Đến cuối năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50%

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nếu không nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành thì chúng ta sẽ tụt hậu, trong lúc chúng ta phải tận dụng mọi thời cơ để vươn lên.
Khắc phục bằng được tình trạng thiếu thuốc, vật tư, tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng Phải có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược trong quy hoạch tổng thể quốc gia

Ngày 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị chuyên đề về đẩy mạnh cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Hơn 1.700 quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa

Các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị đánh giá, thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm, nỗ lực triển khai các nhóm nhiệm vụ, giải pháp và đạt được một số kết quả tích cực, quan trọng về cải cách TTHC, hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành.

Về cải cách TTHC, việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được triển khai quyết liệt, có kết quả. Theo đó, hơn 1.700 quy định được cắt giảm, đơn giản hóa tại 125 văn bản quy phạm pháp luật, hơn 1.100 quy định kinh doanh đã được phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa.

Việc phân cấp trong giải quyết TTHC được quan tâm chỉ đạo, từng bước đẩy mạnh theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực. 699 TTHC đã được phê duyệt phương án phân cấp giải quyết, chiếm 13,47% TTHC. Việc rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước được tích cực triển khai.

Đến cuối năm 2023, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50%
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng số hóa, không phụ thuộc vào địa giới hành chính được chú trọng, bước đầu có kết quả. Cả nước hiện có 11.699 bộ phận một cửa các cấp (57 trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh). 53/63 địa phương đã hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng. Đã cung cấp 3.805 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; hơn 2,8 triệu tài khoản đăng ký (tăng 2,8 lần so với cùng kỳ 2021); hơn 4,78 triệu hồ sơ trực tuyến được thực hiện (tăng 3 lần so với cùng kỳ); hơn 129,6 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái (tăng 2 lần so với cùng kỳ); hơn 2,6 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với hơn 2,78 nghìn tỷ đồng (tăng 16 lần so với cùng kỳ 2021).

Về hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành, hoạt động xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng với tỷ lệ cao; hơn 14,2 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận giữa các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp; gần 1.300 phiếu điện tử lấy ý kiến thành viên Chính phủ thực hiện trên Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ.

Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dựa trên dữ liệu được thúc đẩy thông qua hoạt động kết nối, tích hợp và chia sẻ thông tin, dữ liệu và xây dựng Bộ Chỉ số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành. Bước đầu đã xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, đưa Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đi vào hoạt động.

Các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai, đặc biệt là Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư, đã số hóa và tạo lập gần 100 triệu dữ liệu dân cư được cấp số định danh cá nhân, cập nhật thường xuyên từ cấp xã, bảo đảm tiêu chí "đúng, đủ, sạch, sống"; cấp hơn 68 triệu thẻ căn cước có gắn chíp điện tử cho công dân.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giám sát, đánh giá được quan tâm triển khai như Hệ thống đánh giá Bộ Chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp trong giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công; Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh; Hệ thống theo dõi thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Thay đổi hành vi thực hiện các dịch vụ hành chính công từ trực tiếp sang trực tuyến

Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh TTHC trong một số lĩnh vực còn nhiều rào cản, gây bức xúc trong xã hội. Việc cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh chưa được quan tâm thực hiện đúng mức, chưa huy động được sự tham gia tích cực của hiệp hội, doanh nghiệp, người dân trong quá trình cải cách. Người dân, doanh nghiệp còn phải chịu nhiều chi phí đầu vào không cần thiết…

Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo, theo đó, cần có cách tư duy, phương pháp tiếp cận, lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa với các cấp lãnh đạo, đặc biệt là cấp trực tiếp tiếp xúc, làm việc với người dân và doanh nghiệp. Kế thừa, phát huy kết quả đạt được, bài học hay, kinh nghiệm quý; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nỗ lực đột phá vươn lên.

"Nếu không nỗ lực đẩy mạnh cải cách TTHC, hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành thì chúng ta sẽ tụt hậu trong lúc chúng ta phải tận dụng mọi thời cơ để vươn lên", Thủ tướng phát biểu.

Đến cuối năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50%
Thủ tướng yêu cầu đến cuối năm 2023, tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50% - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng yêu cầu, trước hết, các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trước ngày 30/9 hằng năm; cập nhật đầy đủ, chính xác và công khai kịp thời quy định kinh doanh, chi phí tuân thủ, phương án cải cách trên Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh. Thực hiện việc tham vấn người dân, doanh nghiệp về quy định, vướng mắc, khó khăn và phương án cải cách trên hệ thống này.

Tổ chức thực thi ngay các phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh đã được phê duyệt và phương án phân cấp trong giải quyết TTHC (Quyết định 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022), đồng thời tập trung rà soát, đơn giản hóa 59 TTHC/nhóm TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước…

Thủ tướng lưu ý xã hội hóa một số công đoạn trong tiếp nhận, trả kết quả TTHC, hỗ trợ việc thực hiện TTHC tại Bộ phận một cửa các cấp để tất cả mọi người dân, nhất là những người yếu thế, ở vùng nông thôn, biên giới, hải đảo có thể làm được dịch vụ công trực tuyến.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phấn đấu nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của chính quyền các cấp trong thực hiện TTHC, trong đó đến năm 2023 đạt trên 80%, năm 2025 đạt trên 90% mức độ hài lòng. Tỷ lệ giải quyết đúng hạn tại Trung tâm phục vụ hành chính công phải đạt trên 90%.

Đến cuối năm 2023, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến phải đạt 50%. Mục tiêu trước mắt là mỗi gia đình sẽ có ít nhất một thành viên có thể thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Về lâu dài, chúng ta phải giúp người dân, doanh nghiệp thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi thực hiện các dịch vụ hành chính công từ trực tiếp sang trực tuyến.

Cùng với đó, đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành với Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.

Tiếp tục thực hiện nghiêm việc ký số, gửi nhận văn bản và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng tại các cấp chính quyền; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các phần mềm chế độ báo cáo theo yêu cầu của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP và tích hợp, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. Yêu cầu đến cuối tháng 6/2023, tỷ lệ hồ sơ xử lý công văn giấy tờ trực tuyến ở các bộ, ngành Trung ương và cơ quan hành chính cấp tỉnh phải đạt 100%.

Thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ các thông tin, dữ liệu (Quyết định số 1498/QĐ-TTg ngày 11/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ) và xây dựng các bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo, điều hành của bộ, cơ quan, địa phương tích hợp với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phấn đấu đến giữa năm 2023, có 5 bộ, ngành và 10 địa phương hoàn thành xây dựng Bộ Chỉ số điều hành đưa vào hoạt động và tích hợp thông tin, dữ liệu với Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) lưu ý người dùng internet về hình thức lừa đảo trực tuyến qua email, lừa đảo thông qua ứng dụng tiền điện tử… có quy mô quốc tế. Cục An toàn thông tin cũng cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Nhiều lợi ích từ chuyển đổi mã số thuế theo mã định danh cá nhân

Nhiều lợi ích từ chuyển đổi mã số thuế theo mã định danh cá nhân

(LĐTĐ) Việc sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp thay đổi phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý thuế và thuận tiện cho mỗi công dân.
Sự cố Facebook bị sập mang lại giá trị tích cực với người dùng Việt Nam

Sự cố Facebook bị sập mang lại giá trị tích cực với người dùng Việt Nam

(LĐTĐ) Theo ông Trần Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, sự cố mạng xã hội Facebook bị sập trên phạm vi toàn cầu vào tối 5/3 mặc dù mang lại nhiều bất tiện cho người dùng nhưng ở góc độ tại Việt Nam, hiện tượng này cũng mang lại một số giá trị tích cực.
Từ hôm nay (1/3), điện thoại 2G không hợp quy sẽ không được hòa mạng mới

Từ hôm nay (1/3), điện thoại 2G không hợp quy sẽ không được hòa mạng mới

(LĐTĐ) Ngày 23/2, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra thông báo triển khai giải pháp ngăn chặn máy điện thoại di động 2G không được chứng nhận hợp quy mới kết nối vào mạng viễn thông di động.
100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký bằng Căn cước công dân

100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký bằng Căn cước công dân

(LĐTĐ) Hiện, 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đã triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, với trên 60,2 triệu lượt tra cứu thành công.
Phát triển hạ tầng thông tin để mở không gian mới cho phát triển kinh tế - xã hội

Phát triển hạ tầng thông tin để mở không gian mới cho phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam đặt các mục tiêu cao để kiến tạo hạ tầng phục vụ chuyển đổi số quốc gia, mở ra không gian phát triển mới cho kinh tế - xã hội.
Nông thôn "thông minh" trong kỷ nguyên công nghệ

Nông thôn "thông minh" trong kỷ nguyên công nghệ

(LĐTĐ) Những cung đường khang trang, sạch đẹp và mức độ “số hóa” phủ sóng các thôn, xã… cho thấy sự phát triển từng ngày ở những vùng quê trên địa bàn Thủ đô. Không dừng lại ở đó, các địa phương còn đẩy nhanh chuyển đổi số để xây dựng nông thôn mới thông minh.
Đầu năm mới, nói chuyện đổi mới trong kỷ nguyên AI

Đầu năm mới, nói chuyện đổi mới trong kỷ nguyên AI

(LĐTĐ) Được ra mắt trong những ngày đầu năm 2024, "Canh bạc AI - Chat GPT và tương lai loài người" (do NXB Trẻ ấn hành) là tác phẩm đầu tiên của tác giả Việt Nam mang tham vọng “đốt đuốc” đi tìm đáp án cho câu hỏi loài người sẽ đi về đâu trong kỷ nguyên AI.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hệ thống tòa án

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hệ thống tòa án

(LĐTĐ) Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao vừa ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-CA ngày 15/1/2024 về đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Tòa án điện tử.
Xem thêm
Phiên bản di động