Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho nữ công nhân lao động gắn với các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Theo Phó Chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa, trong thời gian tới, các cấp Công đoàn cần mở lớp nâng cao nhận thức cho nữ đoàn viên, người lao động; tuyên truyền đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp.
Bàn giao 3 “Mái ấm Công đoàn” tới đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn Nhiều hoạt động thiết thực vì lợi ích đoàn viên

Tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Kế hoạch 195KH-UBND về “Phổ biến, giáo dục, pháp luật, nâng cao hiểu biết về ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021” chiều ngày 30/12, Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa đã trình bày trình bày tham luận với chủ đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền pháp luật cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN-CX)”.

Đặc biệt chú trọng phổ biến giáo dục, pháp luật cho nữ CNLĐ

Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa cho biết, hiện nay số lượng đoàn viên, lao động nữ tại các KCN-CX chiếm tỷ lệ lớn, là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ CNLĐ. Cụ thể, trên địa bàn Thành phố có 145.423 CNLĐ đang làm việc tại 9 KCN-CX, lao động nữ chiếm tỷ lệ gần 70%. Công đoàn các KCN-CX Hà Nội đang quản lý 310 Công đoàn cơ sở với trên 135.460 đoàn viên, trong đó có 88.135 đoàn viên nữ, chiếm tỷ lệ 65%.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, đồng thời, thực hiện Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 20/10/2016 của UBND Thành phố về “Phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2017-2021”, hằng năm, LĐLĐ Thành phố đều ban hành Kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Thủ đô nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ. Trong đó tập trung cho nữ CNLĐ tại các KCN-CX Hà Nội bằng các mô hình, cách thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả.

Mỗi năm, các cấp Công đoàn đã tổ chức từ 30-40 lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan đến lao động nữ, tuyên truyền Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình... Tuyên truyền nâng cao chất lượng cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp trong CNVCLĐ Thủ đô” gắn với phong trào đơn vị đạt chuẩn văn hóa; tuyên truyền cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”...

Việc triển khai, tổ chức thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong các doanh nghiệp, khu nhà ở, nhà trọ công nhân... cũng được thực hiện nghiêm túc, phù hợp, đạt kết quả, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho nữ CNLĐ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Các cấp Công đoàn duy trì hoạt động của 92 Tổ tự quản các khu nhà trọ công nhân và 50 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân.

Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho nữ CNLĐ gắn với các phong trào thi đua
Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa trình bày trình bày tham luận với chủ đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền pháp luật cho nữ CNLĐ tại các KCN-CX”.

Bên cạnh đó, Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn Hà Nội đã tổ chức 400 cuộc tuyên truyền, tư vấn pháp luật lưu động tại các doanh nghiệp cho 44.435 nữ CNLĐ và tư vấn tại trụ sở, tư vấn qua điện thoại, qua hộp thư điện tử cho 5.250 nữ CNLĐ về những quy định Bộ luật Lao động năm 2019; chế độ tiền lương, thưởng, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và các chế độ chính sách liên quan tới người lao động.

LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo các cấp Công đoàn thực hiện, khai thác, quản lý hiệu quả 339 Tủ sách pháp luật tại 92 tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, 50 điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, trên 1.000 tủ sách pháp luật tại các doanh nghiệp. Hằng năm, bổ sung trên 50.000 tài liệu tuyên truyền, tờ gấp các loại, tuyên truyền tư vấn pháp luật, Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm… cho các tủ sách pháp luật. Nhiều doanh nghiệp trong các KCN-CX Hà Nội đầu tư các tủ sách pháp luật với đa dạng đầu sách, báo, tài liệu, bố trí phòng đọc cho lao động nữ…

Báo Lao động Thủ đô đã xuất bản hơn 14.000 tin, bài góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nữ CNLĐ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền phòng chống Covid-19; hoạt động của tổ chức Công đoàn. Trang web LĐLĐ Thành phố bám sát nhiệm vụ chính trị của Thành phố đăng tin, bài tuyên truyền, phản ánh phong phú, đa dạng, đảm bảo kịp thời, chính xác và khách quan... Cán bộ Công đoàn đã kịp thời lắng nghe, kết nối và giải quyết những phản ánh, kiến nghị của lao động nữ, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho lao động nữ qua trang facebook “Công đoàn Hà Nội”.

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ Thành phố cũng thẳng thắn nhìn nhận công tác này vẫn còn một số tồn tại. Điển hình là khó khăn trong việc tuyên truyền, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho nữ CNLĐ ở các doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn.

Hình thức tuyên truyền dù đã được đổi mới, thay đổi phương pháp nhưng vẫn cần phải đẩy mạnh hơn những hình thức mới thay thế cho phương pháp giảng dạy, trao đổi truyền thống. Một số ít cán bộ Công đoàn chưa chủ động phối hợp với chính quyền chuyên môn đồng cấp, chưa chủ động trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nữ CNLĐ.

Nhận thức của một bộ phận CNLĐ nhất là người lao động khối doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước về vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, việc am hiểu về chính sách pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tinh thần chịu khó học hỏi phấn đấu vươn lên còn nhiều hạn chế.

Đặc biệt, năm qua, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên việc mở các lớp phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp gặp nhiều hạn chế.

Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật cho nữ CNLĐ gắn với các phong trào thi đua
Các tập thể và cá nhân nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố vì có thành tích trong công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2021.

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho nữ CNLĐ các KCN-CX, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa đã đề xuất một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

“Trước tiên là phải tăng cường công tác tham mưu chỉ đạo, đôn đốc các Công đoàn các KCN-CX, Công đoàn cơ sở triển khai các hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong nữ CNLĐ, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng chống tội phạm, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của nữ CNLĐ và người sử dụng lao động, ổn định và phát triển sản xuất, thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng “Nếp sống văn hoá công nghiệp”, xây dựng “Đơn vị đạt chuẩn Văn hoá”, “Xây dựng Người Hà Nội thanh lịch - văn minh”…”, đồng chí Đặng Thị Phương Hoa nhấn mạnh.

Cũng theo Phó Chủ tịch thường trực LĐLĐ Thành phố, các đơn vị phải đẩy mạnh tuyên truyền Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 và các chế độ chính sách có liên quan trực tiếp đến lao động nữ. Tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của thành phố Hà Nội, những quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn.

Đồng thời tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để lan tỏa kịp thời tới nữ CNLĐ về những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của thành phố Hà Nội gắn với các phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, “Sáng kiến Thủ đô”, phong trào “Người tốt, việc tốt”, “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”…

Tiếp tục mở các lớp nâng cao nhận thức cho nữ đoàn viên, người lao động; tuyên truyền đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp. Xây dựng, duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân, Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, Cụm văn hóa thể thao. Tăng cường công tác phối kết hợp giữa các cấp Công đoàn Thành phố với các sở, ngành chức năng tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật với chương trình “Hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát”, “Chiếu phim phục vụ CNVCLĐ”, tuyên truyền an toàn giao thông...

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Công đoàn PC Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác chăm lo, góp phần vào sự phát triển của công ty

Công đoàn PC Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác chăm lo, góp phần vào sự phát triển của công ty

(LĐTĐ) Những năm qua, Công đoàn Công ty Điện lực Hà Tĩnh (PC Hà Tĩnh) được chuyên môn và công đoàn cấp trên đánh giá cao bởi sự chủ động, tích cực, trách nhiệm, hiệu quả trong các hoạt động, góp phần chăm lo tốt cho người lao động và cho sự ổn định, phát triển của công ty.
Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên được mua hàng giảm giá từ 30-42,8%

Đoàn viên Công đoàn quận Long Biên được mua hàng giảm giá từ 30-42,8%

(LĐTĐ) Thực hiện “Chương trình Phúc lợi cho đoàn viên công đoàn và người lao động", Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên vừa ký Thỏa thuận hợp tác với Công ty TNHH Bell Đức. Theo đó, Công ty TNHH Bell Đức sẽ hỗ trợ bán các sản phẩm giảm giá từ 30-42,8% so với giá niêm yết bán lẻ trên thị trường cho đoàn viên Công đoàn quận Long Biên.
Để công nhân có môi trường sống an toàn

Để công nhân có môi trường sống an toàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang phối hợp với chính quyền đồng cấp, lực lượng Công an để triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự tại những nơi có đông công nhân lao động sinh sống. Từ đó, tạo môi trường sống an toàn, giúp công nhân lao động ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Tăng cường chăm lo cho đoàn viên nữ

LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Tăng cường chăm lo cho đoàn viên nữ

(LĐTĐ) Thời gian qua, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã có nhiều hoạt động hướng trực tiếp tới nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ). Trong đó, các hoạt động như triển khai khám tầm soát ung thư miễn phí cho nữ CNVCLĐ, trao quà cho nữ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm đến con của đoàn viên… đã mang lại hiệu quả tích cực và được đánh giá cao.
Hỗ trợ 2.000 lao động khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân

Hỗ trợ 2.000 lao động khó khăn nhân dịp Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Nhân dịp Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ 2.000 đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn với mức hỗ trợ 1 triệu đồng/người.
Nâng cao chất lượng hoạt động nữ công gắn với lợi ích của nữ đoàn viên, người lao động

Nâng cao chất lượng hoạt động nữ công gắn với lợi ích của nữ đoàn viên, người lao động

Nhận thức tầm quan trọng của công tác vận động nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã triển khai 8 nhiệm vụ công tác nữ công trong năm 2024.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động hướng đến đoàn viên

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động hướng đến đoàn viên

(LĐTĐ) Thông tin tại Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội khóa VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 (kỳ họp thứ 7), đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội cho biết, trong Quý II/2024, các hoạt động của Công đoàn ngành sẽ tập trung vào công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở và khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Mặc dù điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn, nhưng nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động...
Công đoàn Thủ đô chú trọng chăm lo đời sống cho lao động nữ

Công đoàn Thủ đô chú trọng chăm lo đời sống cho lao động nữ

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nữ đoàn viên, người lao động. Từ đó, giúp nữ đoàn viên, người lao động yên tâm lao động sản xuất, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và tin tưởng, gắn bó với tổ chức Công đoàn.
Để người lao động tiếp cận hàng Việt Nam

Để người lao động tiếp cận hàng Việt Nam

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động. Qua đó, góp phần thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Xem thêm
Phiên bản di động