Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững

Mới đây, tại Hà Nội, trong khuôn khổ của diễn đàn "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, bền vững", Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng đã có chia sẻ về cái nhìn tổng quát thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Mỹ. Từ đó, rút ra kinh nghiệm cho thị trường trái phiếu của Việt Nam.
Lừa đảo trên các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, đầu tư ngày càng tinh vi, phức tạpThanh lọc thị trường trái phiếu doanh nghiệp: Gạn đục khơi trongCần nhận diện đúng vai trò của trái phiếu doanh nghiệp

Bài học từ thị trường trái phiếu Mỹ

Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, cách đây 14 năm, thị trường trái phiếu Mỹ trải qua một khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, giá trái phiếu trên thị trường thứ cấp giảm 10,8%.

Khi đó, nền kinh tế Mỹ rơi vào cuộc đại suy thoái kể từ năm 2008, bắt nguồn từ thị trường bất động sản vỡ bong bóng. Người dân Mỹ thiệt hại 16.000 tỷ USD và hàng triệu người mất việc.

Bài học gì cho Việt Nam từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ?
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng chia sẻ tại diễn đàn "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, bền vững", chiều 19/5.

Sau đó, thị trường trái phiếu của Mỹ đã trải qua một cuộc cải cách toàn diện qua Đạo luật Dodd-Frank về cải cách Phố Wall và bảo vệ người tiêu dùng.

Đạo luật này có tên tiếng Anh là Dodd-Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act, do hai Thượng nghị sĩ Chris Dodd và Barney Frank soạn thảo và được Quốc hội Mỹ ban hành năm 2010.

Nhờ kịp thời ban hành đạo luật trên mà hiện nay thị trường trái phiếu của Mỹ lên đến khoảng 46 nghìn tỷ USD, chiếm 38% thị trường trái phiếu toàn cầu.

Nếu so với GDP của Mỹ năm 2021 khoảng 22,7 nghìn tỷ USD thì tổng dư nợ thị trường trái phiếu của Mỹ lên đến trên 200% GDP của Mỹ. Trong khi đó, vốn hoá của thị trường cổ phiếu hiện nay (stock market capitalization) khoảng 48 nghìn tỷ USD, cao hơn chút đỉnh so với quy mô của thị trường trái phiếu.

Thị trường trái phiếu đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của Mỹ vì đó là nơi đầu tư cho các quỹ hưu trí của người dân Mỹ. Phần lớn các trái phiếu doanh nghiệp phát hành lần đầu được riêng lẻ cho các tổ chức tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư và công ty kinh doanh chứng khoán. Trong số đó, chỉ một ít trái phiếu doanh nghiệp bao gồm mortgage-backed securities được phát hành lần đầu tiên ra công chúng.

Tuy nhiên, những trái phiếu doanh nghiệp này phải đăng ký với Ủy ban chứng khoán và giao dịch (gọi tắt là SEC) và thường được xếp hạng tín nhiệm.

Ở Mỹ, phần lớn các trái phiếu phát hành trên thị trường sơ cấp đều có xếp hạng tín nhiệm. Thực tế, những nhà đầu tư lớn khi cam kết mua trái phiếu đều muốn mua trái phiếu có xếp hạng bởi họ muốn mau chóng bán lại cho các tổ chức tài chính khác.

Bài học gì cho Việt Nam từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ?
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có vai trò quan trọng, là kênh tài trợ vốn vay trung dài hạn cho tổ chức kinh tế.

Cũng theo TS Hiếu, khi phát hành trái phiếu, nhà phát hành đưa ra bản cáo bạch nêu rõ mục đích sử dụng vốn, các chi tiết liên quan đến lãi suất, thời hạn trả nợ, phương pháp trả nợ và các cam kết phải thực hiện.

Tại Mỹ, nhiều doanh nghiệp phát hành có người quản lý trái phiếu, chịu trách nhiệm việc theo dõi các quy định được nêu ra.

Trong trường hợp nhà phát hành không tuân thủ những cam kết được quy định trong bản cáo bạch thì nhà đầu tư có thể kiện nhà phát hành để đòi bồi thường thiệt hại hay đòi trả lại nợ.

Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn đi song song với thị trường vốn vay ngân hàng, giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng. Đồng thời giảm rủi ro cho các doanh nghiệp, không bị quá phụ thuộc vào hệ thống tín dụng ngân hàng.

Bài học gì cho thị trường Việt Nam?

Nhìn lại thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho hay, thị trường đang trải qua một giai đoạn khó khăn, lòng tin của nhà đầu tư bị dao động vì những vụ việc xảy ra gần đây.

Mặc dầu thị trường chưa rơi vào khủng hoảng nhưng những vụ việc xảy ra chứng tỏ thị trường cần một sự chấn chỉnh và cải cách mạnh mẽ.

Bài học gì cho Việt Nam từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp Mỹ?
Toàn cảnh buổi diễn đàn: "Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, bền vững"

Ông Hiếu cho rằng, tại Việt Nam, thị trường phát hành riêng lẻ sẽ phát triển mạnh hơn so với thị trường phát hành ra công chúng. Nhưng đây lại là thị trường rủi ro hơn, vì các quy định về phát hành không chặt chẽ như phát hành ra công chúng.

Theo đó, chúng ta cũng cần nâng cao khả năng kiểm soát và trao thêm quyền lực cho các cơ quan quản lý thị trường, tiền tệ, kiểm toán nhà nước trong việc thực hiện các nghĩa vụ quản lý và kiểm soát thị trường.

Nhiều người hiện nay lo ngại việc siết chặt thị trường của các cơ quan quản lý sẽ làm mất đi khả năng phát triển của thị trường.

Nhưng với những gì đã xảy ra sự kiểm soát thị trường một cách hiệu quả sẽ là tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

Dĩ nhiên sẽ tạo ra những khó khăn cho thị trường, nhưng sẽ tạo lại niềm tin cho thị trường, và có lẽ cũng là cái giá phải trả để có một thị trường đi vào quy củ và ổn định.

Về việc xếp hạng tín nhiệm, ông Hiếu kiến nghị chúng ta cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 88 của Chính phủ quy định về xếp hạng tín nhiệm ban hành năm 2014. Trong đó, cần quy định, thống nhất các ký hiệu cho các hạng mức tín nhiệm…

Ngoài ra, ông Hiếu cũng cho rằng, cần thành lập riêng một Văn phòng trực thuộc Bộ Tài chính về Xếp hạng tín nhiệm, để giám sát hoạt động của các công ty Xếp hạng tín nhiệm đang hoạt động. Từ đó kiểm soát việc tuân thủ các quy định về xếp hạng tín nhiệm… kiểm soát các trường hợp xung đột lợi ích giữa các thành viên của công ty xếp hạng và trái phiếu được xếp hạng.

Trong Nghị định 153 về phát hành trái phiếu riêng lẻ ban hành năm 2020, các nhà phát hành cũng cần bổ sung mục đích sử dụng vốn và đưa ra một công cụ để các nhà đầu tư theo dõi việc sử dụng vốn. Việc này nhằm làm rõ các phương pháp trả nợ và lãi và tính lãi suất cố định hay thả nổi có đo lường, cam kết tài chính và có những chế tài xử phạt hợp lý.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo

Quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo

Đại diện cho Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quốc Oai tham dự Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Long Thành thể hiện tinh thần quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo ngay từ những trận đấu đầu tiên của vòng bảng.
77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát triển đất nước phải song hành với trách nhiệm quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu; hợp tác quốc tế trên nguyên tắc "các bên cùng thắng".
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đối với Việt Nam, cùng với chuyển đổi số, xác định chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu khách quan, là yếu tố then chốt và động lực đột phá để thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời góp phần từng bước hiện thực hóa các cam kết tại COP26 về đưa mức phát thải ròng về bằng "0" vào năm 2050.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Chương Mỹ: Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Thời gian qua, LĐLĐ huyện Chương Mỹ xác định rõ việc “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Qua phong trào, tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn đồng hành cùng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc tiến bộ, văn minh.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.

Tin khác

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động