Đón cơ hội để vươn mình

(LĐTĐ) 2023 là một trong những năm thành công của nền ngoại giao Việt Nam; đặc biệt với việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ không chỉ là sự kiện lịch sử mà còn mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước và cũng là cơ hội để đất nước vươn mình.
Việt Nam có nhiều cơ hội trong phát triển chip bán dẫn Nhiều cơ hội dẫn vốn đầu tư xanh Cơ hội đưa dòng tiền vào sản xuất, kinh doanh

Từ “lương duyên” quá khứ…

Theo dòng chảy lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước, Người đã bôn ba nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước lớn, sau này là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tại Mỹ, Người đã có thời gian sinh sống và làm việc ở nhiều thành phố như: New York, Boston. Trong những năm tháng tại đây, với góc nhìn biện chứng, khách quan về Mỹ, Người thấu hiểu những giá trị tốt đẹp của nhân dân Mỹ với công cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như những mặt trái của giai cấp tư sản Mỹ.

Đón cơ hội để vươn mình
Việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ sẽ là cơ hội cho Việt Nam phát triển ngành công nghiệp chất bán dẫn. Ảnh: Trung tâm đổi mới sáng tạo tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Năm 1941, sau khi trở về nước lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ. Dưới sự chỉ đạo của Người, Mặt trận Việt Minh đã liên hệ với Cơ quan Dịch vụ Chiến lược Hoa Kỳ (Office of Strategic Services - OSS, tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ - CIA) để cùng chống phát-xít và nhận được nhiều sự hỗ trợ của tổ chức này trong giai đoạn trước năm 1945. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 17/10/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt - Mỹ thân hữu Hội đã được thành lập, được coi là hội hữu nghị song phương đầu tiên của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thông điệp, thư, điện đến Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ, dành thời gian tiếp, trao đổi với các sĩ quan Mỹ ở Thủ đô Hà Nội để chuyển thành ý của Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tới Chính phủ Mỹ.

Ngày 16/2/1946, trong thư gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới”. Song vì lý do của thời đại, hai nước đã trải qua cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm bởi sự can dự của Mỹ với tư tưởng đế quốc bá quyền cùng những tính toán cạnh tranh nước lớn.

… Đến nâng tầm quan hệ

Lịch sử cũng như cuộc đời, có tất cả cung bậc cảm xúc, song cũng như một cuốn sách. Chúng ta đọc rồi khép lại để mở ra trang mới. Chính vì thế, với phương châm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” vì sự thịnh vượng của hai quốc gia, dân tộc, vì hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới, năm 1995 hai bên đã thiết lập quan hệ ngoại giao…

Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 12/7/1995; xác lập quan hệ Đối tác toàn diện vào ngày 25/7/2013 và ngày 10/9/2023, hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Để rồi, ngày 10 - 11/9/2023, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden một lần nữa ghi dấu mốc quan trọng mới trong quan hệ hai nước cũng như trên hành trình nỗ lực chung của hai quốc gia để hiện thực hóa mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan hệ hợp tác đầy đủ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, đó là giữa Thủ đô Hà Nội hai nước ra Tuyên bố chung nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện.

Theo các chuyên gia, chuyến thăm không chỉ có ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự coi trọng của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mà còn khẳng định vị thế và uy tín ngày càng cao của Việt Nam, đồng thời thể hiện quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên tầm cao mới. Tầm vóc mới của quan hệ hai nước sẽ xác lập khuôn khổ bền vững, ổn định, lâu dài và mở ra không gian cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong nhiều thập niên tới, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững tại khu vực và trên thế giới.

Cơ hội bứt phá

Việc Việt Nam nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện với 6 quốc gia hàng đầu thế giới gồm: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ là cơ hội lớn để đưa đất nước “vươn mình” phát triển trong một thế giới đầy biến động.

Theo Giáo sư Hà Tôn Vinh, chuyên gia kinh tế trong các lĩnh vực về chính sách công, kinh tế đối ngoại, trong quan hệ ngoại giao quốc tế nói chung chia ra nhiều cấp độ. Với Việt Nam, cấp độ ngoại giao đầu tiên là quan hệ song phương; cấp cao hơn là toàn diện; tiếp đó là cấp đối tác toàn diện. Cuối cùng, cấp cao nhất là Đối tác Chiến lược toàn diện. Trong năm 2023, việc Việt Nam - Hoa Kỳ nâng mức quan hệ ngoại giao lên hai cấp thành Đối tác Chiến lược toàn diện đủ thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ như thế nào. Đặc biệt, trên bình diện kinh tế, Mỹ cũng trở thành đối tác của Việt Nam ngang hàng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ… và quan trọng hơn sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ về hợp tác kinh tế.

Giáo sư Hà Tôn Vinh phân tích, Việt Nam đã trải qua chặng đường gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản khởi xướng và lãnh đạo. Thành tựu thu được ai cũng nhìn thấy, song nhìn lại sự phát triển thời gian qua vẫn phụ thuộc vào tài nguyên và gia công cho các đối tác nước ngoài từ nguồn FDI. Thế giới nay đã thay đổi, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên công nghệ, trí tuệ nhân tạo và chất bán dẫn. Ai làm chủ được những yếu tố này sẽ phát triển nhanh và bền vững. Trong khi đó, Việt Nam là nước đứng thứ 2 về đất hiếm, loại đất phục vụ cho công nghiệp chất bán dẫn, trong Tuyên bố chung Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nhắc nhiều về nội dung này, đây là yếu tố rất quan trọng đưa Việt Nam tiến lên. Nếu hợp tác với Hoa Kỳ, chúng ta sẽ có cơ hội tiếp cận công nghệ hiện đại, có sản xuất và có cả thị trường tiêu thụ… nên tương lai không xa, Việt Nam sẽ thành “đại bản doanh” về công nghệ chíp bản dẫn. Đây chính là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng biến mục tiêu đất nước hùng cường thành hiện thực.

Hà Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân rơi nước mắt tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, dọc hai bên đường từ Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông tới Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), hàng nghìn người dân đã đứng chờ sẵn với mong muốn được lần cuối tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ít người dân đã bật khóc nức nở khi Linh xa chở linh cữu của Tổng Bí thư đi qua.
Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn của cán bộ Công đoàn, người lao động với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong ngày tổ chức Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động và người dân bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc Việt Nam.
Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Toàn văn Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

(LĐTĐ) Chiều 26/7, đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu tại Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu.
Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

Người dân xếp hàng dài viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM

(LĐTĐ) Từ sáng 26/7, đông đảo người dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và các tỉnh, thành phía Nam tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

(LĐTĐ) Ngày 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Trong niềm tiếc thương vô hạn, sáng 26/7, Đoàn đại biểu Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm Trưởng đoàn đã vào viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

Người dân tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với lòng tiếc thương vô hạn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/7) tại 3 điểm tổ chức Lễ Quốc tang là Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội), Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) hàng nghìn người dân đã có mặt từ sớm chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều nay (26/7), cử hành Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Vào lúc 13 giờ chiều nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia; Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hơn 1.560 đoàn trong nước và quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Từ 7 giờ đến 19 giờ 30 phút ngày 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động