Dòng chảy cuộc sống

(LĐTĐ) Không ít chuyên gia nhận định và dự báo, tình hình kinh tế hiện khá khó khăn. Hệ quả hậu đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ucraina làm nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh cắt giảm nhân công, thậm chí không ít đơn vị phải đóng cửa; các doanh nghiệp bất động sản chưa lấy lại đà tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công chậm… tất cả những yếu tố này đang tác động rất lớn đến nền kinh tế.
Khơi thông “dòng chảy”, củng cố niềm tin Khơi thông “dòng chảy” vốn đầu tư công

Nếu nhìn góc độ cuộc sống, đặc biệt tại các đô thị và ngay cả các miền quê, “nhịp sống” vẫn cứ vận hành một cách như nó vốn có. Ngay tại Hà Nội, khi màn đêm buông xuống, từ nội thành đến ngoại thành, từ phố lớn đến phố bé, ngõ ngách hàng quán vẫn tập nập. Các quán nhậu, nhà hàng vẫn luôn sáng đèn, quán nào cũng đông đúc. Sang hơn một chút, các sân golf xung quanh Hà Nội và các tỉnh vẫn đông khách cả tuần. Thứ bảy, chủ nhật những “dòng xe” nối đuôi nhau lên sân golf, không đặt trước sẽ không có chỗ vì khách chơi quá đông. Các cơ sở thẩm mỹ viện, spa làm đẹp cho chị em chẳng nơi nào vắng khách… Nói ngắn gọn, nhìn dòng chảy của thành phố, khó ai nhận ra nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Hà Nội có nhiều tiềm năng để khai thác kinh tế đêm một cách hiệu quả, mang lại sức bật lớn cho Thủ đô.
Ảnh minh họa.

Còn về các miền quê, ngoại trừ những vùng hẻo lánh, vốn lâu nay vẫn thường xuyên khó khăn, còn lại, đâu đâu cũng nhà cửa khang trang. Không hai ba tầng thì cũng xây mái bằng; đường làng, ngõ xóm đều rải nhựa, bê tông hóa, đèn điện sáng trưng. Quê tôi vùng ven biển Bắc Trung Bộ là ví dụ. Xưa nghèo thế, nhưng nay đời sống đã đổi thay. Về quê giờ đây, đa số nhà cao cửa rộng. 10 năm trước, quán hàng ăn sáng, phong trào thể dục - thể thao; văn hóa - văn nghệ là thứ xa xỉ thì nay lại trở thành những nhu cầu không thể thiếu.

Về lĩnh vực đầu tư, các dự án hàng trăm triệu USD vẫn được các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam. Thậm chí, những tập đoàn công nghệ khổng lồ thế giới cũng đang lên kế hoạch đầu tư vào.

Vậy, vấn đề mảng xám khó khăn đang nằm ở đâu mà nhìn bề ngoài dòng chảy kinh tế không nhìn thấy rõ nét. Có lẽ vẫn tập trung vào khối doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Trong đó, chủ yếu các doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp trong các lĩnh vực gia công cho đối tác nước ngoài, vốn sử dụng nhiều nhân công lao động. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn có sức cạnh tranh yếu; đã thế, vốn đầu tư công còn giải ngân chậm… Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc làm, thu nhập của một bộ phận khá lớn người lao động, người dân bị ảnh hưởng. Rất nhiều người lao động đang phải vật lộn với câu chuyện “cơm áo, gạo tiền”; chuyện chi tiêu gia đình, học hành con cái và bao vấn đề cuộc sống khác.

Nhìn lại gam màu bức tranh kinh tế - xã hội và dòng chảy cuộc sống thực tại cho thấy, dù kinh tế tăng trưởng cao hay tăng trưởng thấp thì sự chênh lệch về thu nhập trong xã hội vẫn còn lớn. Đây chính là vấn đề thời sự của thời sự cần phải có phương pháp tối ưu trong điều hành kinh tế để cụ thể hóa mục tiêu “thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo và thu nhập; tăng trưởng nhanh, bền vững” như Nghị quyết của Đảng đề ra.

Hà Lê

Nên xem

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, công tác đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện xe buýt là hết sức cần thiết, góp phần vì một Thủ đô xanh, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, để đưa xe buýt sử dụng năng lượng sạch đi vào sử dụng là không hề dễ, đòi hỏi quyết tâm cao cùng cơ chế, chính sách hỗ trợ và một lộ trình cụ thể.
Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

(LĐTĐ) Chiều nay (28/11), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức lễ bàn giao và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa Mái ấm Công đoàn tới 2 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận.
Lan tỏa lòng nhân ái

Lan tỏa lòng nhân ái

(LĐTĐ) Với cương vị là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Tựu A (quận Bắc Từ Liêm), Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, yêu thương học trò và lan tỏa cách sống nhân ái bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

(LĐTĐ) Thông qua phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” do ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động, sự gắn kết, trách nhiệm giữa những trường ở nơi thuận lợi với trường ở địa bàn khó khăn sẽ dài hơi hơn, từ đó rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục, đem lại những điều tốt nhất cho học sinh.
Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

(LĐTĐ) Theo cơ quan chức năng, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản dịp cuối năm diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi. Việc đăng ký thông tin cá nhân trên các tài khoản mạng xã hội, các hình thức giao dịch online, thương mại điện tử, hay “bẫy quảng cáo” trên các website… cũng là cơ hội cho tội phạm công nghệ cao lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tin khác

Mong bớt đi những “đại án”

Mong bớt đi những “đại án”

(LĐTĐ) Anh Trần Thức, giáo viên dạy nhạc tại một trường ở Hà Nội có tuổi nghề gần 15 năm, vợ làm y tá trong một bệnh viện Trung ương, nhưng tích lũy suốt hơn 10 năm qua vẫn chưa thể mua nổi nhà làm nơi an cư, đành vẫn phải tiếp tục “điệp khúc” đi thuê!
Giấy chuyển viện…

Giấy chuyển viện…

(LĐTĐ) Một trong những phát biểu đáng chú ý tại phiên thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV diễn ra ngày hôm qua (20/11) chính là vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế (BHYT).
Đoàn kết là sức mạnh

Đoàn kết là sức mạnh

(LĐTĐ) Sinh thời, Bác Hồ luôn căn dặn: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”. Những ngày qua, khắp cả nước các địa bàn dân cư của Thủ đô đã và đang diễn ra Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới kỷ niệm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam 18/11.
Kỳ vọng cơ chế đặc thù về trả lương của Thủ đô

Kỳ vọng cơ chế đặc thù về trả lương của Thủ đô

(LĐTĐ) Một trong những điểm mới của dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) là quy định việc thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chế độ tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức.
Lạm dụng xét nghiệm?

Lạm dụng xét nghiệm?

(LĐTĐ) Kinh tế khó khăn, đa số lao động đang bị giảm thu nhập, thậm chí mất việc làm, ấy vậy khi có bệnh hoặc đi khám bệnh ở cả hệ thống bệnh viện công hay tư vẫn thường bị các bác sĩ chỉ định xét nghiệm lâm sàng quá nhiều.
Đấu thầu thuốc, quan trọng vẫn là cách làm

Đấu thầu thuốc, quan trọng vẫn là cách làm

(LĐTĐ) Sau đại dịch Covid-19, những cơ chế, chính sách liên quan đến đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế, đặc biệt là thuốc đã dần được hoàn thiện, những vấn đề vốn được xem là khó khăn liên quan đến chính sách đối với hệ thống y tế cũng đã cơ bản được “gỡ nút thắt”. Song đến nay, cùng chung một chính sách, có nơi làm khá tốt, có nơi lại vẫn kêu vướng mắc.
Chưa đủ năm công tác, không nên khấu trừ 2%

Chưa đủ năm công tác, không nên khấu trừ 2%

(LĐTĐ) Với mục tiêu để Bảo hiểm xã hội (BHXH) trở thành trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng diện bao phủ BHXH, hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đang được xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV kỳ vọng sẽ xóa bỏ các bất cập hiện hành, tạo sự công bằng trong thụ hưởng khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu.
Để trí thức là “binh chủng” đưa đất nước hùng cường

Để trí thức là “binh chủng” đưa đất nước hùng cường

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", cùng với giai cấp công nhân, nông dân (gọi chung liên minh công - nông), đội ngũ trí thức được Đảng xác định là tầng lớp quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Đặc biệt, thời kỳ mới, khi kinh tế tri thức mà đỉnh cao là khoa học công nghệ chi phối toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng lớn, muốn cụ thể hóa mục tiêu đất nước hùng cường như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, vai trò của đội ngũ trí thức ngày càng quan trọng.
Chấn chỉnh “văn hóa” nhậu

Chấn chỉnh “văn hóa” nhậu

(LĐTĐ) Để pháp luật được thượng tôn, để khẩu hiệu “đã uống rượu, bia là không lái xe” thành “chuẩn mực” văn hóa, ngành Công an đã và đang triển khai quyết liệt việc kiểm tra, xử phạt người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn với quan điểm “không có vùng cấm”.
Cụ thể hóa Tuyên bố Đối tác Chiến lược Toàn diện

Cụ thể hóa Tuyên bố Đối tác Chiến lược Toàn diện

(LĐTĐ) Nhân dịp dự Tuần lễ Cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc và hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, trong lịch trình dày đặc, chiều 18/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới Thung lũng Silicon, thăm các công ty công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới. Tại đây các công ty đều cam kết, sẽ đầu tư mạnh vào Việt Nam ở lĩnh vực công nghệ cao, với mong muốn Việt Nam tham gia sâu hơn chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng ngành bán dẫn toàn cầu.
Xem thêm
Phiên bản di động