Đẩy mạnh đối thoại về tiền lương, tiền thưởng, giờ nghỉ cho công nhân

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm. Trong đó, vấn đề nhà ở cho người lao động cần được xác định là nhiệm vụ bứt phá.
Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả Phối hợp chăm lo sức khỏe cho người lao động ngành Nông nghiệp

Vừa qua, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 249/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ Việt Nam).

Thông báo nêu rõ, thời gian qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phát huy vai trò trong việc tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến việc làm, tiền lương.

Chủ động nắm tình hình thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động, kịp thời phản ánh tới các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ những vấn đề phát sinh cần giải quyết.

Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật như Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Việc làm. Các cấp Công đoàn có nhiều đổi mới trong tổ chức, phát động các phong trào thi đua, đề ra những biện pháp phát huy mọi tiềm năng của công nhân, viên chức và người lao động; vận động đội ngũ cán bộ, đoàn viên, người lao động đổi mới sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác, phát triển cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Đẩy mạnh đối thoại về tiền lương, tiền thưởng, giờ nghỉ cho công nhân
Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệt liệt biểu dương, đánh giá cao và cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ, đồng hành có hiệu quả của Công đoàn Việt Nam, đoàn viên và người lao động cả nước trong thời gian qua.

Năm 2024 là năm bứt phá, đồng thời tình hình thế giới, khu vực thời gian tới được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tạo thách thức, áp lực lớn tới công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội nước ta, đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, đẩy mạnh tăng tốc, bứt phá để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Do đó, định hướng phối hợp công tác thời gian tới, cần tập trung triển khai: 1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm và 5 đẩy mạnh.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam Quan tâm hơn nữa đến việc lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức, người lao động: Thông qua khảo sát, đối thoại, tiếp xúc cử tri…; phản ánh kịp thời với Đảng, chính quyền, doanh nghiệp để có biện pháp tháo gỡ, giải quyết khó khăn cho công nhân, người lao động.

Quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đoàn viên, người lao động. Đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm cho công nhân; trong đó, vấn đề nhà ở cho người lao động cần được xác định là nhiệm vụ bứt phá.

Quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động theo Hiến pháp, pháp luật và theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn; kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về lao động, Công đoàn; tạo thuận lợi cho người lao động.

Công đoàn phối hợp, tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Chủ động nghiên cứu, đề xuất, tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội cho người lao động.

Các bộ, cơ quan thực hiện nghiêm việc tham vấn lấy ý kiến của Tổng LĐLĐ Việt Nam trong xây dựng các cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến Công đoàn, người lao động.

Đẩy mạnh đối thoại về tiền lương, tiền thưởng, giờ nghỉ cho công nhân
Thủ tướng đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam đẩy mạnh đối thoại về tiền lương, tiền thưởng, giờ nghỉ ngơi cho công nhân lao động.

Đẩy mạnh tổ chức thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, như: "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí"; phát triển phong trào thi đua "Lao động giỏi", "Lao động sáng tạo" sát và phù hợp với từng khu vực, từng đối tượng, trọng tâm là "Năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn" trong khu vực sản xuất kinh doanh; phong trào "Tham mưu giỏi, phục vụ tốt" trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, …

Đẩy mạnh xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới: Trong đào tạo lao động, nhất là lao động chất lượng cao; nâng cao tính tích cực, chủ động sáng tạo của công nhân, người lao động; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả… trong đó có nội dung nâng cao năng suất lao động.

Đẩy mạnh thực hiện tốt vai trò Công đoàn, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam. Cụ thể như đổi mới phương thức, nội dung hoạt động, ứng dụng mạnh mẽ, sâu rộng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn, xây dựng cơ sở dữ liệu của Công đoàn;

Thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, góp phần nâng cao đời sống của người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

Quan tâm phát triển đảng viên trong công nhân, viên chức, người lao động, đặc biệt là công nhân lao động trực tiếp sản xuất tại các doanh nghiệp.

Chú trọng công tác quản lý tài sản, tài chính Công đoàn, bảo đảm chặt chẽ; hợp tác công tư, khai thác hiệu quả tài sản của Công đoàn theo Hiến pháp và pháp luật; tạo điều kiện công đoàn viên được hưởng dịch vụ theo cơ chế thị trường.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quảng bá đưa hương sen Tây Hồ vươn xa

Quảng bá đưa hương sen Tây Hồ vươn xa

(LĐTĐ) Mỗi năm vào tháng 6, khi những búp sen bắt đầu nở rộ, cũng là thời điểm các gia đình làm nghề ướp trà sen (phường Quảng An, Tây Hồ) tất bật vào vụ làm trà. Với người dân nơi đây nghệ thuật ướp trà sen là niềm say mê, niềm tự hào. Để giữ gìn nghề, Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ phối hợp với các ban, ngành triển khai các đề án khôi phục, phát triển nghề truyền thống.
Nhân lên những tuyến đường hoa đô thị ở Cổ Loa

Nhân lên những tuyến đường hoa đô thị ở Cổ Loa

(LĐTĐ) Song song với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) cũng đặc biệt chú trọng xây dựng các tuyến đường văn minh đô thị, nhằm tạo cảnh quan môi trường và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
LĐLĐ huyện Hoài Đức trao Quyết định thành lập thêm 4 Công đoàn cơ sở

LĐLĐ huyện Hoài Đức trao Quyết định thành lập thêm 4 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Hưởng ứng Tháng cao điểm phát triển đoàn viên, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, mới đây LĐLĐ huyện Hoài Đức tổ chức Đại hội thành lập và Lễ ra mắt, công bố Quyết định thành lập mới 4 Công đoàn cơ sở.
Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 24/6, với 459/460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Hà Nội thu phí giữ xe không dùng tiền mặt: Tiền đề xây dựng bản đồ giao thông thông minh

Hà Nội thu phí giữ xe không dùng tiền mặt: Tiền đề xây dựng bản đồ giao thông thông minh

(LĐTĐ) Sau 2 tháng triển khai, thành phố Hà Nội đã có 64 điểm ứng dụng công nghệ thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt tại 9 địa phương. Đây là tiền đề để xây dựng bản đồ số thông minh về các bãi trông giữ xe trên toàn thành phố, từ đó hướng tới hệ thống giao thông thông minh, Thủ đô thông minh.
Dập tắt nhanh đám cháy ở ngõ Chợ Khâm Thiên

Dập tắt nhanh đám cháy ở ngõ Chợ Khâm Thiên

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra do cháy bình nóng lạnh tại nhà vệ sinh tầng 4 nhưng không gây thiệt hại về người và tài sản…
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục trong CNVCLĐ

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm, cùng với hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, các cấp Công đoàn quận Hoàn Kiếm chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), qua đó đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Tin khác

Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

Đề xuất tăng 15% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng

Mức điều chỉnh chung là tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024 đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Đại biểu Quốc hội: Tăng 30% lương cơ sở từ ngày 1/7 là giải pháp trước mắt tốt nhất

Đại biểu Quốc hội: Tăng 30% lương cơ sở từ ngày 1/7 là giải pháp trước mắt tốt nhất

(LĐTĐ) Theo Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga, việc tăng 30% lương cơ sở từ ngày 1/7 tới là giải pháp trước mắt tốt nhất.
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi): Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi): Cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa

(LĐTĐ) Sáng 24/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), với 94,25% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Công dân Thủ đô số (iHaNoi): Ứng dụng cung cấp thông tin toàn diện

Công dân Thủ đô số (iHaNoi): Ứng dụng cung cấp thông tin toàn diện

Theo kế hoạch vận hành một số ứng dụng nền tảng của Đề án 06 Chính phủ, Ủy ban Nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ ra mắt ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi) vào ngày 28/6/2024.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 22/6/2024 gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp THPT 2024 chất lượng, chính xác, tuyệt đối an toàn

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 60/CĐ-TTg về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 và việc quản lý trẻ em, học sinh trong dịp nghỉ hè.
Đề xuất cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày 1/7

Đề xuất cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc cho biết Bộ Tư pháp sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1/7/2024.
Việc mang bảo vật quốc gia ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định

Việc mang bảo vật quốc gia ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Lưu trữ (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng. Đáng quan tâm, Luật quy định việc mang tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 21/6, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã ký Chương trình phối hợp triển khai công tác ngoại giao kinh tế đóng góp thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2024 - 2026.
Quốc hội quyết nghị giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường

Quốc hội quyết nghị giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường

(LĐTĐ) Quốc hội quyết định giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành.
Xem thêm
Phiên bản di động