Để sớm khôi phục sản xuất nông nghiệp
Chuyển mạnh tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp Chung tay cùng nông dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 |
Vườn đào, quất tan hoang sau bão
Do ảnh hưởng mưa, lũ, làng đào Nhật Tân và quất Tứ Liên ven bờ sông Hồng rơi vào chung cảnh ngộ bị đổ, gãy cành. Cùng với đó, nước lũ sông Hồng dâng cao, khiến diện tích trồng đào, quất bị ngập sâu trong nước. Nước lũ rút, những cánh đồng bạt ngàn đào, quất rơi vào cảnh héo lá, xơ xác. Các hộ trồng bắt đầu thu dọn, cắt tỉa các cành bị gãy và xử lý những cây bị ngập úng.
Anh Trần Duy Thuần, chủ cơ sở vườn đào Việt Tuấn (phường Nhật Tân) cho biết dù chưa có thống kê cụ thể về thiệt hại, nhưng khi đi quanh vườn là cảnh hoang tàn, đổ nát, khoảng 200 cây đào với số vốn hàng trăm triệu đồng giờ đây đã ngập úng, chết rủ.
Mưa lũ khiến diện tích trồng đào, quất cảnh quận Tây Hồ ngập chìm trong nước gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân. |
“Dù được cảnh báo bão số 3 là cơn bão mạnh, gia đình đã chủ động mua thêm tre về để chằng chống, chuyển những cây đào trong chậu lên vùng cao hơn song gió giật mạnh, nước dâng nhanh, những cây đào cổ thụ cũng không thể chống chọi lại được những trận mưa như trút nước”, anh Thuần nghẹn ngào tâm sự.
Cùng chung hoàn cảnh, gắn bó với nghề trồng đào vài chục năm, anh Đỗ Ngọc Bảo, chủ vườn đào tại Nhật Tân không giấu được vẻ mệt mỏi khi nhìn vào khu vườn đào rộng hàng trăm mét vuông của mình. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình anh mỗi dịp Tết Nguyên đán.
“Chúng tôi đã cố gắng di dời cây lên những khu vực cao hơn, nhưng nước lũ dâng lên nhanh quá, chỉ trong vài tiếng, cả vườn chìm trong nước, nhiều cây đã chết úng.Hàng năm, thời gian này các nhà vườn đã bắt đầu chuẩn bị cho vụ đào Tết, vài tháng nữa sẽ đưa những cây đẹp nhất ra thị trường phục vụ người dân chơi Tết nhưng năm nay chẳng còn gì để bán”, anh Bảo buồn bã chia sẻ.
Những lời than thở đầy chua xót của người dân không chỉ là nỗi đau về mặt tài chính mà còn là tâm huyết, công sức chăm sóc, cả năm chỉ trông chờ vào vụ mùa Tết, vậy mà giờ đây, hy vọng đón cái Tết ấm no đã tan biến trong dòng nước lũ. Theo chia sẻ của các hộ trồng đào, họ chưa từng thấy trận lũ nào tàn phá lớn như vậy trong nhiều năm trở lại đây. Nhiều người dân lo ngại dù một số cây đào cao hơn còn sót lại, nhưng sau một tuần ngâm trong nước, rễ cây đã bị úng, khó có thể phục hồi, nguy cơ mất trắng số tài sản đã đầu tư cho vụ đào năm nay là rất lớn. Đặc biệt, để khôi phục lại được khu vườn trồng đào, người dân nơi đây ước tính phải mất vài năm chứ không thể vài tháng, bởi vùng đất trồng cần phải cải tạo, người dân cần có vốn để đầu tư sản xuất,… đó là quãng thời gian dài đầy thử thách đối với những người dân trồng đào nơi đây.
Tại vùng trồng quất Tứ Liên, tình trạng cũng không mấy khả quan hơn. Những người nông dân thất thần, bất lực, xới những cây quất hỏng lên để vứt bỏ, những cây còn khả năng phục hồi sẽ được rửa lá, tiếp tục theo dõi.
Bà Ngô Thị Ngà - Chủ tịch Hội làng nghề trồng quất Tứ Liên xót xa chia sẻ: “Ước tính thiệt hại của bà con nông dân trồng quất Tứ Liên là rất lớn, khoảng 8.750 cây đã bị hư hỏng (trong đó bao gồm 25ha quất bán Tết và 10ha quất giống) không còn khả năng phục hồi, thiệt hại ước chừng khoảng 37 tỷ đồng. Nông dân chúng tôi vừa tiếc của, vừa tiếc công sức mình đã bỏ ra”.
Chia sẻ về những thiệt hại của cơn bão số 3 gây ra ảnh hưởng đến vùng trồng đào, quất của quận, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, quận Tây Hồ có 152ha trồng đào, quất, hoa màu tại khu vực bãi sông Hồng đã bị ngập trong nước, thiệt hại ước tính khoảng 90 tỷ đồng. Trong đó, đào là 65ha tập trung tại 2 phường Nhật Tân (40ha), Phú Thượng (25ha); 35ha quất tập trung tại phường Tứ Liên; 12ha hoa màu tập trung tại khu vực bãi giữa sông Hồng.
Hỗ trợ vay vốn giúp người dân phục hồi sản xuất
Trước những thiệt hại của cơn bão số 3 gây ra, để hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống, tái tạo sản xuất hiện tại các lực lượng chức năng quận Tây Hồ đang khẩn trương triển khai các biện pháp nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp tại khu vực bãi sông Hồng.
Theo ông Nguyễn Thanh Tịnh - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ hiện nay, UBND quận đã chỉ đạo các đơn vị, UBND các phường đẩy mạnh công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường khu vực ngoài bãi, đặc biệt là khu vực canh tác của người dân bị ngập úng; tổ chức cấp phát thuốc khử trùng cho người dân khu vực bị ngập lụt để tổ chức phun khử khuẩn, đảm bảo vệ sinh môi trường, cuộc sống của người dân. Đối với số lượng đào, quất, hoa màu bị chết, UBND quận đã yêu cầu UBND các phường xây dựng các điểm tập kết, trung chuyển để vận chuyển về nơi xử lý theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đặc biệt, theo Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Thanh Tịnh, nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội quận.
“Theo thống kê chưa đầy đủ, mưa lũ đã khiến 1.018 người lao động (người đang canh tác, sản xuất tại các vườn đào, quất, hoa màu) bị ảnh hưởng. Trong đó, hơn 600 trường hợp đã vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, hơn 400 trường hợp chưa vay vốn, đối với những trường hợp này, quận Tây Hồ sẽ có biện pháp giãn nợ, cho vay, cho vay tiếp nếu người lao động có nhu cầu với lãi suất 0%”, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ nhấn mạnh.
Cũng theo lãnh đạo quận Tây Hồ, cùng với việc giãn nợ, cho vay vốn phục hồi sản xuất với lãi suất 0%, quận đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan, hướng dẫn người dân khẩn trương dọn dẹp, khắc phục ảnh hưởng của bão lũ để tổ chức canh tác lại cây ngắn ngày nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân.Trong đó, quận sẽ hướng bà con phường Phú Thượng chuyển sang trồng hoa dơn, hoa loa kèn; khu vực phường Nhật Tân tổ chức trồng hoa cúc; phường Tứ Liên chuyển sang trồng màu; khu vực bãi giữa sông Hồng chuyển sang trồng màu, cây dược liệu… để đảm bảo cuộc sống của người dân cũng như phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025.
N.Hoa - N.Hoài
Nên xem
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Tin khác
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53