Doanh nghiệp vận tải chật vật khi giá xăng, dầu “leo thang”

(LĐTĐ) Giá dầu thế giới tăng cao kéo giá xăng, dầu trong nước tăng “phi mã” và trở thành lực cản lớn đối với quá trình vận hành, hồi phục kinh tế. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải cho biết, giá xăng, dầu tăng cao liên tục trong thời gian qua đã gây thiệt hại nặng đến doanh thu.
Giá xăng tăng mạnh, doanh nghiệp vận tải kêu trời Doanh nghiệp vận tải TP.HCM chật vật vì giá xăng dầu tăng "phi mã"

Chống chọi từng ngày trong “cơn bão” giá

“Mỗi chuyến xe, chi phí cầu đường, xăng xe,… hết gần 2 triệu đồng, thế nhưng hiện tại nhiều chuyến xe chỉ vỏn vẹn 6-7 khách với giá vé 140.000 đồng/khách. Tính ra tiền thu về chưa đến 1 triệu đồng/chuyến, không đủ chi phí chứ đừng nói có lãi”, ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Công ty TNHH XE Việt Nam ngậm ngùi nói.

Doanh nghiệp vận tải chật vật khi giá xăng, dầu “leo thang”
Giá xăng, dầu tăng cao liên tục khiến nhiều doanh nghiệp vận tải điêu đứng.

Ông Nam cũng cho biết, từ khi xảy ra dịch Covid-19, hành khách đi lại ngày càng ít, công ty thường phải dồn 2-3 chuyến xe chạy chung một giờ để tiết giảm tối đa. Nếu như trước đây, xăng, dầu chiếm khoảng 40% chi phí vận tải thì bây giờ lên tới 50-60%. Điều này khiến doanh nghiệp không có lãi và càng ngày càng lỗ sâu.

Điều khiến ông Nam lo lắng nhất lúc này là nếu giá xăng, dầu tiếp tục “leo thang”, thì chỉ trong thời gian ngắn nữa, nhiều nhà xe sẽ không thể cầm cự được. Theo lẽ thường, giá nhiên liệu tăng thì sẽ tăng giá vé để bù đắp, nhưng trên thực tế, lượng khách còn quá thấp, việc điều chỉnh lúc này là không khả khi, thậm chí có nguy cơ mất khách.

Theo ông Nam, trong bối cảnh doanh nghiệp gần như kiệt quệ sau đại dịch, giá xăng, dầu tăng chẳng khác nào cú đánh bồi đẩy họ đến bờ vực phá sản. “Tiếp tục chạy thì thua lỗ, nghỉ thì lấy đâu ra tiền trả lãi vay ngân hàng”, ông Nam nói. “Giá xăng, dầu tăng kéo theo việc tăng giá nhiều dịch vụ, doanh nghiệp cũng không dám điều chỉnh giá đột ngột. Mỗi lần điều chỉnh giá phải mất một tháng, nhưng khi áp dụng thì giá xăng, dầu lại thay đổi, giá điều chỉnh lại không còn phù hợp”.

Riêng tuyến vận chuyển hành khách, theo ông Nam, rất khó điều chỉnh vì sợ phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng trong khi lượng khách đang ngày càng ít đi. Do vậy, giá xăng, dầu đã tăng nhiều nhưng giá cước vận chuyển hành khách đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa điều chỉnh và phải chấp nhận lỗ.

Kinh doanh trong lĩnh vực vận tải với hàng chục xe limousine phục vụ hành khách tuyến Thái Bình -Nam Định - Hà Nội; Ninh Bình - Hà Nội và đi sân bay Nội Bài hơn 10 năm qua, chưa bao giờ Công ty TNHH XE Việt Nam lại rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay.

Không chỉ doanh nghiệp vận tải hành khách, mà các doanh nghiệp vận tải hàng hóa cũng chật vật không kém. Ông Lê Cảnh Đông, Giám đốc Công ty Vận tải Đông Hoa chia sẻ, “đối với hoạt động logistics đường bộ, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 35 - 40% chi phí vận hành, chưa kể phí cầu đường và nhiều loại thuế phí khác. Trước mua thùng dầu chỉ tốn khoảng 170 triệu đồng, giờ tăng lên hơn 400 triệu. Đây là con số rất khủng khiếp. Thời gian qua giá dầu tăng hơn 100%, trong khi giá cước tăng không đáng kể khiến doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng”.

Với hơn 40 đầu xe container, trước đây mỗi tháng Công ty Vận tải Đông Hoa tiêu thụ hết khoảng 80.000 lít dầu, chi phí khoảng 600 triệu đồng thì nay chi phí tăng gấp 3 lần lên khoảng 1,7 tỷ đồng/tháng.

Tương tự, một công ty vận tải hàng hóa khác là Công ty Vận tải Bình Minh, tình trạng cũng không sáng sủa hơn. Theo ông Trương Ngọc Tú - Giám đốc Công ty Vận tải Bình Minh, hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa công ty vận tải biển (hàng rời) với khách hàng chuyên tuyến thường được ký theo quý (3 hoặc 6 tháng một lần). Do đó, khi giá dầu tăng cao đột biến tới 30%, trong khi cước vẫn giữ giá cũ theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng vận chuyển, gây áp lực lỗ lên các doanh nghiệp vận tải biển.

Nếu giá nhiên liệu cứ duy trì cao như ở mức hiện tại, sẽ khiến hoạt động của các doanh nghiệp vận tải rơi vào tình trạng cầm chừng. Và cản trở tốc độ hồi phục, tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.Tuy nhiên, nguy cơ lớn hơn là ở chỗ, giá xăng, dầu tăng cao kéo dài sẽ kiến tạo mặt bằng giá cước vận tải mới ở mức cao và kéo dài tương ứng.

Theo quy luật kinh doanh, cước vận tải cao sẽ kéo dài và tác động kéo giá hàng hóa tiêu dùng toàn xã hội được định vị ở mức cao tương ứng. Nhiên liệu tăng giá đang trở thành nền tảng then chốt kiến tạo mặt bằng giá mới với mọi loại chi phí, hàng hóa trong xã hội theo cách ấy.

Chật vật tìm cách thích ứng

Vì lỗ nên nhiều doanh nghiệp vận tải hoạt động cầm chừng để “trả nợ” các hợp đồng đã ký nhằm giữ chân khách hàng và chờ cơ hội đàm phán hợp đồng mới với giá cước mới có tính đến yếu tố biến động giá nhiên liệu vào. Bên cạnh đó, theo ông ông Lê Cảnh Đông, Giám đốc Công ty Vận tải Đông Hoa, doanh nghiệp vận tải sẽ phải xem lại các mặt hàng vận chuyển. “Nếu có lãi mới nhận đơn, không thì thôi, hạn chế các đơn hàng ở xa để hạn chế việc phải chạy xe rỗng”, ông Đông nói.

Theo nhiều doanh nghiệp, cơ chế điều hành giá xăng, dầu hiện đang đẩy phần thiệt về doanh nghiệp. Lý do hợp đồng vận tải thường ký theo tháng, quý, thậm chí theo năm. Nhưng giá xăng, dầu điều chỉnh ngày càng ngắn, từ 15 ngày xuống còn 10 ngày. Điều này làm doanh nghiệp vận tải mất chủ động về cân đối chi phí kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải đường bộ có lượng tiêu thụ xăng, dầu càng lớn thì càng lỗ nặng.

Ngoài ra, để ứng phó tình trạng xăng, dầu tăng giá, doanh nghiệp cũng đã thay đổi phương tiện mới để tiết kiệm chi phí nhiên liệu, ứng dụng công nghệ mới trong quản lý để cắt giảm chi phí đầu ra. Đồng thời, cắt giảm lợi nhuận để đồng hành với khách hàng qua giai đoạn khó khăn.

Nhằm ứng phó giá nhiên liệu tăng cao, ông Nguyễn Việt Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên An quyết định đặt mua thêm hàng chục xe đầu kéo và container dài 17m thay vì 12m như thông thường. Việc dùng thùng container dài sẽ tăng sức chứa hàng hóa cho các chuyến vận chuyển đường dài nhằm kéo giảm chi phí. “Chúng tôi đang cố gắng để thích ứng, tăng khả năng vận chuyển của mỗi chuyến hàng, cố gắng gom nhiều đơn hàng vào một chuyến xe để không tăng giá cước trong giai đoạn này”, ông Việt Anh nói.

Khi giá xăng, dầu tăng “dựng đứng”, nhiều doanh nghiệp vận tải trở tay không kịp. “Doanh nghiệp đang rất khó khăn, xe vẫn phải lăn bánh nhưng doanh thu thì chỉ từ hòa hoặc lỗ. Hiện tại, chỉ có cách tạm thời dừng hoạt động, hoặc nhận đơn vận chuyển của khách hàng mới, khách hàng vãng lai với giá mới. Còn với khách hàng cũ thì xin ý kiến hỗ trợ từ họ để giảm phần nào chi phí, hạn chế lỗ”, ông Việt Anh cho biết thêm.

Trong hoạt động vận tải logistics đường bộ, chi phí nhiên liệu chiếm lớn nhất, vào khoảng 35% - 40% chi phí vận hành các loại xe container, xe tải nặng. Cùng với đó mỗi đầu xe còn phải đóng thêm nhiều loại chi phí khác như bến bãi, phí bảo trì đường bộ, BOT…

Xác nhận thực tế này, đại diện một doanh nghiệp chuyên xe container tại Bắc Ninh cho biết, nếu giá xăng, dầu cao như hiện tại, doanh nghiệp vận tải sẽ phải tăng cước để bù chi phí. “Tuy nhiên, “cũng không thể tăng quá cao được, không thể “đua” với kiểu tăng như hiện tại của giá xăng, dầu được vì còn phải giữ chân khách hàng, cho nên khả năng là chúng tôi cũng chỉ hoạt động cầm chừng”, doanh nghiệp này bổ sung./.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

Nâng cao hiệu quả công tác chính trị và công tác cán bộ

(LĐTĐ) Mới đây, Đoàn công tác của các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an thành phố Hà Nội đã giao lưu, học tập kinh nghiệm với các đơn vị Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị và Phòng Tổ chức cán bộ - Công an tỉnh Hà Giang
Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 25/4, tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ có quy mô 100 gian hàng thiết kế theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn thành phố Hà Nội và khu trưng bày sản phẩm có thiết kế mới quảng bá, giới thiệu và bán hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, sơn mài, lụa, sản phẩm OCOP…
Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Cầu Giấy: Khen thưởng kịp thời cho đội bóng đoạt giải Ba Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Giải Bóng đá công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024 đã bế mạc tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội). Ngay sau khi đội nhà thắng trận tranh hạng Ba, Chủ tịch LĐLĐ quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Thu Hà đã ký quyết định khen thưởng 17 cầu thủ tham gia Giải.
Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

Nâng cao hiệu quả thông tin về hội nhập quốc tế UNESCO và ASEAN

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập quốc tế, UNESCO và ASEAN cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đến từ các cơ quan thông tấn báo chí.
Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

Quận Hoàn Kiếm phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Quận Hà Đông phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ); biểu dương “Công nhân giỏi - Lao động giỏi” năm 2024.

Tin khác

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Rạng Đông tiếp tục bứt phát với xu hướng “Chuyển đổi Số - Chuyển đổi Xanh”

Rạng Đông tiếp tục bứt phát với xu hướng “Chuyển đổi Số - Chuyển đổi Xanh”

(LĐTĐ) Thi đua làm theo lời Bác đã đưa Rạng Đông vượt qua mọi thách thức, phát triển, đưa Rạng Đông trở thành doanh nghiệp tiên phong trong ngành chiếu sáng. Năm 2024 cũng là năm khởi đầu cho một Rạng Đông mới - Rạng Đông nghệ cao, Rạng Đông của xu hướng chuyển đổi kép: Chuyển đổi Số - Chuyển đổi Xanh
Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) Đồng Nai diễn ra vừa qua.
Bình Dương: Trao nhiều chứng nhận đầu tư tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Bình Dương: Trao nhiều chứng nhận đầu tư tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

(LĐTĐ) Ngày 15/4, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 với chủ đề “Cùng phát triển hướng đến tương lai” đã chính thức khai mạc tại tỉnh Bình Dương.
“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

(LĐTĐ) Đó là nhận định của các doanh nghiệp, chuyên gia tại “Diễn đàn doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Trong đó, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù những báo cáo, tổng kết từ các cơ quan quản lý đều cho thấy nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần có những giải pháp khơi thông…
Vietjet công bố đường bay mới TP. Hồ Chí Minh - Tây An (Trung Quốc)

Vietjet công bố đường bay mới TP. Hồ Chí Minh - Tây An (Trung Quốc)

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), tại Diễn đàn chính sách, luật về thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại Việt Nam - Trung Quốc, hãng hàng không VietJet long trọng kỷ niệm 10 năm mở đường bay.
Nhận diện các phương thức tấn công hệ thống bảo mật và thông tin chứng khoán

Nhận diện các phương thức tấn công hệ thống bảo mật và thông tin chứng khoán

(LĐTĐ) Tấn công mạng không phải gần đây mới xảy ra mà đã diễn ra nhiều vụ việc trước đó. Nhưng tới vụ việc VnDirect bị tấn công mới thực sự được chú ý do tầm ảnh hưởng tới thị trường lớn, số lượng nhà đầu tư bị ảnh hưởng nhiều. Có thể thấy rằng rủi ro đang ngày càng gia tăng với khối tài chính ngân hàng, vì vậy đòi hỏi các công ty chứng khoán, tài chính không thể chủ quan với vấn đề bảo mật.
Các ứng dụng của PV Oil chính thức hoạt động trở lại

Các ứng dụng của PV Oil chính thức hoạt động trở lại

(LĐTĐ) Hệ thống công nghệ thông tin của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) bị tấn công có chủ đích theo hình thức mã hóa dữ liệu (ransomware) đã hoạt động trở lại.
Xuất khẩu tăng nhưng khó khăn vẫn tiềm ẩn

Xuất khẩu tăng nhưng khó khăn vẫn tiềm ẩn

Trong 3 tháng đầu năm 2024, cùng với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng, tạo đà cho xuất nhập khẩu hàng hóa. Mặc dù các kết quả đạt được trong quý I rất khả quan tạo đà bứt phá cả năm, song Tổng cục Thống kê cũng nhận định, từ nay đến cuối năm, khó khăn và thách thức còn tiềm ẩn.
Edupia Business - Tiếng Anh doanh nghiệp được Vinatex, VNPAY, Mobifone Global lựa chọn

Edupia Business - Tiếng Anh doanh nghiệp được Vinatex, VNPAY, Mobifone Global lựa chọn

(LĐTĐ) Edupia Business là giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện đến từ Educa Corporation - doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục Tiếng Anh và nằm trong top 50 Ed-tech Châu Á. Chính vì lý do này, có rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn tin tưởng và lựa chọn Edupia Business, trong đó có Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY), Công ty cổ phần công nghệ Mobifone toàn cầu (Mobifone Global)...
Xem thêm
Phiên bản di động