Để Hà Nội thực sự là nơi đáng sống, đáng đến, đáng lưu lại

(LĐTĐ) Theo GS, TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, điều quan trọng quy hoạch Thủ đô phải tôn trọng, giữ gìn, tôn tạo và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa, lịch sử, trở thành nguồn lực phát triển bền vững; xây dựng Thủ đô phồn vinh, hào hoa, thanh lịch, thực sự là nơi đáng sống, đáng đến, đáng lưu lại.
Mưa cả đêm, nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập sâu Đề xuất phương án giảm ùn tắc đường Nguyễn Xiển Hà Nội: Mưa lớn, mọi phương tiện đứng im trên đường, ngoại trừ tàu điện trên cao

Thông tin tại Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường cho biết, hiện Hà Nội đang đối mặt với nhiều “điểm nghẽn” cần phải sớm có hướng xử lý.

Để Hà Nội thực sự là nơi đáng sống, đáng đến, đáng lưu lại
Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ tại Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Cụ thể, hiện Hà Nội chưa có thể chế vượt trội để tạo “đòn bẩy” phát triển; Hạ tầng của Hà Nội chưa đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng giao thông công cộng của Hà Nội chưa đồng bộ; vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thủ đô; năng lực, kiến thức của bộ máy cán bộ còn nhiều hạn chế…

Ngoài ra, Hà Nội cũng đang tồn tại thực trạng nhức nhối như: Mật độ xây dựng dầy đặc nhưng mật độ dân số và kinh tế không cao; Ùn tắc giao thông, tắc đường và ngập úng ngày càng nghiêm trọng; các khu bảo tồn chưa được tôn tạo; chung cư cũ không được cái tạo; khu dân cư cũ mất an toàn, mỹ quan… Cùng đó, đô thị vệ tinh chưa hình thành; vành đai xanh còn bị xâm phạm…

Nhấn mạnh về những ảnh hưởng từ ùn tắc giao thông, Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường cho rằng, vấn đề này trực tiếp gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Trong đó, căn nguyên dẫn đến ùn tắc xuất phát từ việc mất cân đối giữa phương tiện giao thông cá nhân và mạng lưới vận tải hành khách công cộng.

Để Hà Nội thực sự là nơi đáng sống, đáng đến, đáng lưu lại
Mạng lưới vận tải của Thủ đô thời điểm hiện tại.

Để khắc phục, Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường nêu ra quan điểm chung về phát triển Thủ đô với 5 điểm nhấn. Cụ thể, thứ nhất, cần phải phát triển Thủ đô nhanh, bền vững, sáng tạo và bao trùm; tạo dựng hình ảnh, vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Đột phá những điểm nghẽn, tận dụng cơ hội; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đặc thù; kiến tạo không gian và cách tiếp cận phát triển mới.

Thứ hai, phát huy nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, động lực và mục tiêu phát triển; lấy lợi ích của đa số vì sự phát triển của Thủ đô trên cơ sở gaiir quyết hài hòa lợi ích các bên làm tiêu chuẩn thay đổi.

Thứ ba, tôn trọng, giữ gìn, tôn tạo và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa, lịch sử, trở thành nguồn lực phát triển bền vững; xây dựng Thủ đô phồn vinh, hào hoa, thanh lịch, nơi đáng sống, đáng đến, đáng lưu lại.

Để Hà Nội thực sự là nơi nơi đáng sống, đáng đến, đáng lưu lại
Phát triển hạ tầng đồng bộ theo hướng đô thị xanh- thông minh gắn với bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống để Hà Nội thực sự là nơi đáng sống, đáng đến, đáng lưu lại (Ảnh: Minh Phương)

Thứ tư, phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; khai thác hợp lý, hiệu quả những lợi thế đặc thù để phát triển bền vững; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, úng ngập…

Thứ năm, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, an toàn tuyệt đối và chủ động hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô thanh bình, cởi mở và thân thiện; Thành phó kết nối toàn cầu.

Đinh Luyện - Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

(LĐTĐ) Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế sau hơn 10 năm thực hiện. Trong đó, một vấn đề được đặt ra là yêu cầu cần có giải pháp quản lý quảng cáo trên mạng phù hợp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là các hạn chế tiêu cực đến trẻ em.
3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu

3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa cho biết, đã ra quyết định phạt hành chính 3 doanh nghiệp là CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai, CTCP Địa ốc Phúc Đạt và CTCP Kết cấu thép ATAD Đồng Nai, tổng mức phạt 427,5 triệu đồng, do hành vi không công bố thông tin, công bố thông tin sai hạn, nội dung sai lệch về tình tài chính và trái phiếu của các công ty này.
Tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn giao thông

Tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Những năm gần đây, số vụ tai nạn, số người thương vong do tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giảm đáng kể. Để có được sự chuyển biến tích cực đó, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã triển khai nhiều mô hình sáng tạo, thiết thực, góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông.
Thạch Thất ra quân đảm bảo trật tự giao thông, đô thị

Thạch Thất ra quân đảm bảo trật tự giao thông, đô thị

(LĐTĐ) Sáng 15/12, Ban Chỉ đạo 197 huyện Thạch Thất (Hà Nội) đồng loạt tổ chức ra quân cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy trên toàn địa bàn huyện.
Thạch Thất đề xuất 140 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024

Thạch Thất đề xuất 140 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã thành lập 2 Đoàn kiểm tra do lãnh đạo LĐLĐ huyện làm Trưởng đoàn, thực hiện kiểm tra, thẩm định, chấm điểm 148 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa năm 2024.
Gỡ vướng dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa

Gỡ vướng dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa

(LĐTĐ) Trong Công văn số 10066/BKHĐT-QLĐT phát hành mới đây, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cho biết: Việc điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 theo phương án của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép theo các điểm a, b, c và d khoản 1, Điều 28 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ.
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.

Tin khác

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Xem thêm
Phiên bản di động