Để những di sản Thủ đô được “đánh thức”

(LĐTĐ) Thời gian này, trên địa bàn Thành phố đã diễn ra hàng loạt hoạt động nghệ thuật, trưng bày, triển lãm, hội thảo, tọa đàm thuộc các lĩnh vực từ thiết kế, nghệ thuật, âm thanh, ánh sáng…để hưởng ứng Tuần lễ Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023. Qua đó, kết nối sự sáng tạo và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, hướng tới sự phát triển của ngành Công nghiệp văn hóa sáng tạo của Thủ đô.
Chuyển đổi số để phát huy giá trị di sản Đánh thức tiềm năng di sản Thủ đô

Cuối tuần qua, giới trẻ nô nức rủ nhau trải nghiệm đi tàu từ ga Long Biên sang ga Gia Lâm để tham gia các hoạt động trong khuôn khổ Tuần lễ Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 tại địa điểm chính là Nhà máy xe lửa Gia Lâm. Ở đầu cầu bên này, khu vực Tháp nước Hàng Đậu cũng thu hút số lượng khách không nhỏ xếp hàng dài để được vào tham quan. Theo thống kê, trong 3 ngày từ 17-19/11, tổng lượt khách tham quan tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm là 2 vạn khách và tại Tháp nước Hàng Đậu là gần 3 nghìn khách.

Để những di sản Thủ đô được “đánh thức”
Khu vực Nhà máy xe lửa Gia Lâm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Chu Đức Giang (tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội) là một hành khách được trải nghiệm chuyến tàu đặc biệt qua cầu Long Biên lịch sử và dòng sông Hồng chảy giữa Thành phố. “Đây là một trải nghiệm rất đặc biệt, lần đầu tiên tôi được tham gia chuyến tàu di sản, khởi hành từ ga Long Biên sang ga Gia Lâm, những địa danh quen thuộc với người dân Thủ đô một thời. Trên hành trình kết nối quá khứ và hiện tại đó, tôi được thưởng thức nghệ thuật và chiêm ngưỡng không gian sắp đặt trên tàu. Từ đó, tôi ý thức được bảo tồn và tôn vinh di sản lịch sử, đồng thời nhen nhóm ý tưởng giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống bằng nghệ thuật sáng tạo và hiện đại”.

Bước sang năm thứ ba, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023 diễn ra ở quy mô lớn với hơn 60 hoạt động văn hóa trong mọi lĩnh vực từ thiết kế, nghệ thuật, âm thanh, ánh sáng được tổ chức từ 17 đến ngày 26/11. Ông Đỗ Đình Hồng - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, cho biết: “Chúng tôi đang cùng nhau đồng hành để tạo nên sân chơi sáng tạo, phát huy ý tưởng, kết nối các nhà sáng tạo đem lại cho công chúng Hà Nội, khách du lịch trong và ngoài nước một sản phẩm văn hóa sáng tạo đa dạng, chất lượng; hình thành các nền tảng sáng tạo nhằm phát huy các nguồn lực văn hóa, đặc biệt văn hóa truyền thống của Hà Nội.

Đặc biệt, tinh thần sáng tạo đã và đang được lan toả tới các quận, huyện và các làng nghề trên toàn thành phố với sự tham gia của chuỗi các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, sáng tạo và đổi mới trên các địa phương. Lễ hội đã ngày càng được khẳng định và góp phần truyền cảm hứng sáng tạo, hứa hẹn trở thành một bệ phóng cho sức mạnh sáng tạo của Thủ đô, hướng đến hoạt động kinh tế của tương lai, bền vững và có tính lan tỏa tạo động lực cho các ngành công nghiệp văn hoá, dịch vụ khác phát triển”.

Lễ hội là hoạt động thường niên của thành phố Hà Nội nhằm triển khai kế hoạch thực hiện các sáng kiến gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hoá, khẳng định vị thế tiên phong của Hà Nội ở tầm quốc gia, hội nhập với xu thế kinh tế sáng tạo quốc tế. Năm 2023, Lễ hội có chủ đề “Dòng chảy” tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, cộng đồng và sáng tạo; nhằm hướng tới dòng chảy huyết mạch kết nối giá trị lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội của Thủ đô. Tuyến trải nghiệm của Lễ hội nhấn mạnh vào sự kết nối hai bên bờ sông qua cầu Long Biên lịch sử, đồng thời làm nổi bật các giá trị văn hoá lịch sử tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, chính sách di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp ra khỏi nội đô đã và đang để lại những di sản công nghiệp giàu tiềm năng chờ được đánh thức. Đây là cơ hội để tạo ra những trải nghiệm biến di sản công nghiệp thành tổ hợp văn hoá sáng tạo, tạo ra dịch vụ, sản phẩm mới và thu hút đầu tư, thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô, hướng đến phát triển bền vững. Với tầm nhìn chuyển đổi này, Nhà máy xe lửa Gia Lâm là điểm nhấn của Lễ hội năm nay - có tiềm năng trở thành tổ hợp văn hoá sáng tạo mới vô cùng hấp dẫn giới trẻ của thành phố Hà Nội.

Dịp này, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị và cá nhân tổ chức chuỗi các hoạt động văn hóa phong phú, hấp dẫn với chủ đề “Dòng chảy Di sản” từ ngày 18/11 đến ngày 17/12/2023. Cụ thể, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ có Trưng bày giới thiệu về Nghệ thuật Tuồng trong di sản văn hóa truyền thống Việt; Tọa đàm về ứng dụng chất liệu Tuồng trong đời sống đương đại; Biểu diễn âm nhạc truyền thống “Xưa - Mới hôm nay” của nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc. Tại Ngôi nhà Di sản (87 Mã Mây), diễn ra Không gian giới thiệu Trà Việt với chủ đề “Ấm chén trà cụ trong không gian thưởng trà của người Hà Nội”. Tại Đình Kim Ngân (42 Hàng Bạc) có trưng bày giới thiệu tranh dân gian Kim Hoàng và nghệ thuật Thư pháp, chủ đề “Mảng chạm”…

Song song với đó, nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa diễn ra trên địa bàn các quận huyện thị xã tại Hà Nội. Ví như tại quận Bắc Từ Liêm, “Chương trình nghệ thuật “Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa” được coi là một sản phẩm thiết kế sáng tạo, mang tới cho nhân dân và du khách thập phương một một cảm xúc mới, với ấn tượng, trải nghiệm “đánh thức hệ giá trị di sản dọc bên bờ sông Hồng trở thành không gian nghệ thuật sáng tạo đặc sắc”. Từ đó khán giả, đặc biệt là những khán giả trẻ càng trân trọng, gìn giữ và ứng xử văn minh với những di tích lịch sử, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, để những di tích, di sản được “đánh thức” và “bừng sáng”.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động