụng trong quý 2/2025, theo sau là tài chính và bất động sản; công nghiệp và vật liệu. Tại Việt Nam, các chuyên gia nhận định nhu cầu tuyển dụng sẽ tăng lên ở nhiều ngành nghề, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất...
Nghỉ việc sau tinh gọn bộ máy, người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Nghỉ việc sau tinh gọn bộ máy, người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

Sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, người lao động phải nghỉ việc, thôi việc vẫn tiếp tục nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương.
Hà Nội: Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025

Hà Nội: Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025

Ngày 24/3/2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Phòng Nội vụ quận Hà Đông tổ chức Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2025.
Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm 44% tổng nhu cầu tuyển dụng

Nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông chiếm 44% tổng nhu cầu tuyển dụng

Thị trường lao động phổ thông năm 2024 đã có dấu hiệu khởi sắc nhờ nhiều nhà máy và khu công nghiệp mở rộng quy mô sản xuất. Trong đó ghi nhận nhóm lao động phổ thông đang thiếu hụt nhân sự mạnh nhất, chiếm tới 44% tổng nhu cầu tuyển dụng cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động