Độc đáo tục Tết Lùng Cùng
Lưu giữ nét đẹp truyền thống thành Nam |
Lưu giữ nét đẹp truyền thống
Mỗi năm, sau Tết Nguyên đán, người dân ba làng Thượng, Tâm, Tiền (xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) lại háo hức chuẩn bị cho Tết Lùng Cùng diễn ra vào ngày mùng 1 tháng Hai Âm lịch. Với Tết này, giống như bánh chưng, bánh giầy trong Tết Nguyên đán, bánh khúc là thứ không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên.
Rau khúc là một trong những nguyên liệu chính để làm bánh khúc; thường mọc nhiều ở những cánh đồng đã gặt còn trơ gốc rạ, trên các bãi hoang, bờ ruộng hay dọc theo những con mương… (Ảnh: P.T) |
Theo bà Lê Thị Thủy (61 tuổi, người dân làng Tiền), làm bánh khúc không khó nhưng đòi hỏi nhiều công đoạn, từ khâu chọn gạo, rau khúc, đậu xanh, thịt lợn… đến khâu nặn bánh. Muốn có bánh khúc ngon, thơm, gạo dùng để làm phải được chọn lựa kỹ càng, cứ hai phần gạo nếp thì lại cho thêm một phần gạo tẻ hoặc dùng gạo nếp không. Gạo được ngâm với nước nóng trong khoảng tám tiếng thì cho vào cối xay với nước. Dùng một chiếc thúng bên dưới có lót tro bếp và rơm, đặt tấm vải sạch lên trên rồi đổ bột nước gạo vừa xay xong vào để lọc. Khi đã lọc xong bột, cho rau khúc đã giã nhuyễn vào trộn thật đều. Cứ 1 cân gạo cho khoảng 3 lạng rau khúc là vừa. Đó là thứ vỏ ngoài để bọc nhân bánh.
“Rau khúc là một loài một loại rau dại, mọc nhiều ở những cánh đồng đã gặt còn trơ gốc rạ, trên các bãi hoang, bờ ruộng hay dọc theo những con mương… Rau khúc có hai loại là khúc tẻ và khúc nếp (còn được gọi là khúc ông và khúc bà). Nhưng để làm bánh khúc thì nhất thiết phải chọn khúc nếp. Khúc nếp lá nhỏ, phiến dày, đốt ngắn, vừa ngắt lên tay đã thấy thoảng mùi hương nồng nồng, ngan ngát. Rau khúc tẻ cũng ăn được, nhưng làm bánh sẽ có mùi hôi và không có vị đặc trưng như khúc nếp nên không mấy ai dùng. Rau hái từ ruộng về phải chế biến ngay, đem rửa sạch rồi rút hết cọng già, sau đó luộc sơ rồi cho vào cối giã nhuyễn. Giã xong rau khúc dẻo quánh, màu xanh đậm, có mùi thơm đặc trưng và hơi hắc” - bà Lê Thị Thủy cho biết thêm.
Cũng theo bà Lê Thị Thủy, nhân bánh thường là đỗ xanh giã mịn, hạt tiêu và thịt lợn thái miếng nhỏ đã được trộn gia vị xào thơm với hành. Thịt phải là thịt nạc cùng mỡ gáy để bánh ăn vừa đủ ngậy mà không bị ngán. Bánh mới nặn xong, lớp vỏ còn dẻo dính sẽ được lăn qua một lớp mỡ hoặc một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ. Sau đó gói bằng lá chuối rồi đem luộc hoặc hấp. Khi bánh chín, mùi lá chuối quyện vào với hương nếp thơm, mùi nồng ngát của rau khúc khiến bánh khúc trở lên hấp dẫn lạ thường.
Thưởng thức bánh khi còn nóng hổi là thơm, ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, mọi người vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm, bùi của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt.
Sự tích Tết Lùng Cùng
Về ba làng Thượng, Tâm, Tiền vào những ngày giáp Tết Lùng Cùng, lúc này việc đồng áng vẫn an nhàn, nhà nào nhà đấy đều làm bánh khúc. Khi mọi thứ chuẩn bị tươm tất, không khí chẳng khác nào không khí bên nồi bánh chưng xanh ngày Tết Nguyên đán. Đây được coi là ngày gia đình sum họp, quây quần bên đĩa bánh nghi ngút khói dâng lễ tổ tiên.
Mọi người quây quần cùng nhau làm bánh khúc. (Ảnh: P.T) |
Nói về sự tích Tết Lùng Cùng, những cao niên tại địa phương cho biết, ngày xưa vùng đất này thuộc trấn Sơn Nam Hạ, có sinh ra một vị danh tướng tài giỏi. Cả cuộc đời ông đều hiến dâng cho sự nghiệp bảo vệ nước non, bờ cõi. Có một năm, vì phải lo đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ cho nhân dân ăn Tết Nguyên đán yên bình, ông và binh lính của mình đã không kịp về vui Tết cùng gia đình.
Đầu tháng Hai âm lịch năm đó, đội quân do ông làm thủ lĩnh đã giành chiến thắng nên ông quyết định tổ chức ăn mừng cho quân lính. Tuy nhiên, vì đánh giặc dài ngày nên lương thảo dự trữ không còn nhiều. Lúc bấy giờ lấm tấm bên những thửa ruộng trơ gốc rạ là rau khúc xanh non, ông đã nghĩ ra cách giã rau khúc rồi trộn thêm với gạo nếp, làm nên những chiếc bánh khúc để dâng lên tế cáo trời đất, sau đó phát cho quân sĩ và nhân dân nơi đây. Tết Lùng Cùng xuất phát từ đó.
Thời gian trôi qua, cho đến nay, Tết Lùng Cùng đã trở thành tết truyền thống của nhân dân ba làng Thượng, Tâm, Tiền như để tri ân công đức tổ tiên và là ngày gia đình sum họp. Cách làm bánh khúc đơn giản nhưng cái khó là tạo được hương vị riêng của quê hương. Những người lớn tuổi ở đây luôn nhắc nhở con cháu khi làm bánh khúc trong Tết Lùng Cùng phải làm làm sao cho tất cả các sản phẩm của quê hương phải có trong vị bánh khúc.
Hiện tại, ở nhiều nơi, bánh khúc được bày bán quanh năm nhưng không nơi đâu có được hương vị đặc biệt như bánh khúc nơi đây. Những người con dù ở xa quê nhưng đã từng đón một cái Tết Lùng Cùng và thưởng thức bánh khúc trong cuộc đời, đến ngày này đều nhớ đến loài cây dại trên đồng đất quê nhà, nhớ vị bánh thơm ngon như để hoài niệm và tri ân với tổ tiên, đồng thời là lời tự nhắc mình không quên cội nguồn./.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21