Đô thị văn minh phải có những cư dân văn minh

(LĐTĐ) “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Những gì mà người Hà Nội bây giờ đang có là những giá trị kết tinh bởi những lớp phù sa văn hóa lắng đọng lại trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử. Dù Thủ đô có phát triển đến mấy mà thiếu đi hồn cốt văn hóa cũng sẽ không còn nhiều ý nghĩa. Bởi thế, trong lúc chúng ta đang hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố văn minh đòi hỏi phải xây dựng được những cư dân văn minh. Những cư dân đó, chính là những bông hoa nhài mãi tỏa hương để Thăng Long - Hà Nội ngày càng văn minh, phát triển xứng tầm khụ vực và thế giới. Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày giải phóng Thủ đô, LĐTĐ ghi nhận một số ý kiến của các nhà nghiên cứu, người dân về nội dung này.
Xây dựng đô thị văn minh nhìn từ quận trung tâm 9 tiêu chí đánh giá, công nhận đô thị văn minh

TS Nguyễn Viết Chức - Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hoá Thăng Long:

Thể hiện lòng yêu mến Hà Nội bằng hành động đẹp

Đô thị văn minh phải có những cư dân văn minh

Người Thủ đô ngày nay buồn bực khi thấy ai đó đã không có được thái độ, hành vi đẹp, làm tổn thương đến cốt cách thanh lịch, văn minh mà các thế hệ người Thăng Long - Hà Nội đã từng giữ gìn. Những băn khoăn, trăn trở đó không chỉ của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý văn hóa mà còn là mối lo lắng của nhiều người Hà Nội hôm nay.

Để nhân cái tốt, đẩy lùi cái xấu, chúng ta, những công dân Thủ đô cần giữ gìn truyền thống người Tràng An thanh lịch và phát huy nó trong cuộc sống hiện đại. Năm 2017, Hà Nội có một sự kiện văn hóa đặc biệt được mọi người quan tâm, đó là sự ra đời của “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội” và “Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Bất kỳ ai sinh sống, làm việc, học tập ở Thủ đô Hà Nội hãy vận dụng hai bộ quy tắc ấy để ứng xử sao cho văn minh lịch sự, xứng đáng với truyền thống của Thủ đô yêu dấu. Hãy thể hiện lòng yêu mến Hà Nội bằng hành động giữ gìn những nét đẹp văn hóa trong ứng xử, giao tiếp. Xếp hàng trật tự, nói một lời hay, một cử chỉ giúp đỡ, hay không khạc nhổ vứt rác bừa bãi... Đặc biệt là những bạn thanh niên ngày nay, các bạn có thể là những người trẻ năng động, tự do, phóng khoáng,... nhưng không bao giờ được buông thả mình trong ứng xử, lời ăn tiếng nói. Các bạn trẻ hãy biết tự rèn luyện bản thân, vận dụng bộ quy tắc để căn chỉnh văn hóa ứng xử của mình.

Bộ quy tắc ứng xử không phải là luật, nhưng nó khuyên mọi người nên ứng xử như thế nào trong những tình huống khác nhau để hài hoà với nhau. Nếu có ai nói tại sao Thủ đô lại khắt khe khi xây dựng bộ quy tắc như thế, tôi cho rằng sự khắt khe ấy là cần thiết để giữ gìn văn hóa truyền thống Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đây không phải là những giáo điều cổ hủ, lỗi thời mà ngược lại là yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Người Thủ đô tuy không phải gánh một trách nhiệm cụ thể được ai đó giao, nhưng phải tự biết gắn cho mình trách nhiệm là con người đại diện cho đất nước Việt Nam, giữ vững được truyền thống tốt đẹp và tiếp thu tinh hoa của văn hóa thế giới, của thời đại trong bối cảnh mới. Đặc biệt khi Hà Nội đứng trong mạng lưới 246 thành phố sáng tạo của UNESCO và hướng tới một mô hình thành phố tương lai được thúc đẩy bởi thiết kế sáng tạo, để vượng khí Thăng Long mãi trường tồn.

-----------------------------------------

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến:

Cần định hướng tính chuẩn mực văn hóa giao tiếp cho lớp trẻ

Đô thị văn minh phải có những cư dân văn minh

Người Thăng Long - Hà Nội là con người xã hội trong tổng hoà các mối quan hệ xã hội của nó, được quy định bởi chính hoàn cảnh xã hội nơi nó được sinh ra và tồn tại, được quy định bởi các điều kiện cụ thể về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng giai đoạn phát triển của xã hội đó. Thăng Long xưa, Hà Nội nay, trải dài hơn nghìn năm vẫn luôn là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội lớn của cả nước, với những đặc điểm và lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, thực sự trở thành lực hút của dòng di dân ngoại tỉnh về Hà Nội.

Bao nhiêu thế hệ đã đem đến Thăng Long - Hà Nội những lề thói của địa phương mình, song hun đúc lại, chắt lọc ra một nền văn hóa riêng có của mảnh đất Kinh kỳ. Có lẽ, Hà Nội hấp dẫn nhất với đó chính là văn hóa của người Tràng An với chất học thức, tài hoa trong trí tuệ, cao sang trong cách sống, tinh tế trong ứng xử.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để Hà Nội vừa phát huy được “chất” văn minh, thanh lịch vừa đẩy mạnh hội nhập quốc tế, trước hết chúng ta là những người công dân của Thủ đô, nơi được lấy làm khuôn vàng thước ngọc cho văn hóa của cả nước, thì trước tiên cần xây dựng lối sống theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

Làm sao để tinh thần thượng tôn pháp luật là nhu cầu tự thân của mỗi công dân, mọi cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, cần định hướng nhận thức của lứa tuổi thiếu nhi về các giá trị và chuẩn mực trong văn hoá giao tiếp của người Hà Nội. Việc định hướng và rèn luyện cho các em một phong cách giao tiếp thanh lịch, văn minh là trách nhiệm không chỉ của gia đình, nhà trường, mà là trách nhiệm của toàn xã hội, bởi các em chính là những công dân tương lai của Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.

-----------------------------------------

TS Nguyễn Ánh Hồng - Trưởng khoa Văn hóa Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền):

Xây dựng môi trường văn hóa văn minh

Đô thị văn minh phải có những cư dân văn minh

Người Hà Nội có một vẻ đẹp riêng trong phong cách ứng xử rất tinh tế, lịch thiệp. Trong cách nói năng, họ cũng rất thích dùng uyển ngữ, nhã ngữ. Có nghĩa là trong giao tiếp, đều hướng về một sự tinh tế, một sự thanh lịch và nó mang bản sắc rất đặc biệt, đó là bản sắc của người Hà Nội. Bản sắc đó đã hội tụ, kết tinh, tiếp nhận và cũng được phát triển dựa trên rất nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan. Và tất cả những gì mà người Hà Nội bây giờ đang có, người ta vẫn tự hào rằng, đó chính là những giá trị, cũng là những lớp phù sa văn hóa lắng đọng lại trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử.

Ngày hôm nay, những nét đẹp trong giao tiếp, trong sự tinh tế, trong ứng xử, hay nói cách khác là vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội đang có nguy cơ bị mất đi bởi những tác động của yếu tố bên ngoài như văn hóa ngoại lai trong quá trình hội nhập quốc tế, mặt trái của kinh tế thị trường… Chính nhịp điệu của văn minh công nghiệp, quá trình đô thị hóa cũng góp phần làm cho cho vẻ đẹp trong nét đẹp văn hóa người Hà Nội có nguy cơ bị tác động một cách tiêu cực và có nhiều nét đẹp đang có nguy cơ bị mất đi. Bởi vậy, mỗi một người Hà Nội phải tự ý thức được rằng, mình là một chủ thể và cũng là khách thể của văn hóa; đồng thời, cũng là một truyền nhân của những giá trị văn hóa tiêu biểu. Và trước hết, người Hà Nội phải minh chứng rằng, họ là hội tụ của tất cả những tinh hoa vẻ đẹp của văn hóa; họ phải chủ động giữ gìn họ, phải có ý thức về việc giữ gìn và phát huy nó.

Cùng với đó, người Hà Nội cần phải xây dựng một môi trường văn hóa dựa trên các yếu tố như: Văn hóa cộng đồng, học đường, công sở, doanh nghiệp, trường học, giao thông... tất cả các thành tố văn hóa cộng đồng đó phải hợp sức lại, để tạo nên một không gian, môi trường văn hóa của Hà Nội. Môi trường đó phải là văn minh, lịch sự, lịch thiệp để cho những yếu tố của văn hóa của người Hà Nội có cơ hội được bảo tồn và phát huy. Song, bản thân Hà Nội cũng phải có những giải pháp riêng, những quy định riêng. Bên cạnh bộ quy tắc chung về văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp thì người Hà Nội cũng cần phải có những quy định để người Hà Nội tự giữ gìn những nét đẹp của chính mình. Để khi Hà Nội hội nhập với cả các tỉnh, thành trong cả nước thì vẫn giữ được bản sắc riêng vốn có.

-----------------------------------------

Nghệ nhân sơn mài Nguyễn Tấn Phát (Đường Lâm, thị xã Sơn Tây):

Giữ hồn văn hóa Hà Nội trong sáng tạo nghệ thuật

Đô thị văn minh phải có những cư dân văn minh

Dưới góc nhìn của nghệ nhân làm điêu khắc sơn mài tại một làng quê nhỏ tại ngoại thành Hà Nội, điều khiến tôi đến với nghệ thuật thủ công không có gì khác ngoài tình yêu với văn hoá Việt Nam nói chung và yêu nét đẹp trong văn hóa của người Tràng An nói riêng.Với vị thế là một kinh đô lâu đời, Thủ đô của cả nước, Hà Nội là nơi hội tụ tất cả tinh hoa của đất nước, là sự kết tinh, tỏa sáng phẩm chất Việt Nam trong mỗi con người Hà Nội.

Thế nhưng, giữa xu hướng xã hội hiện đại, sử dụng nhiều máy móc công nghệ mang tính công nghiệp hóa, nét đẹp này đang có nguy cơ bị mai một. Khi bước vào thời kỳ hiện đại hóa, chào đón bạn bè quốc tế, đây cũng chính lúc cần phải gìn giữ và phát huy những gì thuộc bản sắc mà ông cha đã để lại cho con cháu ngàn đời qua, không chỉ riêng người Hà Nội.

Vì say mê với văn hoá truyền thống, qua nghề thủ công, tôi luôn lấy văn hoá dân gian làm cốt lõi trong những sáng tác của mình; văn hoá Thăng Long là hồn cốt của văn hoá Việt, để dẫn dắt các giá trị văn hoá đó, các tác phẩm sơn mài có tạo dáng đương đại, thẩm mỹ cao, dễ tiếp cận với công chúng.Để rồi thấy được rằng, tính sáng tạo là điều được khẳng định mạnh mẽ như trí lực của người Hà Nội.

Bởi vậy, để gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá con người Hà Nội, chúng ta cần yêu, hiểu, cũng như đồng cảm, khích lệ những nhân tố, việc làm sáng tạo trên nền tảng văn hoá truyền thống. Đề cao giá trị cộng đồng, lan toả tình yêu văn hoá, nếp sống, nếp nghề... Đã đến lúc bắt đầu từ những việc thật nhỏ, để thay đổi nhận thức của mỗi cá nhân. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nâng cao nhận thức giá trị của gia đình, chuẩn mực của xã hội; đặc biệt là việc xây dựng các tiêu chí đặc trưng về người Hà Nội văn minh, thanh lịch. Để người Hà Nội có thể phát huy tính sáng tạo, những tinh hoa mới, tiên tiến của văn hóa cộng đồng mà vẫn không làm mất bản sắc văn hóa đang có.

-----------------------------------------

Ông Lê Minh Đức, công chức phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm:

Lấy cái tốt, gương điển hình để đẩy lùi cái xấu

Đô thị văn minh phải có những cư dân văn minh

Nói đến văn hóa ứng xử của người Hà Nội xưa, mọi người đều biết đó là trọng giao tiếp, trọng danh dự, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, mềm mỏng, tế nhị. Tuy nhiên, do yếu tố chủ quan và khách quan nên hiện nay, nét thanh lịch, hào hoa bị phai nhạt dần. Thay vào đó là lối sống xô bồ, trọng vật chất, xem nhẹ các giá trị tinh thần ở một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ hiện nay.

Là một công chức văn hóa - xã hội của phường Hàng Đào, tôi tự rút ra cách làm hiệu quả khi thực hiện tuyên truyền Bộ Quy tắc ứng xử và lan toả nét đẹp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Đó là tại các cuộc họp của Tổ dân phố, khu dân cư, tôi đều mời những người có uy tín, ảnh hưởng, những gia đình người Hà Nội còn gìn giữ được nền nếp, gia phong của người Kinh kỳ xưa để lấy đó làm gương cho người dân noi theo. Ví như nghệ nhân nhân dân Nguyễn Mai Hạnh (số 5 Chả Cá, phường Hàng Đào), bà là nghệ nhân cắm hoa nổi tiếng của Thủ đô, được mời đi biểu diễn và giảng dạy trong và ngoài nước. Là người gốc Hà Nội, lại là một nghệ nhân, trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, việc mời bà đi cùng để phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, các quy chế, quy định về văn hóa người Hà Nội sẽ tạo uy tín nhất định, khiến nhiều người nể phục, noi theo.

Việc khéo léo lồng ghép với các phong trào, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện giữ gìn trật tự văn minh đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường… với phương châm lấy người dân bản địa phố cổ làm trung tâm đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của người dân. Chính vì vậy, mặc dù Hàng Đào là một phường tập trung nhiều người dân đến từ nhiều nơi khác nhau, nhiều phong tục, tập quán khác nhau nhưng nhờ có những nhân tố người dân bản địa làm trung tâm, các phong trào của phường nói chung, nhất là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đều được các tiểu thương và nhân dân nhiệt tình ủng hộ./.

Phương Bùi – Quang Linh

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động