Đề xuất kinh phí công đoàn được sử dụng đầu tư xây nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định kinh phí công đoàn được sử dụng để “đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động thuê; nhà lưu trú cho đoàn viên công đoàn công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...
Trao quyền chủ động hơn cho tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ Bố trí thời gian cho cán bộ Công đoàn hoạt động tại cơ sở căn cứ vào số lượng đoàn viên

Bảo đảm vận hành bộ máy công đoàn không phụ thuộc vào ngân sách

Ngày 8/6, thảo luận tại tổ về Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu tán thành với việc sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn hiện hành nhằm khắc phục một số hạn chế, bất cập trong thời gian qua.

Đồng thời, thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, nghị quyết của Đảng; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhất là đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới.

Vấn đề phí công đoàn và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn đã được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn tỉnh Lạng Sơn) bày tỏ nhất trí về việc cần phải duy trì kinh phí công đoàn 2% như hiện nay. Tuy nhiên, theo đại biểu, cần bổ sung quy định để công khai, minh bạch, đảm bảo kinh phí công đoàn 2% phục vụ tốt nhất cho người lao động.

Đề xuất kinh phí công đoàn được sử dụng đầu tư xây nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa nhất trí về việc cần phải duy trì kinh phí công đoàn 2% như hiện nay.

Hiện nay, kinh phí công đoàn theo quy định là 2%. Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, thời gian qua khi có dịch Covid-19, có ý kiến đề xuất giảm mức kinh phí công đoàn, tuy nhiên, việc duy trì kinh phí này trong mấy thập niên qua đã tương đối ổn định, bảo đảm việc vận hành bộ máy công đoàn không phụ thuộc vào ngân sách.

Mức thu này cũng không có tác động lớn đối với doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc duy trì cũng bảo đảm theo đúng kết luận của Bộ Chính trị liên quan đến vấn đề này; bảo đảm nguồn lực để công đoàn thu hút, tập hợp đông đảo người lao động đến với tổ chức mình. Đồng thời, phương án phân chia được công đoàn tính toán rất hợp lý, trên cơ sở số người lao động tham gia vào tổ chức.

Đồng quan điểm cần giữ nguyên quy định phí công đoàn là 2%, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) phân tích, nếu không duy trì quy định này, có nghĩa công đoàn sẽ phải tính đến một nguồn lực khác để nhận hỗ trợ.

Đề xuất kinh phí công đoàn được sử dụng đầu tư xây nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ chiều 8/6.

Nói về một số hiệp hội, doanh nghiệp rằng khó khăn mà vẫn phải đóng thêm 2% kinh phí công đoàn, đại biểu cho biết, trong suốt thời gian qua, đặc biệt là trong 3 năm đại dịch Covid-19, số tiền Công đoàn bỏ ra để cùng với doanh nghiệp, cùng với Nhà nước chăm lo và hỗ trợ cho người lao động tại chính những đơn vị này là rất lớn.

“Việc duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2% là hợp lý và đảm bảo đủ điều kiện để công đoàn cùng với Đảng và Nhà nước, cùng chính quyền địa phương chăm lo cho người lao động tại các đơn vị, địa phương”, đại biểu phân tích.

Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động

Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn tỉnh Thanh Hóa) cũng ủng hộ tiếp tục duy trì mức đóng kinh phí Công đoàn 2%, nhằm bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động. Theo đại biểu, tài chính công đoàn độc lập, không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước là một nội dung quan trọng các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đã trở thành thông lệ.

So với yêu cầu chăm lo về vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, tỷ lệ đóng 2% kinh phí công đoàn hiện nay là phù hợp, nhằm đảm bảo cho công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và có tích lũy để xử lý các tình huống đặc biệt (như hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch, người lao động bị mất việc làm hàng loạt do doanh nghiệp thiếu đơn hàng, thiên tai...). Theo kết quả nghiên cứu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, kinh phí công đoàn chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp (trung bình khoảng 0,38%).

Cũng theo đại biểu Võ Mạnh Sơn, qua khảo sát tại các công đoàn cơ sở, ở phần lớn công đoàn cơ sở doanh nghiệp, nhiều năm qua, ban chấp hành công đoàn đã công khai cho đoàn viên, người lao động biết danh mục quyền lợi (gồm cả mức chi) hàng năm mà họ được hưởng (ví dụ: thăm hỏi ốm đau, quà tết, chi các ngày lễ 8/3, 20/10, 1/6, Rằm Trung thu, Ngày Quốc tế Lao động…).

“Nếu giảm, có thể sẽ tạo nên cú sốc cho người lao động về việc phúc lợi giảm, ảnh hưởng đến việc thu hút, tập hợp người lao động vào tổ chức Công đoàn”, đại biểu nói.

Đề xuất kinh phí công đoàn được sử dụng đầu tư xây nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân
Duy trì kinh phí công đoàn 2% để đảm bảo phúc lợi ổn định cho người lao động. (Ảnh: Hoàng Phúc)

Đầu tư nhà lưu trú cho đoàn viên công đoàn

Với hai phương án về phân phối kinh phí công đoàn, đại biểu Quàng Thị Nguyệt (Đoàn tỉnh Điện Biên) nhất trí với Phương án 2, quy định cụ thể tỷ lệ phân phối theo tỷ lệ công đoàn cấp trên quản lý, sử dụng 25%; 75% còn lại được phân phối cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp. Đồng thời, quy định cụ thể cách thức phân phối kinh phí cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Về sử dụng kinh phí công đoàn, dự thảo Luật quy định kinh phí công đoàn được sử dụng để “Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động thuê; nhà lưu trú cho đoàn viên công đoàn công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo; các thiết chế công đoàn phục vụ đoàn viên, người lao động”.

“Tôi nhất trí với quy định kinh phí công đoàn được sử dụng để đầu tư nhà lưu trú cho đoàn viên công đoàn công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo. Đây là chính sách rất thiết thực, hiện nay đoàn viên công đoàn các xã vùng sâu, vùng xa khu vực biên giới, hải đảo còn rất nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về nhà ở.

Tuy nhiên, để quy định được rõ ràng, thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện, đề nghị Ban soạn thảo bổ sung giải thích khái niệm “nhà lưu trú cho đoàn viên công đoàn”; đồng thời, đối chiếu quy định này với quy định của Luật Nhà ở năm 2023 để đảm bảo sự đồng bộ, tương thích của hệ thống pháp luật”, đại biểu đoàn Điện Biên đề nghị.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

(LĐTĐ) Làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận? Lợi nhuận hay giá trị doanh nghiệp quan trọng hơn?... Với những bí quyết được chia sẻ của các chuyên gia tại chương trình “Xây dựng cộng đồng - Chìa khóa thành công” góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

(LĐTĐ) Để kịp thời động viên, chia sẻ với người lao động, đặc biệt là những người công nhân môi trường vẫn đang ngày đêm vất vả, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đi thăm, trao quà động viên đoàn viên, công nhân môi trường đang trực tiếp làm việc ngoài hiện trường.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát Phòng Cảnh sát PCCC& CNCH đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền Thành phố chỉ đạo quyết liệt tổ chức thực hiện các mặt công tác.
Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm.

Tin khác

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận thông tin, Công an quận 5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã điều động Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xuất 2 xe chuyên dụng cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến địa điểm xảy ra tai nạn, phối hợp công an địa phương thực hiện công tác cứu nạn.
Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

(LĐTĐ) Với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu sở, ngành, địa phương và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành giai đoạn 1 để thông xe trước ngày 2/9.
Khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất tại Hà Giang

Khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đất tại Hà Giang

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 67/CĐ-TTg yêu cầu tập trung khắc phục sự cố sạt lở đất tại tỉnh Hà Giang và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở.
Tuyên phạt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn 24 năm tù trong vụ án thứ ba

Tuyên phạt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn 24 năm tù trong vụ án thứ ba

(LĐTĐ) Chiều 12/7, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên án sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ” xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC), Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) Thành phố và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụm Thi đua số 1 Bộ Công an: Xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, gương điển hình tiên tiến

Cụm Thi đua số 1 Bộ Công an: Xây dựng nhiều mô hình sáng tạo, gương điển hình tiên tiến

(LĐTĐ) Ngày 12/7, tại Hà Nội, Cụm Thi đua số 1 Bộ Công an (gồm Công an 5 thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng (đơn vị Cụm trưởng), Hà Nội (đơn vị Cụm phó), Cần Thơ, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc" 6 tháng đầu năm 2024.
Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia

Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước Vương quốc Campuchia

Theo đặc phái viên TTXVN, vào lúc 13h35 chiều 12/7 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã đến Sân bay quốc tế Phnom Penh ở thủ đô Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Vương quốc Campuchia từ ngày 12 - 13/7 theo lời mời của Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni.
Thi đua 500 ngày đêm hoàn thành các dự án đường bộ cao tốc

Thi đua 500 ngày đêm hoàn thành các dự án đường bộ cao tốc

(LĐTĐ) Ngày 12/7, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Hội đồng) chủ trì Phiên họp lần thứ 8, nhiệm kỳ 2021 - 2026 của Hội đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động