Đô thị Hà Nội: Song hành bảo tồn và phát triển

Chỉ trong vòng vài chục năm trở lại đây, đô thị Hà Nội đã có sự biến đổi chóng mặt thông qua sự thay đổi của kiến trúc những ngôi nhà nơi đây. Sự biến đổi này được thể hiện qua triển lãm nghệ thuật “Đô thị và ký ức” của nhà nghiên cứu, hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn - giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Triển lãm gợi mở cho người xem chiêm nghiệm về giá trị của Hà Nội, giá trị của những không gian văn hoá, không gian sống ấy liệu sẽ trở nên thế nào trong tương lai?
do thi ha noi song hanh bao ton va phat trien Lập phương án đầu tư các tuyến đường sắt đô thị Hà Nội
do thi ha noi song hanh bao ton va phat trien Xây dựng Đô thị Bắc sông Hồng phát triển bền vững

Biến đổi chóng mặt

Những tác phẩm đầu tiên trong triển lãm 3 chiều này là ảnh chụp những ngôi nhà có mặt nhà quay ra phố dạng ống cao và hẹp (thường gọi là “nhà mặt phố”) – đặc trưng của Hà Nội và được xem như là một biểu tượng của sự giàu có. Với sự lên ngôi của nền kinh tế tư nhân, khái niệm “nhà mặt phố” bắt đầu xuất hiện và phát triển nhanh chóng kéo theo thời kỳ bê tông hoá đô thị. Những căn nhà hình ống mặt tiền nhỏ hẹp đua nhau xây dựng cao vút trở thành một hình ảnh phổ biến của đô thị Hà Nội với những tấm biển quảng cáo cỡ lớn.

do thi ha noi song hanh bao ton va phat trien
Người nước ngoài thích thú với triển lãm “Đô thị và ký ức” của nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Sơn.

Các ký hiệu, biểu tượng, logo, chữ cái của biển quảng cáo càng to càng nổi càng ấn tượng càng tốt, mục đích là làm sao để nổi bật, thu hút nhất. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Sơn, nguyên bản kiến trúc trước đây của “nhà mặt phố” đương đại chính là nhà ống cổ xưa với đặc trưng là chật hẹp nhưng không khí vẫn lưu thông, thiết kế khéo léo, hài hòa thân thiện với thiên nhiên, mái dốc, lợp ngói rất mát mẻ. Người Hà Nội xưa luôn tận dụng mọi khoảng không gian để đưa thiên nhiên vào nhà, giữa các gian nhà thường có 1 đến 2 khoảng sân tạo không gian thở.

Bên cạnh “nhà mặt phố” là “nhà Tây biến hình” với những bức ảnh chụp các ngôi biệt thự Pháp cổ đã được xây từ hơn 100 năm trước và những sự chuyển đổi của nó. Hà Nội thời đó có rất nhiều ngôi nhà mang kiến trúc của miền Nam nước Pháp với đặc điểm thanh thoát, tinh tế, gắn bó với thiên nhiên. Đối với những người Hà Nội xưa, việc sở hữu ngôi nhà Tây có ban công như mang lại một giá trị mới – giá trị cá nhân, giá trị của con người thị dân. Bởi trước đó, việc được đứng ở một tầm cao để nhìn ngắm đường phố là điều xa xỉ. Ngoài ban công, những dòng chữ đắp nổi tên gia chủ hoặc tên ngôi nhà trên trán nhà cũng được coi là dấu ấn về kiến trúc đô thị Hà Nội thời kỳ này.

Ví như ngôi nhà ở 68 Đào Duy Từ có tên là “Maison Yến Mỹ” của ông Nguyễn Đình Phẩm hay tiệm bán đồ vàng bạc trang sức Thành Mỹ ở số 18 phố Cửa Nam… Sau những thay đổi của thời cuộc, giờ đây, đi ngang qua những ngôi nhà Tây còn sót lại trên phố, người ta không khỏi xót xa khi những ngôi nhà di sản ngày càng xuống cấp bởi những cơi nới, đập phá. Trên những ban công hoa sắt xưa bị biến thành chuồng cọp, những khung nhôm kính quây tạm, phía ngoài treo lủng lẳng điều hoà đủ các loại còn ở dưới là những hàng quán chen nhau từng mét vuông.

Cuối cùng là hình ảnh về những khu tập thể cũ kỹ của Hà Nội thời bao cấp như Giảng Võ, Kim Liên, Thanh Xuân, Văn Chương… vốn là hình ảnh quen thuộc trong kí ức của biết bao thế hệ người Hà Nội. Mô hình nhà tập thể từng là biểu tượng cho cuộc sống mới, tiện nghi khép kín và kiến trúc nhân văn với không gian sinh hoạt cộng đồng, gần gũi. Sau này, để phục vụ nhu cầu của mình, những biến tấu của nhà tập thể bột phát từ người cư ngụ như cơi nới “chuồng cọp” là minh chứng của “cái khó ló cái khôn”. Còn giờ đây, các khu tập thể cũ có nguy cơ bị xoá sổ bởi những khu chung cư, toà nhà cao ốc. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, những khu tập thể cũ kỹ này được bảo tồn, cải tạo trở thành bảo tàng lịch sử để lưu giữ những ký ức đô thị.

Cải tạo thành địa chỉ văn hóa

Không thể phủ nhận để kịp thích ứng với đời sống đương đại, những con phố, những căn nhà của đô thị Hà Nội cũng cần thay đổi với những diện mạo mới. Tuy nhiên, điều nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Sơn lo lắng là sự biến mất của những giá trị văn hoá vốn đã tạo nên một Hà Nội rất riêng. Anh băn khoăn, với những ngôi nhà mặt phố trong đô thị Hà Nội, các yếu tố cá nhân phải nhường chỗ cho những lợi ích kinh tế, thay vì được đón ánh sáng và không khí thoáng đãng của tự nhiên thì con người hiện đại phải đánh đổi bằng ánh sáng của đèn nêon và gió của điều hoà. Mở cửa nền kinh tế đồng nghĩa với việc nhiều ô cửa sổ và ban công đã phải đóng lại.

Từng mét vuông mặt tiền giờ đều thành tiền mặt, và đục, phá, khoan cắt bê tông, và tiếp tục lên tầng…. Nhiều nhà cổ bị đập đi thay bằng những toà nhà cao tầng, khách sạn, nhà hàng. Bên cạnh tâm lý ích kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Sơn, sự biến đổi theo chiều hướng xấu của những công trình kiến trúc văn hóa đô thị Hà Nội còn là nhận thức về vấn đề giữ gìn những giá trị văn hóa kiến trúc truyền thống chưa tốt.

“Những kiến thức, thông tin tuyên truyền đến đúng đối tượng chưa thực sự nhiều và chưa được cụ thể. Cần trân trọng, giữ gìn những căn nhà kiến trúc cổ bằng cách cải tạo, khôi phục theo hướng trở thành những địa chỉ văn hoá du lịch để du khách, người dân, nhất là thế hệ trẻ đến tham quan, tìm hiểu.

Bên cạnh đó, các dự án xây dựng sau này đều phải đi đến điểm chung là đặt yếu tố con người lên hàng đầu. Tôi tin rằng đến khi kinh tế - xã hội đã phát triển cao, mọi thứ đủ đầy, người ta lại tiếc nuối, hoài niệm và đau đáu đi tìm những ký ức thiêng liêng của một đô thị Hà Nội xưa” – nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Sơn cho hay.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-01S

Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-01S

(LĐTĐ) Quá trình điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai xác định Trần Minh Lợi có liên quan đến sai phạm trong công tác nghiệm thu cải tạo xe tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ gới 60-01S. Các Quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai phê chuẩn.
Huyện Thanh Oai tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Huyện Thanh Oai tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan bày tỏ: “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Oai mãi mãi ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa đã không tiếc máu xương vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân”.
Giúp người lao động nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa

Giúp người lao động nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa

(LĐTĐ) Theo Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh, vấn đề mang tính thời sự hiện nay, đó chính là tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng trở nên phức tạp. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của người lao động, cũng như tăng cường trách nhiệm của người sử dụng lao động, các cơ quan đơn vị có liên quan là rất cần thiết.
LĐLĐ quận Đống Đa: Thành lập công đoàn Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko

LĐLĐ quận Đống Đa: Thành lập công đoàn Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko.
Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Bộ Tư pháp tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới - Cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam trong thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp”.
Khen thưởng đội bóng xuất sắc đoạt giải Nhì Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2024

Khen thưởng đội bóng xuất sắc đoạt giải Nhì Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 6/5, LĐLĐ quận Hà Đông đã tổ chức khen thưởng 20 cá nhân có thành tích xuất sắc đã đoạt giải Nhì Giải bóng đá Công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) - Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024.
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Chiều ngày 6/5, trong quá trình thi công phần móng cột đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), 3 công nhân đã tử vong do bị đất đá sạt lở vùi lấp.

Tin khác

Huyện Thanh Oai tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Huyện Thanh Oai tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan bày tỏ: “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Oai mãi mãi ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa đã không tiếc máu xương vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân”.
Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ký ức không phai mờ

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ký ức không phai mờ

(LĐTĐ) Đã 98 tuổi, nhưng ông Nguyễn Văn Tước (trú tại thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ), vẫn nhớ rõ những ngày Trung đoàn Thủ đô nhận nhiệm vụ tại Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Huyện Phú Xuyên tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Huyện Phú Xuyên tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm tri ân những đóng góp, hy sinh to lớn của các chiến sĩ Điện Biên Phủ.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Oai đã tổ chức đồng diễn dân vũ và tọa đàm về “Vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu”.
Màn đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của phụ nữ huyện Đan Phượng

Màn đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của phụ nữ huyện Đan Phượng

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hơn 1.000 hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã thực hiện màn đồng diễn dân vũ trên nền nhạc ba ca khúc: "Qua miền Tây Bắc" - "Chiến thắng Điện Biên" và "Inh lả ơi".
Huyện Đan Phượng: Nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên

Huyện Đan Phượng: Nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), nhiều đoàn công tác của thành phố Hà Nội huyện Đan Phượng đã tới thăm, tặng quà các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn huyện Đan Phượng.
Huyện Ứng Hòa tri ân các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên

Huyện Ứng Hòa tri ân các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), huyện Ứng Hòa đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên địa bàn huyện trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Cán bộ, công chức quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt văn hóa công sở

Cán bộ, công chức quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt văn hóa công sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động thi đua thực hiện văn hóa công sở và nơi công cộng" được quận Bắc Từ Liêm triển khai sâu rộng, đạt kết quả cao.
Sơn Tây: Bế mạc và trao giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng

Sơn Tây: Bế mạc và trao giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng

(LĐTĐ) Tham gia tranh tài tại giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III, năm 2024 có sự góp mặt của gần 200 đô vật đến từ 19 đoàn thuộc các tỉnh, thành, ngành có phong trào vật dân tộc mạnh trong cả nước như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Phúc Thọ, Hà Nội… Tại giải lần này, giải Nhất toàn đoàn và cúp vô địch đã thuộc về đoàn Hà Nội.
Phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm

Phấn đấu thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm

(LĐTĐ) Năm 2024, thành phố Hà Nội đặt kế hoạch phấn đấu doanh thu bình quân của hợp tác xã đạt 2.700 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt 60 triệu đồng/năm...
Xem thêm
Phiên bản di động