Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản Việt:

Doanh nghiệp vẫn phải chủ động

(LĐTĐ) Với sự quan tâm của Chính phủ, hiện rất nhiều thương hiệu nông sản Việt cùng hàng loạt chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng đã được thiết lập như hệ thống cửa hàng tiện ích của Vinmart, chuỗi các siêu thị BigC, Saigon Co.opmart, Sói Biển…và nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ người tiêu dùng. 
doanh nghiep van phai chu dong 85 thương hiệu vàng nông nghiệp được vinh danh
doanh nghiep van phai chu dong Kỳ cuối: Người dân và công nghệ phải là trung tâm

Vẫn yếu về mặt thương hiệu

Thời gian qua, nông nghiệp, nông dân, nông thôn của nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, qua đó đóng góp không nhỏ vào giá trị xuất khẩu chung của cả nước. Nhiều mặt hàng nông sản đã khẳng định được vị thế, thương hiệu.

doanh nghiep van phai chu dong
Nông dân cần phải chủ động tham gia vào các chuỗi liên kết.

Tại thị trường trong nước, mức tiêu thụ các mặt hàng nông sản cũng ngày càng tăng theo mức thu nhập của người dân và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa. Trong khi đó, chất lượng nông sản Việt ngày càng được cải thiện theo hướng áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất an toàn như VietGAP, GlobalGAP…

Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho thấy, năm 2017, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp đạt 36,37 tỷ USD và trong 8 tháng đầu năm nay đã đạt 25,7 tỷ USD. Hiện đã có tới 10 sản phẩm nông sản Việt Nam đạt từ 1 tỷ USD trở lên như: Gạo, cà phê, cá tra, cao su, hạt điều, rau quả…

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, để xây dựng thương hiệu thì hầu hết các doanh nghiệp đều phải tự nỗ lực. Tuy nhiên, trước đó các doanh nghiệp đều phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi cung ứng ra thị trường.

99% các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Apple, Google... đều do bản thân doanh nghiệp tự xây dựng và không phải từ sự hỗ trợ của Chính phủ. Do đó, để phát triển thương hiệu của riêng mình thì các doanh nghiệp vẫn phải tự chủ động…

Mặc dù đạt được những thành tích đáng tự hào, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc tiêu thụ, phân phối nông sản nói riêng ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí là yếu kém. Đặc biệt, nhiều mặt hàng nông sản hiện vẫn còn xuất khẩu dưới dạng thô, thậm chí đánh mất thương hiệu.

Đề cập đến vấn đề xây dựng thương hiệu cho nông sản, tại Diễn đàn nông nghiệp quốc gia lần thứ III do Bộ Công Thương phối hợp cùng với Bộ NN&PTNT và Hội nông dân Việt Nam tổ chức, anh Nguyễn Văn Hoàng ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc) cho biết, các cơ quan nhà nước vẫn hô hào đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho nông sản.

Thế nhưng, xây dựng như thế nào và xây dựng làm sao để có được một thương hiệu tốt, đáp ứng nhu cầu của các nước phát triển thì hầu như các doanh nghiệp nhỏ chưa nhận được. “Về vấn đề này cơ quan quản lý có hỗ trợ như thế nào cho chúng tôi?”, anh Hoàng đặt câu hỏi.

Trước câu hỏi trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Lê Quốc Doanh cho biết, xây dựng thương hiệu đối với doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng. Bởi, hiện có rất nhiều nông sản của chúng ta đã có thương hiệu, đã xây dựng được thương hiệu nhưng không giữ được.

Do đó, để thương hiệu thực sự bền vững, nông sản phải đáp ứng được 2 yêu cầu quan trọng, đó là: Chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đáp ứng được 2 yêu cầu này, thì việc xây dựng những quy chuẩn phù hợp với yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu với các loại nông sản được đánh giá là hết sức quan trọng. Có như thế chúng ta mới mong xây dựng thương hiệu bền vững cho nông sản Việt.

Đồng quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh nhấn mạnh, để xây dựng thương hiệu thì hầu hết các doanh nghiệp đều phải tự nỗ lực. Tuy nhiên, trước đó các doanh nghiệp đều phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi cung ứng ra thị trường. 99% các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Apple, Google...đều do bản thân doanh nghiệp tự xây dựng và không phải từ sự hỗ trợ của Chính phủ. Do đó, để phát triển thương hiệu của riêng mình thì các doanh nghiệp vẫn phải tự chủ động…

Người nông dân… cũng phải cần chủ động

Đề cập đến những hạn chế của ngành nông nghiệp Việt trong thời gian qua, tại Diễn đàn nông nghiệp quốc gia lần thứ III, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn chủ yếu manh mún quy mô nhỏ, tình trạng nông sản nơi thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu xuất hiện khá phổ biến.

Nguyên nhân là do không có liên kết với thị trường. Theo quy luật của thị trường, cung nhiều hơn sẽ làm giá không tốt được, nhưng nếu làm tốt khâu tiêu thụ thì sẽ vẫn bán được với giá tốt. “Khâu kết nối giữa sản xuất với tiêu thụ, kết nối cung cầu vẫn đang là khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị nông sản của ngành nông nghiệp”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Để giải quyết vấn đề trên, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thì cần phải giải quyết tình trạng mất cân xứng đầu vào và đầu ra, trong đó cần nhấn mạnh vai trò của kinh tế hợp tác. Phó Thủ tướng lý giải, việc phát triển thị trường ở đây không còn là thị trường trong nước cho hơn 90 triệu người dân Việt Nam, mà còn cho 7 tỷ dân thế giới. Như vậy, vấn đề gốc rễ là phải tổ chức sản xuất, khai thác lợi thế của từng địa phương, đi đôi với phát triển thị trường trong nước và thế giới.

Bên cạnh đó, cần phải tăng cường hơn nữa chính sách liên kết giữa 5 nhà, trong đó vai trò dẫn dắt của hợp tác xã rất quan trọng và là cầu nối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Tuy nhiên, chủ động tham gia vào mối liên kết này vẫn phải là người nông dân, Nhà nước chỉ đóng vai trò cầu nối, hỗ trợ.

"Chính phủ xin hứa với bà con nông dân sẽ hoàn thiện hơn nữa các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xúc tiến thương mại, đầu tư, đi chợ cùng bà con nông dân. Với sự vào cuộc đó, tình trạng được mùa mất giá, ế thừa nông sản sẽ ngày càng giảm đi, đời sống và thu nhập của người nông dân ngày càng được nâng cao", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

Công đoàn thành phố Vinh sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, lan toả trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Vinh tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024
Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

Giải U23 châu Á 2024: Cơn địa chấn mang tên Indonesia

(LĐTĐ) Hoà 2-2 ở cả hai hiệp đấu chính và phụ, cả U23 Hàn Quốc lẫn U23 Indonesia phải đá luân lưu. Sau tận nửa tiếng đồng hồ với 11 lượt sút, U23 Indoensia đã có mặt ở bán kết.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào Văn hóa - Thể thao

(LĐTĐ) Chiều 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024) và tổng kết chuyên đề Văn hóa - Thể thao năm 2023.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Tin khác

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

Giá xăng giảm xuống dưới 25.000 đồng/lít trước kỳ nghỉ lễ 30/4

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước hôm nay (25/4) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 310 đồng/lít, có giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, có giá bán là 24.910 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm mạnh 730 đồng/lít, có giá bán là 20.710 đồng/lít.
Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC vẫn giằng co quanh mốc 84 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Theo ghi nhận, giá vàng SJC bán ra trong chiều 25/4 đã giảm so với phiên giao dịch buổi sáng, tuy nhiên vẫn trụ vững quanh mốc 84 triệu đồng/lượng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hủy đấu thầu vàng miếng

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần hủy đấu thầu vàng miếng.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

17 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm Mining Vietnam 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam (Mining Vietnam 2024) đã được khai mạc tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch xây dựng Quốc gia (NECC), quận Từ Liêm, Hà Nội do Informa Markets Việt Nam tổ chức.
Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

Giá xăng có thể sẽ giảm vào ngày mai, 25/4

(LĐTĐ) Nhiều ý kiến dự báo giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai 25/4 có thể giảm theo xu hướng trên thế giới.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

Đấu thầu vàng miếng, giá vàng liệu có “giảm nhiệt”?

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước quyết định đấu thầu vàng miếng nhằm tăng nguồn cung cho thị trường. Đây cũng được coi là giải pháp nhằm giảm bớt sự mất cân đối cung - cầu. Liệu rằng sắp tới giá vàng sẽ “ngừng nhảy múa” và “giảm nhiệt”?
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

Đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng miếng, với giá hơn 81,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Xem thêm
Phiên bản di động