Để nông sản trở thành “thương phẩm” giá trị cao

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, hiện kinh tế nông nghiệp đang có xu hướng phát triển nhanh và bền vững. Nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đã đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân. Đáng chú ý, tại nhiều địa phương việc chủ động tiếp cận thị trường, quảng bá, tiêu thụ nông sản qua các hội thi… đang là cách làm hay, mới, góp phần giúp nông sản trở thành “thương phẩm” giá trị cao.
Hà Nội: Tăng cường các giải pháp tiêu thụ nông sản an toàn Khai mạc Tuần Xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản Quảng Ninh năm 2022

Nhiều cách làm hay, mới lạ

Mới đây, tại xã Sơn Đông (thị xã Sơn Tây), địa danh nổi tiếng với những vườn mít cổ thụ có từ gần trăm năm nay đã diễn ra “Hội thi trái mít ngon, an toàn lần thứ 4”. Theo người dân địa phương, đã có thời kỳ, mít không có giá trị kinh tế như cây trồng khác nên nhiều hộ dân chặt bỏ hoặc chỉ giữ lại mít với mục đích khai thác gỗ.

Để nông sản trở thành “thương phẩm” giá trị cao
Mít Sơn Đông (thị xã Sơn Tây) trở thành đặc sản được đông đảo người tiêu dùng đón nhận. Ảnh: Đinh Luyện

Tuy nhiên, từ khi có Hội thi trái mít ngon, an toàn, đầu ra của sản phẩm này đã ổn định, được thị trường đón nhận. Theo đó, hội thi đã được tổ chức thành công qua 3 năm 2018, 2019 và 2020, năm nay là năm thứ 4 được tổ chức, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, du khách tham dự, tạo được nhiều ấn tượng tốt. Mít khi đoạt giải sẽ được giữ lại hạt để nhân giống. Cây mít có chất lượng quả tốt trong hội thi cũng được thương lái tìm về tận nhà để thu mua quả.

Với nông dân địa phương, mỗi cây mít trung bình thu được 3-5 triệu đồng/năm; thậm chí có cây cho thu hàng chục triệu đồng. Đáng chú ý, bên cạnh việc nâng giá trị, tìm đầu ra ổn định cho nông sản, thị xã Sơn Tây cũng đã có những quy hoạch vùng trồng mít tập trung với mục tiêu tạo vùng nguyên liệu sạch cho nhà máy chế biến hoa quả trong tương lai không xa.

Tương tự, tại Phú Xuyên vừa qua đã tổ chức “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022”. Festival được tổ chức với quy mô 220 gian hàng, trong đó 160 gian hàng làng nghề truyền thống và ẩm thực của huyện; 40 gian hàng doanh nghiệp và làng nghề của nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội; 20 gian hàng của các tỉnh bạn. Sự kiện đã góp phần quảng bá sâu rộng thương hiệu, sản phẩm, mô hình nông nghiệp gắn kết du lịch đến khách tham quan, người tiêu dùng. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, bảo tồn làng nghề truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương.

Thực tế, bên cạnh việc tổ chức hội thi mít như ở xã Sơn Đông, hay Festival nông sản như ở Phú Xuyên, công tác quảng bá nông sản cũng được các hợp tác xã chủ động và tìm hướng thực hiện. Ông Nguyễn Thế Lâm, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong (huyện Mê Linh) cho biết, hợp tác xã có các sản phẩm hữu cơ chủ lực là ổi, táo, đu đủ, bưởi và kết hợp chăn nuôi. Để đảm bảo đầu ra cũng như nâng tầm cho sản phẩm, Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong đã chủ động tạo mã truy xuất nguồn gốc - tạo thuận lợi trong việc quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng.

Ngoài ra, Hợp tác xã cũng chủ động tham gia chương trình OCOP. Trong năm 2020, Hợp tác xã nông nghiệp Khánh Phong đã có nhiều sản phẩm đạt sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao của huyện Mê Linh và được Phòng Kinh tế huyện Mê Linh đánh giá cao về chất lượng. Ông Nguyễn Thế Lâm chia sẻ, cùng với việc tiêu thụ cây ăn quả tại các kênh thương mại truyền thống, Hợp tác xã cũng chú trọng đẩy mạnh bán hàng trực tuyến (online), trên mạng xã hội như Facebook, Zalo... đưa nông sản lên “Chợ thương mại điện tử” của Thành phố. Nhờ sự chủ động này, đến nay, các sản phẩm của Hợp tác xã đã có mặt tại nhiều hệ thống cửa hàng thực phẩm tại nhiều tỉnh, thành phố.

Xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm

Thực tế cho thấy, nếu nông sản làm ra đơn thuần thì mới chỉ là sản phẩm trên đồng, trong vườn, dưới ao. Giá trị tạo ra thấp. Tuy nhiên, khi những sản phẩm này trở thành thương phẩm, nghĩa là sản phẩm có thể đến được thị trường một cách thông suốt, nhờ đáp ứng những chuẩn mực của thị trường với mức giá cạnh tranh, chi phí sản xuất tối ưu, thì sản xuất nông nghiệp mới thông suốt, thoát khỏi cảnh được mùa, mất giá, mới đem lại lợi ích kinh tế cao cho nông dân.

Tại Hà Nội, để nâng cao hiệu quả sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi đặc sản, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã phối hợp với các địa phương chọn một số loại đặc sản tiêu biểu, xây dựng vùng sản xuất tập trung gắn với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn mới trên địa bàn. Lấy ví dụ từ thị xã Sơn Tây. Được biết, địa phương hiện đang chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh và ứng dụng khoa học - công nghệ, mang lại giá trị kinh tế cao, qua đó hình thành các mô hình liên kết chuỗi. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá để có đầu ra ổn định cho các sản phẩm.

Để nông sản trở thành “thương phẩm” giá trị cao
Ảnh: Đinh Luyện

Cụ thể, để hỗ trợ quảng bá tiêu thụ các sản phẩm OCOP, thị xã Sơn Tây đã lựa chọn 3 điểm giới thiệu và quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn tại các địa điểm: Khu vực Đền Và - phường Trung Hưng; khu vực chùa Khai Nguyên - xã Sơn Đông và khu vực cổng làng Mông Phụ - xã Đường Lâm. Thông qua điểm bán và giới thiệu sản phẩm, các sản phẩm OCOP của Hà Nội nói chung và thị xã Sơn Tây nói riêng sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, làm cơ sở để các hợp tác xã, các doanh nghiệp, các đơn vị và bà con nông dân tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Cũng nhờ sự chủ động này, các sản phẩm như: Mật ong Kim Sơn (chủ thể sản xuất là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn, xã Kim Sơn); giò bò (Cơ sở giò chả Thành Quế, phường Quang Trung ); kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng trắng, kẹo vừng đen, kẹo gạo lứt (Cơ sở bánh kẹo truyền thống Hiền Bao, xã Đường Lâm); trà hoa cúc, khoai viên thực dưỡng, mật ong đông trùng hạ thảo, đông trùng hạ thảo đại toàn bổ dưỡng tửu (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nông thủy sản Thuần Việt, xã Sơn Đông); bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh)... đã được đông đảo người tiêu dùng biết đến.

Rõ ràng, công tác quảng bá, giới thiệu và nâng tầm các sản phẩm nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần mang lại lợi ích kinh tế bền vững cho người nông dân. Nhìn từ các ví dụ ở Sơn Tây, Phú Xuyên… có thể thấy, nhiều cách làm sáng tạo, bài bản, quảng bá rộng khắp sản phẩm đã được triển khai, từ đó giúp nông sản nâng cao giá trị. Những cách làm này nếu được áp dụng, triển khai rộng khắp thì tin chắc tình trạng được mùa mất giá hay “bí” đầu ra của nông sản sẽ sớm được khắc phục./.

Cùng với đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP, thời gian qua, Hà Nội đặc biệt quan tâm tổ chức các sự kiện, hội chợ, hội thảo, tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, nhằm thích ứng linh hoạt với điều kiện dịch bệnh Covid-19, hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh cho các chủ thể.

Các hoạt động quảng bá đã góp phần tạo ra cơ hội giúp doanh nghiệp, cũng như các chủ thể sản xuất, kinh doanh khác tăng cường kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận thị trường. Đặc biệt là, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, hệ thống phân phối, trung tâm thương mại… cũng là giải pháp đưa nông sản đến gần người tiêu dùng hơn.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

Tiếp tục ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh và Bệnh viện Đa khoa Đông Anh tổ chức chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác làm lợi cho người lao động.
Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

Thanh Trì: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (20/4), Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh, lao động (ATVSLĐ); Tháng Công nhân năm 2024; biểu dương “Công nhân giỏi” năm 2024 và tuyên dương phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2023.
Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.

Tin khác

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

(LĐTĐ) Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Nội Bài lần thứ 6 có mặt trong “Top 100 Sân bay tốt nhất thế giới”

Nội Bài lần thứ 6 có mặt trong “Top 100 Sân bay tốt nhất thế giới”

(LĐTĐ) Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài vừa được Tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024 (World’s Top 100 Airports 2024, tại đường link: https://www.worldairportawards.com/worlds-top-100-airports-2024) xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Nâng hạng thị trường chứng khoán song hành phòng rủi ro

Nâng hạng thị trường chứng khoán song hành phòng rủi ro

(LĐTĐ) FTSE đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng lên Thị trường mới nổi từ năm 2018. Nếu được nâng hạng, dòng vốn đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ đầu tư mạnh mẽ vào thị trường.Tuy nhiên, thị trường có thể đối mặt với nguy cơ sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn.
Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí

(LĐTĐ) Theo Quy hoạch điện VIII thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, tổng công suất đặt các nguồn điện đến 2030 là 150,489 GW (gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay). Trong đó tổng công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới là 30.424 MW (khí trong nước 10 dự án với tổng công suất 7.900 MW và LNG có 13 dự án với tổng công suất 22.824 MW);
Xăng vượt ngưỡng 25.000 đồng/lít

Xăng vượt ngưỡng 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, từ 15h ngày 17/4, mỗi lít xăng E5 RON92 tăng 378 đồng/lít, xăng RON95 tăng 416 đồng/lít, tuy nhiên giá dầu điều chỉnh giảm.
Giá xăng ngày 17/4 có thể vượt mức 25.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 17/4 có thể vượt mức 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn (BOG) thì giá xăng có thể tăng từ 300 - 350 đồng/lít. Theo đó, giá xăng RON95 có khả năng vượt mốc 25.000 đồng/lít, nếu các cơ quan điều hành không tác động vào Quỹ BOG.
TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

(LĐTĐ) Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò then chốt, xuyên suốt nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Nhiều đường bay đang “sốt” vé dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Nhiều đường bay đang “sốt” vé dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

(LĐTĐ) Các chặng bay xuất phát từ Hà Nội và TP.HCM đi các điểm du lịch như Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Côn Đảo, Phú Quốc, Quy Nhơn, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, tỷ lệ lấp đầy dao động khoảng 30-70%. Đáng chú ý, tỷ lệ lấp đầy ở chặng Hà Nội - Điện Biên lên tới hơn 80% vào ngày 27/4.
Giá vàng nhẫn, USD cao ngất ngưởng

Giá vàng nhẫn, USD cao ngất ngưởng

(LĐTĐ) Trong phiên giao dịch chiều 16/4, cả giá vàng nhẫn và tỷ giá lại tiếp tục tăng “nóng”. Trong đó, tỷ giá USD ngân hàng liên tục phá kỷ lục.
Xem thêm
Phiên bản di động