Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để khuyến khích đổi mới sáng tạo
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước tại ngày làm việc đầu tiên Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam |
Giảm thời gian đọc tài liệu, tăng thời gian thảo luận
Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Kỳ họp thứ 8 được tổ chức ngay sau thành công tốt đẹp của Hội nghị Trung ương 10, với tinh thần là cả nước tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, như phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Kỳ họp thứ 8 tổ chức ngay sau Hội nghị Trung ương thì phải thể hiện được tinh thần quyết tâm ấy, với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, với tư duy mới, để thực hiện hiệu quả, phấn đấu đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra và khẳng định tầm vóc của đất nước ta, khẳng định sự lớn mạnh của dân tộc ta trong bối cảnh tình hình thế giới rất phức tạp hiện nay.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, với tính chất quan trọng của Kỳ họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ phát biểu tại phiên khai mạc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi họp báo. |
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, đây là kỳ họp có nhiều nội dung nhất, nhiều vấn đề lớn, nhiều dự án luật lớn với phương pháp tiếp cận làm việc mới, có các đề án, chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội. Số lượng dự án nhiều nhất nhiệm kỳ, với tổng cộng 31 nội dung thuộc công tác lập pháp, 16 nội dung về các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và các vấn đề quan trọng khác của đất nước cùng trên 80 đề án.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất với Chính phủ và xin ý kiến đại biểu Quốc hội thống nhất về việc giảm thời gian đọc tài liệu trên hội trường để dành thêm thời gian cho Quốc hội thảo luận; tăng thảo luận ở tổ và giảm thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước để nhiều đại biểu phát biểu hơn.
Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ tăng thời lượng các nội dung thảo luận được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình Quốc hội để Nhân dân có điều kiện theo dõi và giám sát hoạt động Quốc hội.
Cơ quan nào làm tốt việc của cơ quan đó...
Nói về đổi mới tư duy trong công tác lập pháp, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, phải đổi mới công tác xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật và chú ý đến vấn đề đúng thẩm quyền của các cơ quan trong từng khâu.
Trong quá trình xây dựng pháp luật có nhiều khâu, từ xây dựng chương trình đến dự thảo, thẩm tra, thẩm định, thảo luận rồi đến tiếp thu, hoàn chỉnh rồi đến ban hành… rất nhiều khâu và rất nhiều cơ quan tham gia.
“Cơ quan nào làm tốt việc của cơ quan đó thì cơ quan sau đỡ khổ. Với tinh thần như vậy, Quốc hội làm đúng việc của Quốc hội, những việc của Chính phủ thì Chính phủ làm. Nghị quyết số 27-NQ/TW cũng nêu quan điểm “phát huy tính năng động, sáng tạo, tích cực, vai trò, trách nhiệm của các chủ thể, đặc biệt là Chính phủ trong quy trình lập pháp. Nhìn lại các nước, vấn đề xây dựng pháp luật chủ yếu do Chính phủ đề xuất, vì Chính phủ xuất phát từ thực tiễn quản lý, điều hành cuộc sống”, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Nói về việc lâu nay các đại biểu Quốc hội yêu cầu luật phải cụ thể để thực hiện được ngay, tránh tình trạng “đẻ” thêm giấy phép con, “đẻ” thêm các quy định gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nhìn nhận, “không phải vì tránh những khó khăn ấy mà luật quy định hết”.
Toàn cảnh buổi họp báo. |
Luật chỉ quy định những vấn đề đúng tầm luật, cái gì ở tầm nghị định thì cứ ở nghị định, không thể nói vì quy định trong nghị định đã thực hiện ổn định, được thực tiễn kiểm nghiệm rồi nên nâng lên thành luật. Vừa qua, chúng ta cũng nâng các quy định trong nghị định, thậm chí cả một số quy định trong thông tư cũng nâng lên thành luật.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, tư tưởng trên đã được quán triệt trong Trung ương, được Trung ương thống nhất tại Nghị quyết số 27, được Bộ Chính trị giao Đảng Đoàn Quốc hội xây dựng một đề án về đổi mới quy trình xây dựng pháp luật khoa học, chuyên nghiệp, kịp thời, khả thi, hiệu quả, hay còn gọi là quy trình 10 chữ. Bây giờ quy trình đã khoa học, chuyên nghiệp, kịp thời, khả thi, hiệu quả rồi, nhưng sắp tới phải có tư duy mới.
Khuyến khích đổi mới sáng tạo
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, phải chuyển từ nặng về quản lý sang vừa quản lý tốt, vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn lực phát triển.
“Các nhà khoa học nói luật là hành lang pháp lý. Hành lang càng rộng thì sáng tạo càng nhiều. Hành lang mà chật, chi tiết quá thì sẽ trói buộc sự sáng tạo. Cho nên, dành sự sáng tạo đó cho Chính phủ, cho các cơ quan quản lý, nhưng đi kèm với đó là yêu cầu không được làm phiền người dân, doanh nghiệp, phải khơi thông nguồn lực, phải thúc đẩy phát triển”.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, để thực hiện được thì quay trở lại vấn đề giám sát: Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải tiến hành giám sát chặt chẽ, và phải giám sát ngay từ đầu, ngay từ khi chính sách chưa được ban hành chứ không phải chính sách ban hành rồi, thực hiện rồi mới đi giám sát. Giám sát cũng phải có sự phối hợp, kế thừa sản phẩm của nhau, tránh tình trạng các cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán quá nhiều gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
“Tất cả những tư tưởng đổi mới trên sẽ được thể hiện tại Kỳ họp thứ 8, thông qua phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và từng nội dung trình Quốc hội. Tư tưởng trên đã triển khai ngay tại Phiên họp thứ 37, 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Trong đổi mới tư duy pháp luật, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tư duy làm luật khác, tư duy làm nghị quyết khác, tư duy làm văn bản của địa phương phải khác. “Tinh thần là việc của ai thì trả về cho người đó, ai làm tốt nhất thì giao cho người đó làm kèm theo giao việc gắn với bảo đảm điều kiện thực hiện. Giao việc mà không có người làm thì khó.”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khách qua bến xe Hà Nội dịp Tết Nguyên đán dự kiến sẽ tăng cao
Hà Nội: Điều chỉnh nút giao thông Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển
Đại biểu Quốc hội tặng quà Tết cho gia đình chính sách, người lao động tại huyện Phú Xuyên
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An
Phân luồng giao thông phục vụ chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025”
Ngăn chặn các biểu hiện quá khích của du khách ở phố "cà phê đường tàu"
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP Hà Nội Lê Đình Hùng thăm, tặng quà Tết cho người lao động tại huyện Thạch Thất
Tin khác
Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Dương Văn An
Tin mới 15/01/2025 21:13
Thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tin mới 15/01/2025 19:12
Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam
Tin mới 15/01/2025 15:50
Bán hơn 300.000 vé tàu Tết Nguyên đán 2025
Tin mới 15/01/2025 12:33
Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà tại quận Nam Từ Liêm
Tin mới 14/01/2025 20:40
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón và hội đàm với Thủ tướng Nga
Tin mới 14/01/2025 19:54
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội thăm, tặng quà Tết tại Thạch Thất và Quốc Oai
Tin mới 14/01/2025 14:47
Cấp bách xử lý ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông, làm sống lại các dòng sông chết tại Hà Nội
Tin mới 14/01/2025 14:24
Vùng Đồng bằng sông Hồng phải tăng trưởng 2 con số để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
Tin mới 14/01/2025 10:27
Chuẩn y ông Nguyễn Lộc Hà giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương
Tin mới 13/01/2025 16:20