Đề xuất Trung ương hỗ trợ 50% ngân sách đầu tư Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh
Dự án vành đai 4 thành phố Hồ Chí Minh: Dồn lực để sớm triển khai |
Dự án Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh dài khoảng 200km, đi qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. |
Việc đề xuất nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ trên tình hình thực tế tại các địa phương có dự án đi qua (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An).
Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư các dự án đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh; được sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công của dự án qua hai địa phương (cầu Thủ Biên giữa địa bàn tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương).
Ngân sách Trung ương hỗ trợ các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu 50% tổng mức vốn ngân sách tham gia dự án; riêng tỉnh Long An, ngân sách Trung ương hỗ trợ 75% tổng mức vốn ngân sách tham gia dự án.
Đồng thời, đề xuất cho phép tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án không vượt quá 70% tổng mức đầu tư dự án.
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đề xuất trong 2 năm kể từ khi Nghị quyết này được Quốc hội thông qua, cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh là tuyến vành đai cao tốc thuộc quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia, có chiều dài khoảng 199km, quy mô 8 làn xe, đầu tư trước năm 2030.
Đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thuộc Vùng Đông Nam Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và có tính kết nối giao thông liên vùng rất quan trọng trong giải quyết lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logistics.
Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 18,23 km; Đồng Nai: 45,54 km; Bình Dương: 47,45 km; Long An: 74,5 km, Thành phố Hồ Chí Minh: 3,8 km. Sơ bộ tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) của dự án khoảng 128.000 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3
Tin khác
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3
Tin mới 08/09/2024 21:56
Báo động lũ cấp III trên sông Tích
Thời sự 08/09/2024 21:34
Tái cung cấp điện trở lại, đảm bảo hàng hóa thiết yếu cho người dân sau bão
Tin mới 08/09/2024 18:50
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga
Tin mới 08/09/2024 18:47
Mực nước sông dâng cao, cảnh báo ngập lụt vùng ven sông, trũng thấp
Tin mới 08/09/2024 17:16
Nhiều địa phương được cấp điện trở lại trong ngày hôm nay
Tin mới 08/09/2024 15:33
Thống kê chính xác thiệt hại do bão số 3 để có giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời
Tin mới 08/09/2024 14:53
Hà Nội báo động lũ trên sông Bùi
Thời sự 08/09/2024 13:48
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hỗ trợ ngay cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3
Tin mới 08/09/2024 10:59
Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão số 3
Tin mới 08/09/2024 07:17