Đề nghị miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học

Đại biểu Hoàng Văn Cường đồng tình với quy định không ghi truy cứu trách nhiệm và được miễn trừ rủi ro, nếu như kết quả nghiên cứu không đạt được khi đã thực hiện đúng quy trình và quy định.
Tạo chính sách vượt trội trong hoạt động khoa học, công nghệ, chuyển đổi số Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo đột phá để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo

Phải thực hiện đầy đủ quy trình, quy định

Ngày 17/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận là chính sách miễn trừ trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học không khả thi. Dự thảo Nghị quyết quy định: “Tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được miễn trách nhiệm dân sự trong trường hợp xảy ra thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, mặc dù đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định về nghiên cứu khoa học”.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ đồng tình với nhiều điểm đã tháo gỡ những nút thắt về thể chế hiện nay như là tăng ngân sách đầu tư cho khoa học, công nghệ và chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Đề nghị miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội

Trong nghiên cứu thì chưa thể biết được là có kết quả thu được hay không, giống như người khai thác dầu khí, có khi 10 mũi khoan may ra mới được một mũi khoan có dầu, nhưng dầu khí còn biết rằng, khoan ra ở dưới có dầu, nhưng nghiên cứu khoa học thì chưa biết dưới đấy là gì, cho nên chấp nhận rủi ro còn nhiều hơn. Do vậy, đại biểu cho rằng, đây là một nút thắt, một lối mở rất lớn để các nhà khoa học yên tâm nghiên cứu.

Đại biểu đoàn Hà Nội cũng đồng tình với quy định tại Điều 6 là không ghi truy cứu trách nhiệm và được miễn trừ rủi ro, nếu như kết quả nghiên cứu không đạt được khi đã thực hiện đúng quy trình và quy định.

“Tuy nhiên, nếu lại quy định trong này là đúng quy trình, quy định thì quy trình, quy định là gì? Nếu như không cẩn trọng, chúng ta lại quay trở lại quy trình, quy định là theo quy định của pháp luật và quay trở lại như chúng ta hiện nay là tuân thủ quy định pháp luật là không làm được gì.

Do vậy, tôi đề nghị ở đây phải sửa lại là khi đã thực hiện đúng quy trình nghiên cứu mà đề tài đã đăng ký. Như vậy, đề tài đăng ký quy trình thế nào thực hiện đúng, đầy đủ như thế mà không đạt kết quả, thì cũng không phải hoàn trả lại kinh phí”, đại biểu Hoàng Văn Cường nêu rõ.

Đại biểu Trịnh Xuân An (Đoàn tỉnh Đồng Nai) cũng đề cập đến quy định về miễn trách nhiệm, rủi ro trong nghiên cứu khoa học và cho rằng, quy định tại dự thảo Luật mới chỉ thiết kế một phần đó là miễn trách nhiệm khi xảy ra thiệt hại với Nhà nước.

Đề nghị miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Theo đại biểu, cần phải miễn trách nhiệm dân sự khi làm thiệt hại đối với cả Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác. Đồng thời, đại biểu đề nghị cần phải có cơ chế miễn trách nhiệm hình sự đối với cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học. “Tôi cho rằng chúng ta cần phải nghiên cứu nội dung này”, đại biểu nói.

Miễn trừ trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu, thử nghiệm khoa học, công nghệ

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn) đưa ra phân tích khá kỹ lưỡng về nội dung này. Nữ đại biểu tán thành cần thiết phải có quy định cụ thể về thí điểm, hoặc miễn trừ trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu, thử nghiệm khoa học, công nghệ.

Theo đại biểu, trong Bộ luật Hình sự đã quy định một điều luật riêng về miễn trách nhiệm hình sự trong nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong khoa học, công nghệ mà dẫn tới gây thiệt hại.

Điều 25 Bộ luật Hình sự quy định rất rõ là cơ quan, tổ chức, cá nhân đã thực hiện đầy đủ các quy trình, quy phạm và đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, nhưng vẫn gây thiệt hại thì không bị coi là tội phạm và được miễn trách nhiệm hình sự.

Đề nghị miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn). Ảnh: Quốc hội

“Như vậy, đối với trách nhiệm dân sự hiện nay là chưa có quyết định hoặc quy định không rõ ràng. Nếu đã nghiên cứu khoa học, kể cả thực hiện đầy đủ các quy trình, quy phạm về mặt nghiên cứu, nhưng gây ra thiệt hại cho nhà nước, cho tổ chức, cơ quan, cá nhân thì vẫn phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại theo chế định là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự”, đại biểu cho biết.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về vấn đề đổi mới khoa học, công nghệ, thúc đẩy sáng tạo và chuyển đổi số có hai yêu cầu rất rõ ràng trong vấn đề liên quan đến miễn trách nhiệm nói chung, và miễn trách nhiệm dân sự nói riêng.

Cụ thể, yêu cầu thứ nhất là có chính sách miễn trừ trách nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong thử nghiệm công nghệ mới, trong mô hình kinh doanh mới mà có thiệt hại về kinh tế do nguyên nhân khách quan. Yêu cầu thứ hai là phải chấp nhận rủi ro đầu tư mạo hiểm và có độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Để được miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học theo dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề xuất 4 điều kiện cụ thể.

Thứ nhất, phải áp dụng đầy đủ các quy trình, quy phạm trong nghiên cứu khoa học.

Thứ hai, đề nghị bổ sung không chỉ áp dụng miễn trách nhiệm dân sự trong khâu về nghiên cứu đề tài khoa học cả khâu thử nghiệm kết quả nghiên cứu và khâu áp dụng kết quả nghiên cứu.

Thứ ba, đã áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng ngừa trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm nhưng vẫn gây ra thiệt hại.

Thứ tư, gây ra thiệt hại cho Nhà nước mới được xem xét miễn trách nhiệm dân sự; còn gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác thì vẫn phải thực hiện việc bồi thường theo quy định của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự.

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, đề xuất tên gọi Nghị quyết mới là: Nghị quyết về thí điểm một số chính sách, cơ chế đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

“Nghị quyết thí điểm không có tham vọng tháo gỡ mọi điểm nghẽn, nhất là khi được chuẩn bị trong một thời gian ngắn, mà tập trung vào thí điểm một số ít chính sách, cơ chế đặc biệt thuộc thẩm quyền của Quốc hội về cơ bản đã rõ và có thể thực thi ngay, đánh trúng vào các điểm nghẽn kéo dài, đánh trúng vào các vấn đề cấp bách để tạo ra sự phát triển đột phá, thực hiện được ngay Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Theo Bộ trưởng, tháng 5 này, Quốc hội sẽ thông qua Luật Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, Luật Công nghiệp công nghệ số và tiếp theo sẽ là các luật liên quan khác. Đây sẽ là cơ hội để tiếp tục giải quyết căn cơ hơn các vấn đề thể chế, chính sách và cơ chế cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Tỷ giá trung tâm bắt đầu tuần mới với 24.779 đồng/USD
Giá xăng dầu hôm nay (17/3): Dầu thế giới tiếp tục tăng phiên đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay (17/3): Dầu thế giới tiếp tục tăng phiên đầu tuần

Hôm nay 17/3, giá dầu thế giới tiếp tục tăng, dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu cũng bị cắt giảm do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 67,19 USD/thùng, tăng 0,95%, giá dầu Brent ở mốc 70,65 USD/thùng, tăng 1%.
Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương).
Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025: Khép lại mùa giải thành công

Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025: Khép lại mùa giải thành công

Trải qua 2 ngày thi đấu với 407 trận cầu căng thẳng và hấp dẫn, Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025 đã chính thức bế mạc.
Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Theo các chuyên gia y tế, các loại nấm tự nhiên đều khó có thể phân biệt bằng mắt thường là có độc hay không có độc, trừ mộc nhĩ. Người dân không thể tự nhận biết được, thậm chí, chuyên gia cũng có thể nhầm. Để phòng tránh ngộ độc nấm, người dân không tự ý hái các loại nấm hoang dại để ăn.
Hà Nội mở rộng thí điểm học bạ số ở các nhà trường

Hà Nội mở rộng thí điểm học bạ số ở các nhà trường

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học năm 2025. Theo đó, Sở sẽ triển khai thí điểm học bạ số cho 100% học sinh học tại các cơ sở giáo dục cấp trung học và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên từ học kỳ 2, năm học 2024 - 2025.
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Ngày 16/3, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 60 năm phong trào “Ba đảm đang”; biểu dương nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024.

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến sắp xếp khoảng 60-70% đơn vị hành chính cấp xã

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến sắp xếp khoảng 60-70% đơn vị hành chính cấp xã

Theo Chủ tịch Quốc hội, giữa tháng 4/2025, sau khi cấp có thẩm quyền họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp để điều chỉnh, sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, với dự kiến sắp xếp khoảng 60-70%.
Quy định rõ chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Quy định rõ chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng của các nước thành viên Liên hợp quốc được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm mục đích duy trì, gìn giữ hòa bình, an ninh ở quốc gia và khu vực đã tạm ngừng xung đột, có thỏa thuận ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình.
Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp

Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp

Chiều 14/3, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 43, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tình trạng khẩn cấp, do Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo.
Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Vừa qua, Bộ Tư pháp đã tiến hành họp triển khai nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ

Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương, Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer. Đây là cuộc làm việc quan trọng, trực tiếp và chính thức đầu tiên ở cấp Bộ trưởng giữa hai nước kể từ khi Hoa Kỳ có chính quyền mới.
Xây dựng cơ chế đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật

Xây dựng cơ chế đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật

Ngày 13/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong Kỷ nguyên mới”. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội thảo.
Hội thảo khoa học kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Hội thảo khoa học kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Ngày 15/3, tại thành phố Bến Tre, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định”. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025) - Nữ tướng anh hùng, người cán bộ lãnh đạo có uy tín của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre.
Mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội; nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về pháp nhân thương mại theo các hướng đã dự kiến, mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại...
Nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức các hoạt động văn học, nghệ thuật đặc sắc, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), sáng 13/3, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài làm Trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động