Đẩy mạnh thể chế hóa lưu trữ trên nền tảng số
Tập huấn thí điểm về an toàn, vệ sinh lao động trên nền tảng số cho người lao động Nhận diện những hành vi vi phạm bản quyền trên nền tảng số |
Làm rõ giá trị pháp lý của tài liệu lưu trữ số
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Đại hội lần thứ XIII về việc hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực lưu trữ nhằm khơi dậy khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). |
Dự thảo Luật gồm 9 chương, 54 điều, tăng 2 chương 12 điều so với Luật Lưu trữ năm 2011. Trên cơ sở kế thừa các nội dung còn phù hợp của Luật hiện hành, dự thảo Luật có các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào 4 chính sách gồm: Thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ; lưu trữ tài liệu điện tử; hoạt động lưu trữ tư; hoạt động dịch vụ lưu trữ.
Trong đó, dự thảo Luật đã quy định rõ giá trị pháp lý của tài liệu lưu trữ số, giá trị của bản số hóa tài liệu lưu trữ; quy định những yêu cầu của Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ số, Kho lưu trữ số; thực hiện nghiệp vụ về thu thập, bảo quản, sử dụng tài liệu lưu trữ số; hoạt động nghiệp vụ đối với tài liệu lưu trữ điện tử khác, việc chuyển đổi tài liệu lưu trữ điện tử khác sang tài liệu lưu trữ số.
Tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Lưu trữ năm 2011 và mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật như được nêu trong Tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, đầy đủ tài liệu theo quy định, nội dung dự thảo Luật cơ bản thống nhất với các chính sách được đề xuất khi đưa dự án Luật vào Chương trình.
Về phạm vi điều chỉnh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, chỉnh lý quy định của dự thảo Luật để “giới hạn” phạm vi điều chỉnh đối với tài liệu lưu trữ tư theo hướng Luật chỉ điều chỉnh đối với “tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt”; đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục để đưa tài liệu lưu trữ tư có giá trị đặc biệt vào Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.
Về lưu trữ tài liệu điện tử, Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị, làm rõ và quy định bổ sung việc các cơ quan, đơn vị trực thuộc các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được sử dụng dịch vụ lưu trữ để số hóa tài liệu lưu trữ. Quy định điều kiện, trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ hạ tầng kỹ thuật trong quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu về tài liệu lưu trữ…
Nhà nước cần thể hiện rõ chính sách của mình trong công tác lưu trữ
Cho ý kiến tại phiên họp, các Ủy viên UBTVQH đánh giá cao Bộ Nội vụ có sự chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi), các nội dung tiếp cận rất hiện đại, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và yêu cầu thực tiễn.
Góp ý hoàn thiện dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho rằng, bản chất Luật Lưu trữ phải thể hiện được bao gồm việc thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản… Do đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu chỉnh lý sao cho phản ánh đúng nội hàm của hoạt động lưu trữ. Cho rằng một trong những nhóm chính sách lớn trong dự thảo Luật lần này liên quan đến chuyển đổi số, ứng dụng các tài liệu số, tài liệu điện tử để lưu trữ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đề nghị rà soát tính đồng bộ với các luật có liên quan, trong đó có Luật Giao dịch điện tử.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng tài liệu lưu trữ là tài liệu được hình thành trực tiếp bởi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng trong quá khứ và hiện tại, trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, khoa học, công nghệ và các hoạt động khác được thể hiện qua các ghi chép lịch sử dưới hình thức như là văn bản, biểu đồ, âm thanh, video… có giá trị để xã hội bảo tồn, phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và hoạt động xã hội nói chung.
Do đó, Nhà nước cần thể hiện rõ chính sách của mình trong công tác lưu trữ, cụ thể như ở mức độ cao nhất thì Nhà nước cần đầu tư vào cơ sở vật chất cho công tác lưu trữ ra sao? Các cơ quan, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực cho công tác này như thế nào? Đồng thời, cần rà soát kỹ lại các nội dung liên quan đến pháp luật về giao dịch điện tử, để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá Chính phủ và Bộ Nội vụ đã chuẩn bị hồ sơ rất công phu, nghiêm túc và trách nhiệm. Chủ tịch Quốc hội cơ bản thán thành với Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Pháp luật và cho rằng Dự án Luật đã tập trung vào 4 nhóm chính sách: Quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ, quy định về lưu trữ tài liệu điện tử, lưu trữ tư, quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ; cơ bản đã thể chế hóa được các quan điểm của Nhà nước về vấn đề lưu trữ, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện nay trong dự án Luật hiện hành.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra tiếp tục rà soát các nội dung của dự thảo Luật để quán triệt và thế chế hóa Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để đẩy mạnh chuyển đổi số, đáp ứng nhu cầu lưu trữ số, Chính phủ số, kinh tế số, công dân số, xã hội số… bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các dự án luật có liên quan và cam kết, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, sẽ tiếp thu đầy đủ, toàn diện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và các thành viên UBTVQH. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, việc sửa đổi toàn diện Luật này phải vừa kế thừa, bổ sung, đổi mới, vừa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các luật liên quan, không xung đột, mâu thuẫn, đẩy mạnh chuyển đổi số, lưu trữ số, chú ý hơn xã hội hóa lưu trữ và lưu trữ ở khu vực tư... |
Phương Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giải mã năng lực vượt trội của Masterise trên hành trình kiến tạo đô thị bền vững
Vạn Phúc City là một trong ba điểm bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2025 tại TP.HCM
Quận Thanh Xuân công bố sáp nhập 4 phường Kim Giang và Hạ Đình, Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam
Quận Đống Đa: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, triển khai Chi bộ bốn tốt
“Be The Celebration” - Chốt lịch đến ngay lễ hội đón năm mới 2025 tại trung tâm mới
Sắp diễn ra lễ hội hoa hướng dương lớn nhất với chủ đề “độc lạ miền Viễn Tây"
Nhận định kết quả trận đấu giữa Singapore và Việt Nam: 3 điểm cho các "chiến binh sao Vàng"?
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Chuyển đổi số 12/12/2024 13:59
Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi
Chuyển đổi số 08/12/2024 13:35
Hà Nội tăng cường chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh
Xã hội 05/12/2024 16:25
Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội
Xã hội 03/12/2024 12:54
Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu
Xã hội 02/12/2024 22:11
Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Chuyển đổi số 28/11/2024 19:53
Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá
Chuyển đổi số 27/11/2024 22:37
16 triệu lượt người truy cập, sử dụng iHanoi
Infographic 27/11/2024 11:08
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46