Đề nghị giao Công đoàn các cấp có quyền đứng ra khởi kiện nợ đọng bảo hiểm xã hội
Gỡ vướng “thụ hưởng” bảo hiểm y tế Hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Cần quy định chặt chẽ để không xảy ra hệ lụy về an sinh |
Đề nghị khấu trừ tiền nợ BHXH tại các tài khoản ngân hàng
Ngày 23/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật BHXH sửa đổi. Vấn đề trốn đóng, chậm đóng, nợ đọng BHXH được nhiều đại biểu quan tâm.
Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn tỉnh Bắc Giang) phản ánh, tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương, ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ BHXH của người lao động.
Đại biểu cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, và các giải pháp xử lý tình trạng chậm, trốn đóng BHXH vẫn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng. Để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu bổ sung một số biện pháp, chế tài như khấu trừ tiền nợ BHXH tại các tài khoản ngân hàng sau khi đã có thông báo đôn đốc của cơ quan BHXH trong thời gian nhất định, có thể là 3 tháng, công khai danh tính các đơn vị nợ BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn tỉnh Bắc Giang). Ảnh: Quốc hội |
Đồng thời cần có các quy định đồng bộ, khả thi nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc đang đặt ra hiện nay trong việc khởi kiện dân sự và khởi tố hình sự đối với người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH.
Cụ thể, đại biểu đề nghị chỉnh sửa, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 37 theo hướng sau: Khi người sử dụng lao động có hành vi chậm, trốn đóng BHXH và cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính mà người sử dụng lao động vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng, không chỉ cơ quan BHXH mà tổ chức Công đoàn và người lao động cũng có quyền khởi kiện người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, khi người sử dụng lao động có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH theo quy định của Bộ luật Hình sự, không chỉ cơ quan BHXH mà tổ chức Công đoàn, các cơ quan thanh tra, kiểm tra về lao động BHXH và người lao động đều có quyền kiến nghị, khởi tố theo quy định của pháp luật.
Đại biểu đoàn Bắc Giang cũng chia sẻ, thời gian qua mặc dù Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang đã rất tích cực, song việc thực hiện cơ chế tổ chức Công đoàn khởi kiện doanh nghiệp ra tòa án đối với hành vi nợ BHXH nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động còn chưa thực sự hiệu quả.
Nguyên do, quy định về thẩm quyền khởi kiện ra tòa án là của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Trong khi đó, cán bộ Công đoàn cơ sở là người được người sử dụng lao động tuyển dụng, trả lương nên rất khó thuyết phục họ đứng tên đại diện cho Công đoàn cơ sở khởi kiện người sử dụng lao động.
Các đại biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Quốc hội |
Bên cạnh đó, do quy định một trong những thủ tục để Công đoàn cơ sở khởi kiện doanh nghiệp là phải được sự ủy quyền của từng người lao động. Trong khi doanh nghiệp dừng sản xuất, người lao động đã đi làm ở nhiều doanh nghiệp khác. Vì vậy, Công đoàn cơ sở gặp rất nhiều khó khăn để lấy được hàng trăm giấy ủy quyền của người lao động…
Giữ lại quyền của Công đoàn như quy định hiện hành
Góp ý cụ thể, đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế) đề nghị tách Điều 13 của dự thảo Luật BHXH thành 2 điều riêng, gồm: Một điều quy định về quyền, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; một điều quy định về quyền, trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động.
“Đồng thời, tách quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp thành 2 khoản riêng, vì rất nhiều quyền và trách nhiệm gắn liền với tổ chức Công đoàn mà Hiến pháp, Luật Công đoàn đã giao cho tổ chức Công đoàn với tư cách là tổ chức chính trị xã hội. Trong khi đó, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp chỉ thực hiện các quyền và trách nhiệm trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Việc dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) lần này bỏ một số quy định tại điểm b khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 14 của luật năm 2014 về quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn gồm yêu cầu với người sử dụng lao động, cơ quan BHXH cung cấp thông tin về BHXH cho người lao động. Kiến nghị tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật về BHXH.
Đây là những quy định đã đi vào cuộc sống, là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động về BHXH. Do đó, đề nghị giữ lại các quyền được quy định tại những điểm vừa nêu trên”, đại biểu nhấn mạnh.
Giao cho Công đoàn các cấp có quyền đứng ra khởi kiện
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn) cho biết, theo số liệu thống kê số tiền các doanh nghiệp, đơn vị trốn đóng, chậm đóng BHXH giai đoạn 2016-2022 là khoảng gần 10.000 tỷ đồng mỗi năm. Trong năm 2022 chỉ riêng số doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng BHXH kéo dài 3 năm lên tới 56%, trên phạm vi cả nước có tới 198.000 doanh nghiệp đơn vị chậm đóng BHXH.
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn). Ảnh: Quốc hội |
Còn theo Báo cáo của Chính phủ, chỉ tính riêng số người lao động bị chậm đóng bảo hiểm trong năm 2022 lên tới 2,6 triệu người, trong đó số tiền khó có khả năng thu hồi do doanh nghiệp đã giải thể, phá sản hoặc là chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn là 2.500 tỷ đồng.
“Khi người lao động trốn đóng, chậm đóng BHXH, tất cả những quyền lợi của người lao động đều bị ảnh hưởng và người lao động sẽ không được chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất.
Tôi đánh giá rất cao dự thảo đã sửa đổi nhiều quy định để tháo gỡ tình trạng về trốn đóng, chậm đóng BHXH này”, đại biểu nói.
Góp ý về quyền khởi kiện của tổ chức Công đoàn, đại biểu cho rằng, nếu chỉ sửa Điều 13 của Luật BHXH sẽ không giải quyết được vấn đề hiện nay. Bởi vì liên quan đến quyền khởi kiện của công đoàn đang chịu sự ràng buộc của Luật BHXH, Luật Công đoàn, Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Lao động.
Tuy nhiên, 4 đạo luật này đang có sự không thống nhất trong quy định về quyền và trách nhiệm của Công đoàn. Có luật thì giao cho các cấp Công đoàn, có luật giao cho Công đoàn nói chung có quyền khởi kiện, nhưng có luật giao cho Công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện.
Cũng như đại biểu Đỗ Thị Việt Hà, đại biểu Nguyễn Thị Thủy cho biết, qua giám sát cho thấy, việc chỉ quy định cho Công đoàn cấp cơ sở có quyền khởi kiện đối với hành vi trốn đóng BHXH, chậm đóng sẽ không tránh khỏi tâm lý gây e ngại, bởi vì cán bộ công đoàn cấp cơ sở hưởng lương từ doanh nghiệp.
“Đáng lưu ý nhất quy định ách tắc nhất hiện nay là quy định khi công đoàn đứng ra khởi kiện phải có sự ủy quyền của từng người lao động. Quy định này sẽ không phù hợp, không khả thi đối với những doanh nghiệp có đông người lao động, có hàng nghìn công nhân.
Nhiều Công đoàn cơ sở chia sẻ là việc đi lấy giấy ủy quyền của người lao động rất gian nan, nhất là đối với những doanh nghiệp đã dừng hoạt động, người lao động đã trở về quê hoặc chuyển việc khác. Theo quy định của pháp luật, không chỉ lấy giấy ủy quyền là xong mà còn phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động cư trú để xin chứng thực”, đại biểu nói.
Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Thủy đề nghị cùng với việc sửa Điều 13 của Luật BHXH, cần sửa đồng thời cả Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Công đoàn đối vấn đề này với 2 nội dung.
Một là, đề nghị là giao cho Công đoàn các cấp có quyền đứng ra khởi kiện chứ không chỉ là Công đoàn cấp cơ sở như hiện nay.
Hai là, quy định nếu tổ chức Công đoàn đứng ra khởi kiện thì không cần phải có ủy quyền của người lao động. Bởi vì theo quy định của Điều 10 Hiến pháp, Công đoàn là đại diện đương nhiên của người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49