Định mức biên chế không thể đánh đồng

(LĐTĐ) “Định mức biên chế của ngành giáo dục và y tế đã xây dựng, áp dụng từ năm 2007 đến nay, sau 12 năm đã quá lạc hậu. Vậy nên 2 ngành này cần tiến hành xây dựng định mức, xác định cho rõ lại, tiến tới xây dựng lộ trình tự chủ và xã hội hoá trong các lĩnh vực để giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trả lời các đại biểu Quốc hội như vậy tại phiên trả lời chất vấn diễn ra sáng qua (7/11) liên quan đến nhóm nội dung về biên chế.
Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm vì một quyết định để 20 năm không sửa
Giảm người hưởng lương từ ngân sách, không giảm nhân lực
Tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu quả hoạt động ở cơ sở
Định mức biên chế không thể đánh đồng
Toàn cảnh phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân ngày 7/11

Quy định đánh giá cán bộ công chức hơn 20 năm chưa sửa

Chủ trì điều hành chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực nội vụ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết các nhóm vấn đề chất vấn gồm: Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; sắp xếp cán bộ, công chức sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã.

Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo, thi nâng ngạch, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức và viên chức. Công tác đánh giá, xử lý vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Báo cáo nhanh trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, việc sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện cấp xã kết hợp với tinh giản biên chế, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để xây dựng bộ máy hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả là mục tiêu mà các Nghị quyết của Đảng trong nhiều nhiệm kỳ đặt ra.

Đặc biệt tại Nghị quyết 18 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII đã đề ra quan điểm, chủ trương, định hướng về lộ trình, bước đi, tổ chức thực hiện cụ thể. Sau khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy nhiều bộ, ngành, địa phương đã tinh gọn và hạn chế chồng chéo, giao thoa. Bước đầu giảm được 4 Tổng cục, 11 Vụ thuộc Bộ, 9 đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương. Số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giảm nhiều như tại Cao Bằng giảm 3 huyện và 38 xã; Thanh Hóa giảm 76 đơn vị cấp xã; Hòa Bình giảm 59 xã; Phú Thọ giảm 52 xã;…

Tinh giản biên chế đạt kết quả khả quan. Chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ Nội vụ đã được Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cụ thể hóa các Nghị quyết, sửa đổi, bổ sung 5 luật, 26 nghị định, 20 thông tư và 8 đề án đề thực hiện. Tuy nhiên sau 2 năm triển khai thực hiện mới đạt được kết quả bước đầu và chưa đạt được các mục tiêu mà các Nghị quyết đề ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Liên quan đến công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, bồi dưỡng, đào tạo, thi nâng ngạch; chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân xác nhận, có sự phiền hà lớn về việc văn bằng chứng chỉ. Bộ trưởng thanh minh, do quy định áp dụng từ năm 1993 đến nay, hơn 20 năm rồi, phải sửa. “Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này vì một quyết định để 20 năm không sửa, để cho thủ tục rườm rà.

Chúng tôi cam kết với Quốc hội, sau khi Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, chúng tôi sẽ sửa ngay đến nội dung này. Chúng tôi sẽ thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch công chức theo đúng quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ thủ tục nào. Còn vấn đề kiểm soát trình độ ngoại ngữ, tin học thì thi trên máy luôn, không cần yêu cầu bằng cấp, chứng nhận”, Bộ trưởng Tân nói.

Giảm người hưởng lương từ ngân sách, không giảm nhân lực?

Tại phiên chất vấn, các đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về các vấn đề: Bảo đảm biên chế y tế, giáo dục theo xu hướng tiến bộ trong bối cảnh tinh giản biên chế hiện nay, nhất là biên chế giáo viên ở khu vực dân tộc, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn…

Định mức biên chế không thể đánh đồng
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời tại phiên chất vấn.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hải (đoàn đại biểu tỉnh Tiền Giang) cho biết, phản ánh xu thế hiện đại là một giáo viên dạy số lượng học sinh càng ít, hay một cán bộ y tế chăm sóc số lượng bệnh nhân càng ít, thì chất lượng phục vụ, dịch vụ ngày càng nâng lên. Trong khi đó, nước ta thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức đơn vị sự nghiệp nhất là ở ngành giáo dục, y tế. Đại biểu đặt câu hỏi, điều này ảnh hưởng như thế nào trong quá trình thực hiện?.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thanh Hải cũng nêu vấn đề, chủ trương thực hiện tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập như hiện nay còn nhiều bất cập như quyền tự quyết của các đơn vị tự chủ, quyền tuyển dụng lao động, quyết định vấn đề lương hay sử dụng các tài nguyên của đơn vị là tài sản công, liên kết với các đơn vị khác…

Các bất cập này của các địa phương, đơn vị nhiều lần đề cập tuy nhiên đến nay chưa được khắc phục. “Đây là điểm nghẽn lớn trong việc thực hiện chủ trương đúng đắn của Đảng, đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp trong thời gian tới?”, đại biểu Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) cho biết, hiện tượng thiếu giáo viên có nguyên nhân từ quy định về định mức học sinh trên lớp, giáo viên trên lớp chưa có sự phân biệt giữa khu vực đô thị và nông thôn, miền núi với đồng bằng, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Đối với khu vực Tây Nguyên và thành phố lớn còn do nguyên nhân từ sự di dân và việc dịch chuyển lao động. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để bảo đảm bố trí đủ biên chế giáo viên dạy 2 buổi/ngày theo quy định của Bộ Giáo dục tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

Trả lời chất vấn về nội dung trên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục, y tế là vấn đề phức tạp. Thực tế ngành giáo dục, y tế hiện nay đều đang than không đủ giáo viên đứng lớp, không đủ nhân viên y tế phục vụ việc khám chữa bệnh. “Tổng biên chế sự nghiệp cả nước hiện nay là khoảng 1.800.000 người, riêng giáo viên khoảng hơn 1,5 triệu người, chiếm tỷ lệ rất lớn. Tính chung, biên chế cho giáo viên và nhân viên y tế chiếm tới khoảng 80% trên tổng số biên chế sự nghiệp”, Bộ trưởng Lễ Vĩnh Tân thông tin.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, thống kê ban đầu đã xác định 87.000 giáo viên các cấp còn thiếu. Ngành Y tế cũng thiếu khoảng hơn 12.000 người. Bộ Nội vụ đang phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục để xác minh cụ thể từng địa phương, từ đó có đề xuất Chính phủ và Bộ Chính trị để tiếp tục bổ sung biên chế, đảm bảo đúng chủ trương, có người học là phải có giáo viên, có người bệnh là phải có người chăm sóc.

Về vấn đề cần tháo gỡ, theo Bộ trưởng Nội vụ, định mức biên chế của ngành giáo dục và y tế đã xây dựng, áp dụng từ năm 2007 đến nay, sau 12 năm đã quá lạc hậu. Vậy nên 2 ngành này cần tiến hành xây dựng định mức, xác định cho rõ lại, tiến tới xây dựng lộ trình tự chủ và xã hội hoá trong các lĩnh vực để giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Liên quan đến vấn đề tinh giản biên chế, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho biết, ngành Nội vụ chỉ đặt vấn đề giảm số người hưởng lương từ ngân sách chứ không giảm nhân lực làm việc trong các đơn vị sự nghiệp. Thực tế, vừa qua các cơ quan Trung ương đã giảm được số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước khoảng 11,86%, vượt mục tiêu giảm 10% đề ra. Nhưng các địa phương, các đơn vị sự nghiệp thì việc tinh giản biên chế mới đạt 4,26%.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.
LĐLĐ huyện Thanh Trì tập trung 7 nhiệm vụ quan trọng trong quý II

LĐLĐ huyện Thanh Trì tập trung 7 nhiệm vụ quan trọng trong quý II

(LĐTĐ) Với những kết quả đã đạt được trong qúy I/2024, bước sang quý II, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì tập trung vào 7 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đẩy mạnh các hoạt động Tháng Công nhân, phát động và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua, nhất là phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo”.
Trao Quyết định nghỉ hưu cho đồng chí Bí thư Huyện ủy Thanh Trì

Trao Quyết định nghỉ hưu cho đồng chí Bí thư Huyện ủy Thanh Trì

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Huyện ủy Thanh Trì, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Lễ Công bố và trao Quyết định nghỉ hưu cho đồng chí Lê Tiến Nhật, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Trì.
Trọng tài Ko Hyung Jin bắt chính trận U23 Việt Nam - U23 Iraq

Trọng tài Ko Hyung Jin bắt chính trận U23 Việt Nam - U23 Iraq

(LĐTĐ) Theo công bố mới nhất của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC), trọng tài Hàn Quốc Ko Hyung Jin sẽ bắt chính trận tứ kết giữa U23 Việt Nam với U23 Iraq trên sân Al Janoub vào ngày 27/4.
Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, giá vàng miếng SJC sắp vượt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn 76 triệu đồng/lượng.

Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 24 và 25/4, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã đến thành phố Điện Biên Phủ bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Xem thêm
Phiên bản di động