Điểm cao… mà lo!

(LĐTĐ) Thế hệ đầu 8X về trước, điểm thi, điểm tổng kết cuối học kỳ và cả năm học từ 7,5 trở lên không phải là nhiều, điểm 9,5 - 10 tương đối ít. Nay thì học sinh các cấp, đa số điểm thi toàn 8-9 và rất nhiều học sinh đạt nhiều môn điểm 10.
Nhiều điểm tích cực nhìn từ phổ điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Hà Nội có 401 bài thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt điểm 10
Điểm IELTS được quy đổi sang điểm thi Đại học như thế nào?
Các học sinh trao đổi đề thi (Ảnh minh họa)

Thấy anh bạn đưa bảng điểm của cậu con trai đang học lớp 9, chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10, thấy toàn điểm cao từ 9-10; trong đó điểm 9 chỉ vài môn. Gọi điện chúc mừng, ai dè anh bảo: “Ừ cao thì cao thật đấy, nhưng rất lo”. Lòng hỏi lòng, xưa anh học lớp chuyên toán, thuộc tốp học sinh xuất sắc của trường, con trai hưởng gen bố học giỏi là chuyện đương nhiên, sao lại lo? Nên tò mò hỏi lại: “Điểm cháu cao thế sao phải lo?” thì anh cho hay: Xưa chúng mình đi học, mỗi lần thi cuối kỳ hay kiểm tra giữa học kỳ làm gì có các bộ đề "cho sẵn" để luyện.

Học sao, các thầy cô cho thi như vậy. Kết quả điểm thi phản ánh trung thực năng lực học của mỗi học sinh. Nay thì học quá nhiều, nhưng đến gần thời gian kiểm tra giữa học kỳ và thi, thông thường giáo viên sẽ cho mấy mẫu đề để ôn, luyện và khi kiểm tra, thi thì kiến thức thường rơi vào những mẫu ôn sẵn, kết quả điểm thi khá cao. “Lo là ở chỗ, điểm cao thường do ôn bài tủ, nhưng khi thi tốt nghiệp, đề do Sở ra, không biết các cô, cậu xoay xở ra sao!”, anh nhấn mạnh.

Nghe lời tâm sự của anh bạn, nghĩ cũng có lý, song cũng không hoàn toàn đúng hết. Ngay lớp con tôi học, cá biệt có bạn điểm kiểm tra, điểm thi có những môn chỉ đạt 2,5- 5 điểm! Tuy nhiên, điều không thể chối cãi là một số trường hiện nay vẫn diễn ra tình trạng cho đề tủ để ôn luyện.

Nếu xét góc độ nào đó, việc làm này cũng không sai, vì chỉ là “trắc nghiệm” thi xem năng lực học sinh của mình thế nào. Tuy vậy, xét ở góc độ sư phạm, các thầy, cô không nên ra các bộ đề tủ để học sinh ôn luyện. Biết là vậy, nhưng khi trao đổi với một số người am tường về môi trường sư phạm, họ nói rằng, có đứng lớp mới hiểu nỗi khổ của giáo viên, mà chung quy lại cũng chỉ là hai từ “thành tích”. Trường bị áp lực thành tích với sở, quận, huyện; lớp bị áp lực thành tích với Ban giám hiệu. Trong đó, điểm thi, kết quả học sinh khá, giỏi, xuất sắc trong năm học là “hệ quy chiếu” để đánh giá năng lực, kết quả xếp loại của giáo viên. Không những thế, khi thi, xét tuyển vào lớp 10, điểm học bạ cũng là một trong những kênh quan trọng đối với mỗi học sinh. Áp lực thành tích, áp lực học bạ dẫn đến câu chuyện điểm các môn học, “con đường” dẫn đến điểm thi cao vẫn chưa có điểm dừng…

Nhớ lại trong buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo cách đây 2 năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, với ngành Giáo dục phải đổi mới theo hướng “học thật, thi thật, điểm số thật và nhân tài thật”. Vì vậy, hơn lúc nào hết, bản thân ngành Giáo dục cần tiếp tục nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy, phương pháp tuyển sinh đi vào thực chất, tránh tối đa việc gây áp lực cho cả giáo viên, lẫn học sinh. Trong đó cần có phương pháp đánh giá năng lực giáo viên dựa trên kết quả điểm thi, điểm các môn của học sinh. Có như thế câu chuyện điểm cao mà lo sẽ không còn tiếp diễn. Và vấn đề “học thật, thi thật, điểm số thật và nhân tài thật” mới đi vào cuộc sống!

L.Hà

Nên xem

Đêm trung thu đầy tiếng cười tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM

Đêm trung thu đầy tiếng cười tại Viện Y dược học dân tộc TP.HCM

(LĐTĐ) Nhằm giúp các bệnh nhân có giây phút vui vẻ và hạnh phúc, xoa dịu cảm giác nhớ nhà vào dịp Tết Trung thu, Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa tổ chức hoạt động trao tặng quà cho bệnh nhân điều trị tại các khoa lâm sàng nội trú của bệnh viện.
Ngày mai (23/9) diễn ra Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ ngành giao thông Thủ đô

Ngày mai (23/9) diễn ra Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ ngành giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày mai (23/9), Sở Giao thông Vận tải và Công đoàn ngành Giao thông Vận tải Hà Nội phối hợp tổ chức Hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và Kỹ năng lái xe mô tô giỏi - an toàn trong công nhân, viên chức, lao động ngành Giao thông Vận tải Hà Nội năm 2023.
Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hé lộ food tour ẩm thực thế giới ngay tại Hà Nội

Hé lộ food tour ẩm thực thế giới ngay tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tại tổ hợp Mega Grand World Hà Nội, du khách có thể thưởng thức tinh hoa ẩm thực thế giới từ Ý, Hàn Quốc đến những đặc sản “từ biển lên rừng” của Việt Nam, trong không gian vui chơi, giải trí sôi động, tấp nập.
Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ 12 khóa XVII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 diễn ra chiều nay (22/9), 100% Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã biểu quyết nhất trí hiệp thương cử đồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Ủy viên Đảng Đoàn, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Hôm nay (22/9), Liên hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thường Tín tổ chức Hội thảo thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ 4.0 góp phần xây dựng nông thôn mới. Dự và chỉ đạo hội thảo có đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang gợi mở 5 vấn đề lớn cho Công đoàn tỉnh Bình Dương

Đồng chí Nguyễn Đình Khang gợi mở 5 vấn đề lớn cho Công đoàn tỉnh Bình Dương

(LĐTĐ) Tham dự và chỉ đạo phiên khai mạc chính thức của Đại hội Công đoàn tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 vào ngày 22/9, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) đã gợi mở 5 vấn đề lớn cho hoạt động Công đoàn tỉnh Bình Dương trong nhiệm kỳ tới.

Tin khác

Cụ thể hóa Tuyên bố Đối tác Chiến lược Toàn diện

Cụ thể hóa Tuyên bố Đối tác Chiến lược Toàn diện

(LĐTĐ) Nhân dịp dự Tuần lễ Cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc và hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, trong lịch trình dày đặc, chiều 18/9 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã tới Thung lũng Silicon, thăm các công ty công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới. Tại đây các công ty đều cam kết, sẽ đầu tư mạnh vào Việt Nam ở lĩnh vực công nghệ cao, với mong muốn Việt Nam tham gia sâu hơn chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng ngành bán dẫn toàn cầu.
Nghĩa đồng bào

Nghĩa đồng bào

(LĐTĐ) Sáng qua (18/9), tất cả các cơ quan, công sở, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã dành 1 phút để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng do hỏa hoạn tại chung cư mini trên địa bàn phường Khương Đình, quận Thanh Xuân. Trước đó, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 9, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ cũng đã dành 1 phút để tưởng niệm các nạn nhân.
Nâng tầm quan hệ vì khát vọng chung

Nâng tầm quan hệ vì khát vọng chung

(LĐTĐ) Sau khi nước nhà độc lập (ngày 2/9/1945), ngày 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện văn cho Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman, đề nghị phía Hoa Kỳ công nhận nước Việt Nam, cùng một số thư gửi Tổng thống Hoa Kỳ. Đặc biệt, bức thư gửi Tổng thống Truman ngày 16/12/1946, trong đó bày tỏ Việt Nam mong muốn được “hoàn toàn độc lập” và ý nguyện thiết lập “hợp tác đầy đủ” với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vì lý do lịch sử, thời đại, 77 năm sau, vào ngày 10/9/2023, tại Thủ đô Hà Nội, trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai bên đã đưa ra tuyên bố chung nâng tầm quan hệ Việt Nam - Hoa kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Tạo bước đột phá công tác cán bộ

Tạo bước đột phá công tác cán bộ

(LĐTĐ) Sinh thời, Bác Hồ từng căn dặn, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Vì vậy, với thành phố Hà Nội, Thủ đô của đất nước, muốn thực hiện khát vọng phát triển xứng tầm khu vực, công tác sử dụng cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng.
Xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

Xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại

(LĐTĐ) Phát huy tinh thần quật cường của Cách mạng tháng Tám và những giá trị bất hủ của Tuyên ngôn Độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9, giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn thành phố Hà Nội và toàn thể nhân dân Thủ đô ra sức thi đua học tập, lao động, sản xuất… để góp phần xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, vì mục tiêu đất nước hùng cường như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.
Dấu ấn cải cách hành chính của ngành Nội vụ

Dấu ấn cải cách hành chính của ngành Nội vụ

(LĐTĐ) “Rừng” chứng chỉ, văn bằng đã và đang dần được tinh giản, bãi bỏ góp phần giảm gánh nặng “bằng cấp” đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đây thực sự là dấu ấn đậm nét của ngành Nội vụ trong công tác cải cách hành chính.
Để các cơ quan báo chí phát triển

Để các cơ quan báo chí phát triển

(LĐTĐ) Báo chí là sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu thông tin của bạn đọc, mà hơn hết còn phục vụ các nhiệm vụ chính trị. Trong bối cảnh đa số các cơ quan báo chí chuyển sang mô hình cơ quan sự nghiệp công lập, hoạt động tự chủ thì chính sách thuế lại càng phải ưu đãi.
Phủ sóng an sinh

Phủ sóng an sinh

(LĐTĐ) Dân số ngày một già, trong số đó có rất nhiều người là nông dân, ngư dân, người dân thành thị không có việc làm chính thức… đa số khi về già không có lương hưu. Chính vì thế, việc đề xuất trợ cấp an sinh hưu trí cho người từ 75 tuổi trở lên và khi ngân sách khá hơn sẽ giảm độ tuổi trợ cấp là một chính sách nhân văn.
Để giảm gánh nặng học phí đại học

Để giảm gánh nặng học phí đại học

(LĐTĐ) Một năm học mới chuẩn bị bắt đầu. Với những gia đình có thu nhập trung bình có con vào lớp 1, lớp 10 công lập đã tạm thở phào, song với những gia đình có con đỗ đại học, đặc biệt các trường đại học tên tuổi, lại đối mặt với nỗi lo “học phí”.
Tính lương hưu nên theo tuổi nghỉ

Tính lương hưu nên theo tuổi nghỉ

(LĐTĐ) Đi làm ngoài vấn đề tiền lương, tiền công, người lao động quan tâm nhất là chính sách bảo hiểm, vì đây là lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống khi về hưu.
Xem thêm
Phiên bản di động