Để doanh nghiệp khởi nghiệp thành công

(LĐTĐ) Lỗ hổng lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp khởi nghiệp là thiếu kiến thức và kỹ năng quản trị. Các chuyên gia khởi nghiệp cho rằng, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang quản trị nhân sự dựa trên kinh nghiệm và chủ quan cá nhân. Do đó, để thành công cần lấp các lỗ hổng trên.
Thủ tướng chỉ thị tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Biến nguy thành cơ hội Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ứng phó với Covid-19

Vài năm trở lại đây, làn sóng khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam được ghi nhận là sôi động nhất trong khu vực Đông Nam Á. Số liệu từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong năm 2022 tiếp tục đạt kỷ lục mới, với 208.368 doanh nghiệp, tăng 30,3% so với năm 2021, gấp 1,3 lần mức bình quân doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường giai đoạn 2017-2021 (167.029 doanh nghiệp).

Để doanh nghiệp khởi nghiệp thành công
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, năm 2022 cũng có 143.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,5% so với năm 2021. Trung bình một tháng có 11.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó đa phần là các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ và có thời gian hoạt động ngắn.

Chia sẻ tại Diễn đàn “Phụ nữ đổi mới sáng tạo 2023”, chuyên gia Tài chính Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Quý cho rằng, thất bại của nhóm doanh nghiệp này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan, nhưng chủ yếu đều từ sự thiếu thực tiễn về kỹ năng quản trị, đặc biệt là quản trị tài chính. Nhiều doanh nghiệp thất bại do tâm lý lạc quan thái quá nên không dự tính được các chi phí có thể phát sinh trong thực tế, không dự phòng rủi ro.

Có những chủ doanh nghiệp ở quy mô nhỏ còn chưa hình dung và chưa nhận thức đúng đắn việc phải thiết lập hệ thống đo lường hay các chỉ số để đánh giá “sức khỏe” tài chính của mình thông qua việc phân bổ vốn cố định, vốn lưu động cho việc mua nguyên vật liệu, vận hành doanh nghiệp. Để thành công, các doanh nghiệp khởi nghiệp phải xây dựng hệ thống kế toán - tài chính nguyên tắc, bài bản để cảnh báo doanh nghiệp kịp thời.

“Bởi đây chính là vị “bác sĩ” có thể chẩn đoán được tình hình sức khỏe của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để doanh nghiệp định hướng các chiến lược tài chính trung và dài hạn, đảm bảo hoạt động vận hành được trơn tru và hiệu quả, từ đó là bước đệm cho sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp trong tương lai”, chuyên gia Nguyễn Hữu Quý nhấn mạnh.

Từng thất bại trong việc đem mô hình kinh doanh trà chiều từ London về Việt Nam trong dự án khởi nghiệp đầu tiên, bà Nguyễn Phương Ly, người sáng lập Artemis Pastry Shop cũng thừa nhận sự nóng vội và thiếu kiến thức quản trị doanh nghiệp là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp của bà gặp thất bại. Việc đầu tư vào quá nhiều sản phẩm chủ lực cùng lúc không chỉ khiến doanh nghiệp hao tổn nguồn lực mà còn khó định hình thương hiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo bà Nguyễn Phương Ly, lỗ hổng lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp khởi nghiệp là thiếu kiến thức và kỹ năng quản trị. Vì thế, để tránh thất bại, bắt buộc các doanh nghiệp phải lấp lỗ hổng này.

Còn theo bà Nguyễn Vân Anh, sáng lập và điều hành thương hiệu Bella Mama & The Motherhood, việc thiếu kiến thức về ngành hàng, thiếu quy trình sản xuất đã khiến chi phí sản xuất của doanh nghiệp bị đẩy lên cao do tỷ lệ hàng lỗi nhiều, định mức tiêu hao nguyên liệu vượt tiêu chuẩn ngành. Dù doanh thu của doanh nghiệp tăng trưởng liên tục ở mức cao nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp lại không đáng kể.

Các chuyên gia khởi nghiệp cho rằng, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang quản trị nhân sự dựa trên kinh nghiệm và chủ quan cá nhân. Trong những năm đầu khởi nghiệp, chủ doanh nghiệp chú trọng nhiều đến công nghệ và thị trường. Trong giai đoạn này, chủ doanh nghiệp phải lo toan các công việc từ chiến lược đến sự vụ, kể cả hành chính, nhân sự, tài chính, kế toán. Điều này giúp chủ doanh nghiệp xử lý vấn đề nhanh, linh hoạt, chi phí thấp, phù hợp với cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự chưa được hoàn thiện.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy điểm yếu nhất của chủ doanh nghiệp là năng lực quản trị nhân sự. Trong 5 năm đầu khởi sự, năng lực quản trị nhân sự của chủ doanh nghiệp được ví như chiếc áo quá chật so với mục tiêu và tham vọng phát triển của bản thân. Rất nhiều vấn đề và thiệt hại phát sinh xuất phát từ năng lực quản trị nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu của chủ doanh nghiệp. Nguy hại hơn, ít chủ doanh nghiệp nhận ra những hạn chế này và có hành động để tự học hỏi và thuê nhân sự, huy động sự tham gia của chuyên gia.

Cùng với đó, việc phân vai chưa rõ và quản trị yếu sẽ dẫn đến xung đột giữa các đồng sáng lập doanh nghiệp. Nhiều người lựa chọn cùng nhau khởi nghiệp, giúp họ cùng triển khai ý tưởng, phát huy thế mạnh của nhau, huy động nguồn lực của nhau và chia sẻ rủi ro. Rất nhiều doanh nghiệp tư nhân thành công của Việt Nam có xuất phát điểm từ khởi nghiệp theo nhóm.

Tuy nhiên, rủi ro lại đến từ các mâu thuẫn giữa các nhà đồng sáng lập doanh nghiệp bởi sự khác biệt về quan điểm, tranh chấp về lợi ích và không thống nhất được sự thay đổi phương thức ra quyết định phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Khi khởi đầu khó khăn thì các nhà đồng sáng lập doanh nghiệp khá đoàn kết, cùng nhau nếm mật nằm gai. Nhưng khi doanh nghiệp khởi sắc, có kết quả tài chính tốt thì cũng là lúc các mâu thuẫn xuất hiện.

Rất nhiều nhà đồng sáng lập doanh nghiệp phải chia tay nhau trong những năm đầu tiên với lý do mâu thuẫn cá nhân trong quản lý điều hành. Bài toán này đến từ nguyên nhân cơ bản là quản trị hệ thống chưa tốt, chưa phân vai và thỏa thuận rõ ràng giữa những nhà khởi nghiệp để đảm bảo chủ động quản trị sự thay đổi.

Bảo Thoa

Nên xem

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

(LĐTĐ) Tối 3/6, hơn 1.600 chiếc drone light (thiết bị không người lái) đã có màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc trong đêm khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023.
Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 chiều 3/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Ban Chỉ đạo quốc gia thống nhất đánh giá bệnh Covid-19 đã đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí của nhóm bệnh truyễn nhiễm nhóm B theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

(LĐTĐ) Chiều 3/6, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm. Tại đây, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời câu hỏi dư luận đang quan tâm về giải pháp nào cung ứng đủ điện.
Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

(LĐTĐ) Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023 được tổ chức nhằm tạo cơ hội để công nhân lao động (CNLĐ) trong các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô.
Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

(LĐTĐ) Theo thống kê năm 2022, trên địa bàn quận Hoàng Mai, thiên tai về cơ bản không gây thiệt hại nhiều đến người, tài sản của nhà nước và nhân dân. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàng Mai Đàm Tiến Thắng đề nghị, các cơ quan, đơn vị chuẩn bị tốt mọi điều kiện để luôn sẵn sàng ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.
Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Với vai trò xung kích của tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa trong việc tuyên truyền, bảo đảm trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô; đồng thời triển khai nhiều mô hình đạt hiệu quả, góp phần xây dựng Thủ đô sáng, xanh, sạch, đẹp.
Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 3/6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã làm rõ kết quả của việc tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tin khác

Loạt vi phạm trong hoạt động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM

Loạt vi phạm trong hoạt động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP.HCM

Kết luận thanh tra đã chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tọa đàm trực tuyến: "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp"

Tọa đàm trực tuyến: "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp"

Chiều 28/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp" để thảo luận về các biện pháp tiếp tục ổn định và giúp thị trường hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, góp sức cho nền kinh tế.
Hà Nội: Nhiều doanh nghiệp điều chỉnh phụ tải điện để tiết kiệm điện

Hà Nội: Nhiều doanh nghiệp điều chỉnh phụ tải điện để tiết kiệm điện

(LĐTĐ) Để bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định và tin cậy thì việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những giải pháp nhằm giảm chi phí tiền điện của khách hàng sử dụng điện và giảm áp lực trong việc cung ứng, vận hành hiệu quả hệ thống điện.
Cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ để phát triển điện gió bền vững

Cần có lộ trình và giải pháp đồng bộ để phát triển điện gió bền vững

(LĐTĐ) Phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn carbon từ nhiệt điện, tạo nền móng phát triển ngành công nghiệp điện gió, một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
“Đòn bẩy” cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

“Đòn bẩy” cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh

(LĐTĐ) Chính thức được phát động từ ngày 18/5, Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2023 được các chuyên gia, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng mua sắm, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm. Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện hiệu quả chương trình hành động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
14 hiệp hội góp ý Dự thảo quy định định mức chi phí tái chế

14 hiệp hội góp ý Dự thảo quy định định mức chi phí tái chế

(LĐTĐ) Mới đây, 14 các hiệp hội đại diện cho nhiều ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam đã cùng nhau gửi thư góp ý đến Bộ Tài nguyên và Môi trường về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một số đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì (Fs) và một số đề xuất để triển khai đóng góp tài chính cho trách nhiệm tái chế trong EPR được hiệu quả, giảm thiểu khó khăn cho doanh nghiệp.
Lãi suất cao, doanh nghiệp làm sao vượt khó?

Lãi suất cao, doanh nghiệp làm sao vượt khó?

(LĐTĐ) Cùng với mức lãi suất cho vay tăng cao từ tháng 7/2022 và vẫn tiếp tục neo cao cho đến tháng 2/2023, các chuyên gia kinh tế đánh giá, môi trường lãi suất cao ảnh hưởng nặng và mạnh đến doanh nghiệp, làm suy yếu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
Kinh tế TP.HCM hướng tới tăng trưởng xanh

Kinh tế TP.HCM hướng tới tăng trưởng xanh

(LĐTĐ) Ngày 11/5, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đã tổ chức họp báo thông tin về Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4 (HEF 2023) với chủ đề "Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới giảm phát thải bằng không" sẽ diễn ra từ ngày 13-17/9.
Thái Nguyên: Thêm một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đi vào hoạt động

Thái Nguyên: Thêm một nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đi vào hoạt động

(LĐTĐ) Việc đưa nhà máy sản xuất thiết bị điện tử đi vào hoạt động góp phần đưa Thái Nguyên trở thành một trong những địa phương đi đầu trong thu hút dự án công nghệ cao.
Để doanh nghiệp ở lại thị trường

Để doanh nghiệp ở lại thị trường

(LĐTĐ) Số liệu công bố mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2023 đến nay, trung bình mỗi tháng có hơn 19.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động