Để rác “góp sức” cho cuộc sống xanh
Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế: Góp phần bảo vệ cuộc sống xanh Hưởng ứng Giờ trái đất với chủ đề: Hôm nay tôi sống xanh hơn |
Tái khởi động các dự án phân loại
Theo tính toán của các chuyên gia môi trường, trên địa bàn Hà Nội, chất thải rắn sinh hoạt hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp (chiếm khoảng 89%), xử lý bằng phương pháp đốt không phát điện chiếm khoảng 11% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và chỉ đạt 43% so với công suất thiết kế. Các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng chôn lấp hợp vệ sinh tập trung tại Nam Sơn (Sóc Sơn) và Xuân Sơn (Sơn Tây) đều đã và đang phải khai thác vận hành gần hết công suất.
Người dân tham gia chương trình “đổi rác lấy quà tặng” do URENCO tổ chức. |
Để ứng phó với khả năng lưu chứa ở bãi Nam Sơn không còn, thành phố Hà Nội đang xây dựng Nhà máy đốt rác Thiên Ý. Theo báo cáo mới nhất về tiến độ, bắt đầu từ 1/5 nhà máy đốt rác phát điện Thiên Ý sẽ tiếp nhận khoảng 2.000 tấn, từ ngày 1/7 tiếp nhận 4.000 tấn. Tương tự, bãi rác Xuân Sơn cũng đang chờ “cứu cánh” từ nhà máy đốt rác công nghệ cao điện rác Seraphin công suất 1.500 tấn/ngày của Công ty Cổ phần công nghệ môi trường xanh Seraphin. Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt việc đốt rác, thì phải phân loại. Do đó việc triển khai phân loại rác giai đoạn này cũng là bước đệm để thực hiện phân loại rác, đốt rác trong giai đoạn sau. Thế nhưng, việc phân loại rác tại nguồn vẫn đang là bài toán khó.
Thực tế, mỗi ngày thành phố Hà Nội phát sinh khoảng hơn 7.000 tấn rác thải sinh hoạt. Do đơn vị thu gom không có đủ điều kiện để phân loại rác tái chế, nhất là rác thải nhựa, túi ni lông nên hầu hết được đưa đến các khu xử lý chôn lấp. Bài toán đặt ra là phải thay đổi công nghệ thu gom, xử lý rác thải, đặc biệt là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
Nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong giữ gìn, bảo vệ môi trường, Chi nhánh Hoàn Kiếm, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội đã tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm xây dựng chương trình quản lý, phân loại rác, phòng chống rác thải nhựa và túi nilon trên địa bàn tầm nhìn đến năm 2025, với những mục tiêu rất cụ thể. Trong đó, giai đoạn 1 (năm 2020), phân loại rác thành 2 loại (rác tái chế và rác còn lại); giai đoạn 2, từ năm 2021 trở đi, phân loại rác theo công nghệ của Thành phố.
Theo ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, trước đây quận Hoàn Kiếm từng triển khai thí điểm dự án phân loại rác 3R do Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, tại thời điểm đó, thực hiện phân loại ba loại rác khác nhau. Tuy nhiên, sau khi thí điểm đã không duy trì được vì khâu thu gom, vận chuyển và xử lý là một quy trình khép kín.
“Rút kinh nghiệm từ việc thí điểm phân loại rác trước đây, hiện nay chúng tôi triển khai phân loại thành hai loại rác là: Rác tái chế và rác xử lý. Hoàn Kiếm là quận có diện tích nhỏ, nhưng lượng rác thải hàng ngày thu gom rất lớn, khoảng 230 tấn/ngày. Thực tế thời gian qua, việc tổ chức thí điểm việc phân loại rác đã bước đầu thay đổi nhận thức của người dân trong việc sử dụng rác thải nhựa cũng như hạn chế các loại rác thải tái sử dụng tốt hơn. Đây là công việc lâu dài, cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp” - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cho biết.
Hình thành thói quen phân loại rác
Được biết, để nhân rộng mô hình, trong năm qua, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân 4 quận trung tâm và các đơn vị liên quan… thành lập được 10 điểm Greenday (Ngày xanh), thu đổi được hơn 150 tấn rác tái chế với gần 10.000 lượt người tham gia…
Theo ông Nguyễn Hữu Tiến, Tổng Giám đốc URENCO, chương trình “Đổi rác thải tái chế lấy quà tặng” là chương trình nằm trong đề án “Phân loại rác tại nguồn gắn liền với thu gom và tái chế rác thải nhựa” từ năm 2020 đến 2025 do URENCO cùng Công ty Unilever Việt Nam phối hợp thực hiện. Sau khởi động chuỗi hoạt động tại một số phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và thu được những kết quả tích cực, chương trình đã được URENCO thực hiện đồng loạt tại 4 quận là Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình vào sáng thứ bảy hằng tuần (từ 8 – 11 giờ). Kể từ khi bắt đầu thực hiện, chương trình đang nhận được sự ủng hộ tích cực của người dân. Đây là bước đi đầu tiên trong quyết tâm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường, từng bước biến rác thải thành tài nguyên.
Trong năm 2021, hoạt động phân loại chất thải tại nguồn sẽ được URENCO tiếp tục triển khai trên địa bàn 4 quận trung tâm và mở rộng ra trên một số quận, huyện khác của Thành phố. Nhưng để hoạt động này thành công, đi sâu vào thói quen của người dân, rất cần sự chung tay của các tổ chức chính trị - đoàn thể, các doanh nghiệp xã hội trong công tác vận động người dân, tài trợ và hưởng ứng chương trình. |
Tuy nhiên, theo lãnh đạo URENCO, lượng rác tái chế mà đơn vị thu được chỉ là một phần rất nhỏ của lượng rác thải tái chế phát sinh hàng ngày. Bên cạnh đó, đến thời điểm này, mặc dù URENCO đã tăng cường vận động, kêu gọi sự vào cuộc của các doanh nghiệp, những đơn vị sản xuất kinh doanh sử dụng sản phẩm nhựa, có trách nhiệm với môi trường song, số lượng doanh nghiệp hưởng ứng, tích cực tham gia chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Theo các chuyên gia, để việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn trở thành thói quen của mỗi người dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần chỉ đạo Uỷ ban nhân các quận, huyện, thị xã, các đoàn thể, nhất là hội phụ nữ cùng vào cuộc, trên cơ sở của từng địa phương, xây dựng các phương án tiếp cận phù hợp. Cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn trực tiếp người dân phân loại rác thải. Mặt khác, chính người dân cũng phải nâng cao và thay đổi nhận thức của mình. Thay vì sử dụng túi nilon, đồ dùng bằng nhựa và thải ra môi trường lượng lớn rác thải nhựa, người dân cần tham gia tích cực vào các buổi tuyên truyền để hiểu rõ hơn về mối nguy hại do rác thải nhựa. Từ đó áp dụng vào thực tế, thay đổi thói quen dùng đồ nhựa, chuyển sang đựng đồ bằng túi thân thiện với môi trường, từ chối dùng đồ nhựa, túi nilon khi đi ăn uống, mua sắm./.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03