Để rác thải trở thành tài nguyên
Để rác thải đô thị không còn là nỗi lo của tương lai Để rác “góp sức” cho cuộc sống xanh |
Thí điểm “thận trọng”
Ngay từ đầu năm 2021, để đón đầu thời điểm Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp với huyện Đông Anh triển khai thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và nhân rộng ra toàn Thành phố.
Người dân quận Hoàn Kiếm hào hứng tham gia chương trình thu gom rác tải chế. |
Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh, đến hết tháng 4/2022, trên địa bàn huyện có 23 xã, thị trấn triển khai chương trình phân loại và xử lý rác tại nhà. Trong đó có 3 xã đã triển khai tới 100% các hộ dân là: Liên Hà, Dục Tú và Việt Hùng; 20 xã, thị trấn còn lại đã chọn ít nhất một thôn hoặc tổ dân phố làm điểm. Đến nay, Đông Anh có 7.621 hộ dân thực hiện phân loại và xử lý rác hữu cơ tại gia đình. Sau phân loại, rác hữu cơ được tái sử dụng làm thức ăn cho gia súc, ủ phân bón cho cây trồng... Trong khi đó, rác tái chế được thu gom riêng và bán cho hệ thống thu gom đồng nát. Nhờ đó, lượng rác thải mỗi ngày đã giảm đáng kể, tiết kiệm được nhiều công sức, chi phí và góp phần làm cho làng quê thêm sạch, đẹp.
Đáng chú ý, từ sau khi triển khai mô hình thí điểm, lượng rác thải phải chôn lấp giảm từ 50 - 70% tổng lượng rác thải phát sinh của các hộ gia đình tại một số xã tham gia tích cực mô hình. Ở phạm vi rộng hơn, kết quả đánh giá của Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Anh, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh năm 2021 là 83.147 tấn, trung bình phát sinh 227 tấn/ngày, giảm hơn 12 tấn/ngày so với lượng rác phát sinh năm 2020 (87.556 tấn, trung bình phát sinh 239 tấn/ngày).
Còn tại quận Hoàn Kiếm, công tác bảo vệ môi trường, phân loại rác cũng được chú trọng với nhiều chương trình, dự án được triển khai. Có thể kể đến chương trình đổi rác tái chế để nhận quà đang diễn ra vào cuối tuần do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị tổ chức; dự án “Suy nghĩ lại về nhựa - Giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển” (Rethinking Plastics), Workshop do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp với UBND quận Hoàn Kiếm triển khai thực hiện. Và mới đây nhất là dự án “Mô hình Kinh tế tuần hoàn rác thải dựa vào cộng đồng tại quận Hoàn Kiếm” do UBND quận Hoàn Kiếm, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng và Dow Việt Nam phối hợp thực hiện, đã được triển khai từ tháng 5/2022 và kéo dài tới hết tháng 6/2022.
Ngoài ra, tại một số địa bàn dân cư, chuyên đề “Phân loại rác thải nhựa giá trị thấp trong tổ dân phố và hạn chế sử dụng rác thải nhựa” cũng đã được đưa vào nội dung sinh hoạt chi bộ tháng. Nhìn không khí buổi sinh hoạt rất sôi nổi, hào hứng của Chi bộ khi ai cũng muốn góp ý xây dựng mới thấy được sự quan tâm của người dân với môi trường sống xung quanh.
Khối lượng rác thải hiện nay được ước tính đã phát sinh gấp đôi so với 15 năm trước, trong đó có đến 60 - 70% rác hữu cơ. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường sống, tăng chi phí xử lý. Do đó, yêu cầu về những phương án mới trong thu gom xử lý chất thải rắn sinh hoạt ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. |
Đánh giá bộ cho thấy, ở cả hai mô hình thu gom rác tại huyện Đông Anh và các chương trình phân loại rác quận Hoàn Kiếm đều đang thu được nhưng kết quả khả quan, nhưng ai cũng hiểu “hiệu quả” mới chỉ dừng ở thời điểm điểm nhất định hiện nay. Chúng ta đều hiểu phân loại rác tại nguồn chính là tiền thân của mô hình 3R, xét về lý thuyết là không khó, tuy nhiên đi vào thực tế, rất nhiều mô hình đã thất bại...
Yếu tố con người là quyết định
Sau chương trình tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý rác thải giữa 30 quận, huyện diễn ra tại Đông Anh, có không ít ý kiến bày tỏ lo ngại về những vướng mắc còn tồn tại và cho rằng, nếu vội vàng áp dụng mô hình, người dân sẽ mất kiên nhẫn dẫn đến thất bại. Đầu tiên, đó là do nhiều địa phương chưa triển khai rõ nét công tác tuyên truyền nên nhận thức và ý thức của người dân về phân loại rác thải tại nguồn còn hạn chế. Nhiều hộ gia đình vẫn quen với việc đổ rác mà không phân loại. Tại một số địa bàn đang phát triển theo hướng đô thị, việc tái chế rác hữu cơ thành phân vi sinh trở nên chưa hợp lý dẫn đến sự tham gia thiếu nhiệt tình.
Còn tại các quận nội thành, nhiều yếu tố khiến chương trình khó triển khai cũng được chỉ ra như vì diện tích chật hẹp, rất khó để sắp xếp vị trí thùng phân loại cũng như hoạt động thu gom còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, do kinh phí hỗ trợ dụng cụ để phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình còn chưa có chính sách rõ ràng, các hộ chủ yếu tận dụng thùng, xô... có sẵn để triển khai nên chưa đúng kỹ thuật, đồng bộ, gây mất mỹ quan, thẩm mỹ. Quan trọng nhất, kể cả có thu gom phân loại rác thải thì người dân cũng không biết xử lý hay “tái chế” ở đâu.
Như chúng ta đã biết, sự quan tâm đến rác của người dân hiện nay mới đang dừng ở quan niệm, cái gì không dùng được thì bỏ đi. Trong khi đó, ý thức của con người là yếu tố quyết định đến việc phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định... Không thể phủ nhận những “hiệu quả” gần đây của những chương trình, dự án phân loại rác tại nguồn, tuy nhiên, những “hiệu quả” này vẫn mang tính manh mún, cục bộ, chưa tạo thành thói quen ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của mỗi người dân.
Từ thực tế này, nhiều chuyên gia cho rằng, ngoài việc tuyên truyền, cần xây dựng thêm các lộ trình rõ người, rõ việc để Luật đi vào cuộc sống, để người dân biết về nghĩa vụ và cả quyền lợi phải thực thi. Trong đó, trước mắt, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cần có ngay những hướng dẫn cụ thể việc phân loại rác thải tại nguồn một cách thống nhất, báo cáo UBND Thành phố ban hành các quy định về định lượng, thu tiền rác phát sinh theo khối lượng về phương thức thu gom rác thải phân loại. Đặc biệt trong đó cần nhấn mạnh những chế tài xử lý đối với các trường hợp không thực hiện phân loại rác thải theo đúng như Luật Bảo vệ môi trường đề cập./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17