Doanh nghiệp bán lẻ: Nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới để làm chủ “sân chơi”
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2025 tăng 10,6% Kỳ vọng ngành bán lẻ tăng trưởng trong năm 2025 Tăng cường liên kết để kích cầu sức mua, phục hồi thị trường bán lẻ |
Theo số liệu từ Sở Công Thương Hà Nội, tháng 1/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Thành phố ước tính đạt 84,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng trước và 26,4% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 55 nghìn tỷ đồng, tăng tương ứng là 10,6% và 27,4%. Trong đó, tỉ lệ hàng Việt có mặt tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại chiếm đến hơn 80%.
![]() |
Doanh nghiệp bán lẻ cần nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới của người Việt để thay đổi và đáp ứng linh hoạt trong thời đại mới (Ảnh minh họa). |
Đặc biệt, hiện Thành phố đã thiết lập 128 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, kết nối với 926 đầu mối, chuỗi và cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản từ 43 tỉnh, thành phố trên cả nước. Việc bán hàng đa phương tiện cũng được chú trọng, với 268 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phục vụ người tiêu dùng. Đặc biệt, hơn 3.000 sản phẩm OCOP cùng với với 500 nghìn tấn hàng hóa từ các địa phương đã được giới thiệu và kết nối tiêu thụ tại Hà Nội.
Khảo sát tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội như Co.opmart, Vinmart, Hapro… cho thấy, hàng Việt đang chiếm tỷ lệ áp đảo từ 90 - 95%. Còn tại hệ thống siêu thị của doanh nghiệp nước ngoài như AEON, Mega Market, Big C, hàng Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ từ 60 - 90%.
Trong khi đó, tại kênh phân phối là các chợ, các cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ hàng Việt Nam cũng chiếm đến hơn 60% trở lên. Điều này đã cho thấy, nhận thức của người tiêu dùng đã thay đổi, không chỉ là sự vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, mà hiện tại hàng Việt Nam đã trở thành lựa chọn không thể thiếu của người tiêu dùng Việt.
Thực tế, thời gian qua, các doanh nghiệp bán lẻ, siêu thị điện máy lớn như Big C, Aeon Mall, Winmart, Pico… đã bám sát các chương trình khuyến mại của các đơn vị như Bộ Công Thương, Sở Công Thương liên tục triển khai hàng loạt chương trình khuyến mại, giảm giá sản phẩm Việt Nam; từ đó góp phần kích cầu tiêu dùng hàng Việt.
Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng là cơ hội để các doanh nghiệp nội địa nhanh chóng nắm bắt, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá thành hợp lý, chế độ hậu mãi tốt.
Để giữ vững và phát triển vị thế hàng Việt, góp phần để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” lan tỏa sâu rộng hơn, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội khuyến nghị, doanh nghiệp cần chủ động đầu tư, nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới của người Việt; đồng thời, tiếp tục thay đổi, cải tiến mẫu mã, công nghệ tiên tiến, tăng năng suất lao động, hạ giá thành, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng sản phẩm;
Bên cạnh đó, cần chủ động hợp tác, liên kết để tạo chuỗi cung ứng, từ đó hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng; các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, cần đẩy mạnh thông tin tiếp thị, quảng bá thương hiệu, kết nối phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, đáp ứng niềm tin của người tiêu dùng.
Ở góc độ doanh nghiệp, đại diện hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn Thủ đô cũng cho rằng, để hàng Việt ngày càng thu hút được sự tin yêu của người tiêu dùng, các sản phẩm hàng hóa đưa vào kinh doanh tại hệ thống bán lẻ luôn phải đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
Cùng đó, các cơ quan chức năng cũng cần đẩy mạnh triển khai các chương trình kết nối tiêu thụ hàng hóa, qua đó, doanh nghiệp không chỉ có thêm các nhà cung cấp, tạo cơ hội để doanh nghiệp, hợp tác xã đưa hàng hóa, nông sản Việt vào hệ thống siêu thị ổn định và lâu dài, mà còn giúp các hệ thống siêu thị, các doanh nghiệp sản xuất nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng mới của người Việt để thay đổi, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Tin khác

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 31/03/2025 06:34

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số
Tiêu dùng 28/03/2025 06:21

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế
Tiêu dùng 27/03/2025 17:26

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện
Tiêu dùng 23/03/2025 12:59

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên
Tiêu dùng 21/03/2025 15:37

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!
Tiêu dùng 20/03/2025 11:21

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025
Tiêu dùng 14/03/2025 22:18

Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao
Tiêu dùng 14/03/2025 06:45

Lời xin lỗi “leo lẻo” từ miệng người nổi tiếng
Tiêu dùng 13/03/2025 06:45

Bộ Công Thương lên tiếng về nghi vấn đồ chơi Baby Three in hình giống “đường lưỡi bò"
Tiêu dùng 12/03/2025 20:57