Để được cấp thẻ nhà báo, người làm báo phải qua khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí
Xây dựng đội ngũ người làm báo Thủ đô giỏi về chuyên môn, vững về phẩm chất Gala Báo chí 2023: Tôn vinh sự dấn thân và bản lĩnh của người làm báo Ngày hội của những người làm báo Thủ đô |
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tại thời điểm ban hành, Luật Báo chí 2016 và các văn bản hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí và các hoạt động liên quan đến báo chí phát triển; đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động báo chí tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Luật Báo chí quy định khá đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, tạo điều kiện cho hoạt động nghiệp vụ báo chí, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu và hợp tác, hỗ trợ cơ quan báo chí, tác nghiệp của phóng viên.
Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên sau hơn 6 năm thi hành trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học, công nghệ, truyền thông hiện đại đã dẫn đến những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn trong lĩnh vực báo chí, cần phải hoàn thiện quy định pháp luật để điều chỉnh, quản lý kịp thời, phù hợp; một số quy định của Luật Báo chí đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hoạt động báo chí.
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất sửa đổi, bổ sung tám nhóm chính sách tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
8 nhóm chính sách gồm: Phát triển mô hình tập đoàn báo chí; Hoàn thiện các quy định về phạm vi thông tin của cơ quan báo chí góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động báo chí và đảm bảo thực hiện theo tôn chỉ, mục đích; Hoàn thiện các quy định để tạp chí khoa học phát triển lành mạnh, đúng tính chất; Quy định về việc thu hồi giấy phép hoạt động của cơ quan báo chí; Hoàn thiện quy định đối với hoạt động nhập khẩu báo in; Xuất khẩu nội dung báo nói, báo hình; Hoàn thiện một số quy định để khắc phục các hạn chế, bất cập trong thực thi.
Để thúc đẩy môi trường báo chí minh bạch, chuyên nghiệp, nhân văn và nâng cao uy tín của ngành báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông bổ sung điều kiện cấp thẻ nhà báo nhằm nâng cao chất lượng người làm báo.
Thời gian gần đây, xã hội xuất hiện một bộ phận nhà báo, phóng viên thiếu tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị; hoạt động thiếu chuẩn mực, ảnh hưởng đến hoạt động hợp pháp và gây bức xúc cho nhân dân, cơ quan, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương; vi phạm đạo đức nghề nghiệp, hoạt động trái quy định pháp luật bị xử lý vi phạm, thậm chí bị xử lý hình sự.
Có hiện tượng một số đối tượng có đạo đức yếu kém, năng lực chuyên môn hạn chế, thiếu chuẩn mực của người làm báo tìm cách gia nhập vào đội ngũ nhà báo, lợi dụng uy tín, thanh danh của nghề làm báo để trục lợi, ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác, gây ra bất ổn xã hội.
Từ tháng 1/2017 đến ngày 30/9/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành 40 cuộc thanh tra, 35 cuộc kiểm tra; ban hành 183 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 5 tỷ 146,5 triệu đồng.
Qua xử lý vi phạm, Bộ đã ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo do có sai phạm hơn 30 trường hợp. Ngoài ra, trong những năm qua cũng có nhiều trường hợp nhà báo, phóng viên và người liên quan đến hoạt động báo chí có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, bị khởi tố, truy tố, xét xử.
Các trường hợp bị xử lý, thu hồi thẻ nhà báo và xử lý hình sự đều xuất phát từ nguyên nhân tác nghiệp báo chí không đúng quy trình, thiếu chuẩn mực; phóng viên, nhà báo có phẩm chất đạo đức và năng lực yếu kém.
Nguyên nhân chính của vấn đề bất cập trên là điều kiện, tiêu chuẩn cấp thẻ nhà báo tại Điều 27 Luật Báo chí 2016 còn dễ dàng. Đối tượng đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo là người làm nhiệm vụ phóng viên, biên tập viên, đáp ứng các tiêu chí: Có bằng Đại học, bất kể trong lĩnh vực nào; có hai năm công tác liên tục tại cơ quan báo chí.
Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất bổ sung yêu cầu phải qua khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp cho người làm báo do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức trước khi xét/làm thủ tục cấp thẻ nhà báo lần đầu.
Việc lựa chọn nội dung giải pháp trên là phù hợp, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn quản lý, nâng cao chất lượng và đạo đức nghề nghiệp nhà báo, cũng như chất lượng hoạt động báo chí, uy tín của báo chí nói chung.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55