Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, tính đến ngày 31/5/2020, có 53 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố đã nhận được hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của đơn vị, doanh nghiệp. Theo đó: Tổng số đơn vị đã được phê duyệt hồ sơ tạm dừng đóng là 1.171 đơn vị, tương ứng với 107.327 lao động và số tiền ước khoảng 396 tỷ đồng.
Thủ tục hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19

Kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp

Thông tin về kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 5 tháng đầu năm 2020, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết: 5 tháng đầu năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp và hàng ngàn người lao động.

Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại nhà cho người dân trong thời điểm dịch bệnh Covid-19. Ảnh: B.D

Dưới sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương, để chung tay cùng Chính phủ vượt qua đại dịch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã khẩn trương, quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, đặc biệt trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị thực hiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; thực hiện chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bị thất nghiệp do dịch bệnh gây ra; đảm bảo công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp trong khai báo y tế điện tử, đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Cụ thể, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia với các Bộ, ngành hoàn thiện dự thảo các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; kịp thời ban hành trên 25 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ứng phó với dịch bệnh Covid-19 như: Thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 4,5 trong cùng một kỳ chi trả cho người hưởng qua thẻ ATM, trực tiếp tại nhà; kịp thời chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị thất nghiệp do dịch bệnh gây ra.

Trong công tác khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được kịp thời khám chữa bệnh hoặc chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế khi nghi ngờ nhiễm virus Corona; thực hiện ngay việc tạm ứng kinh phí cho các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế để đảm bảo hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đặc biệt là các cơ sở khám chữa bệnh có người bệnh bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19; sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu để mua thuốc sát trùng và xà phòng chống dịch Covid-19; cấp thuốc điều trị ngoại trú đối với các trường hợp mắc bệnh mãn tính, điều trị dài ngày trong thời gian chống dịch Covid-19; hướng dẫn, hỗ trợ người dân cung cấp mã số bảo hiểm xã hội thực hiện khai báo y tế điện tử…

Đặc biệt, đã kịp thời thẩm định hồ sơ, giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tính đến ngày 31/5/2020, có 53 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố đã nhận được hồ sơ đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của đơn vị, doanh nghiệp; theo đó: Tổng số đơn vị đã được phê duyệt hồ sơ tạm dừng đóng là 1.171 đơn vị, tương ứng với 107.327 lao động và số tiền ước khoảng 396 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người tham gia được ngành thực hiện đầy đủ, kịp thời, giúp người dân vượt qua khó khăn trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp. Hiện toàn ngành Bảo hiểm xã hội đang thực hiện chi trả cho hơn 3,2 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. Uớc đến ngày 3/6/2020, toàn ngành đã giải quyết hưởng mới các chế độ bảo hiểm xã hội hằng tháng (hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp) cho khoảng 50.297 người; giải quyết hưởng mới các chế độ bảo hiểm xã hội một lần, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp một lần, tuất một lần cho khoảng 353.616 người với số tiền chi trả là 13.154,7 tỷ đồng; giải quyết chế độ ốm đau cho khoảng 2.992.172 lượt người với số tiền chi trả là 1.413,3 tỷ đồng; thai sản cho khoảng 743.310 lượt người với số tiền chi trả là 9.591,5 tỷ đồng; dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho khoảng 162.132 lượt người với số tiền chi trả 417,8 tỷ đồng; chi trả cho 558.418 người hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp (trong đó hưởng mới là 298.833 người) với số tiền chi trả là 5.009 tỷ đồng.

Ước đến ngày 4/6/2020, số tiền chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được các cơ sở đề nghị quyết toán trên Hệ thống giám định bảo hiểm y tế là khoảng 38.005.146 triệu đồng (chưa bao gồm số chi của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), với tỷ lệ sử dụng dự toán năm khoảng 38%.

“Với vai trò của mình, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đã giúp đảm bảo phần nào đời sống, củng cố sức khoẻ cho hàng ngàn người lao động thất nghiệp và gia đình; giảm thiểu áp lực kinh tế đối với các đơn vị, doanh nghiệp trong việc đảm bảo sản xuất, kinh doanh; góp phần ổn định kinh tế, xã hội của đất nước. Toàn ngành Bảo hiểm xã hội luôn xác định và nỗ lực vì tinh thần chung, nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển”, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh khẳng định.

Cũng theo ông Đào Việt Ánh, những kết quả trong 5 tháng đầu năm, đặc biệt là những giải pháp hỗ trợ kịp thời tới người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, càng cho thấy sự ra đời của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đóng vai trò tích cực trong hệ thống an sinh xã hội của đất nước.

Tập trung phát triển đối tượng tham gia

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến ngày 31/5, tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 14,404 triệu người, đạt 89,8% kế hoạch giao (giảm 11,5 nghìn người so với tháng 4/2020, giảm 796 nghìn người so với năm 2019). Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 600,6 nghìn người, đạt 50% kế hoạch giao (tăng 42 nghìn người so với tháng 4/2020, tăng 26 nghìn người so với năm 2019). Số người tham gia bảo hiểm y tế là 85,078 triệu người, đạt 96,6% kế hoạch giao (giảm 109 nghìn người so với tháng 4/2020, giảm 849 nghìn người so với năm 2019).

Theo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế giảm là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh, người lao động không có việc làm phải ngưng việc, nghỉ việc, thu nhập người dân giảm do dịch bệnh nên có một bộ phận không thể tham gia hoặc tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế…

Vì vậy, theo lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong thời điểm hiện tại, trước tình hình dịch Covid-19 ở nước ta đã cơ bản được kiểm soát, bước vào giai đoạn bình thường mới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố tập trung huy động mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đặt ra cho năm 2020; đồng thời, tiếp tục ưu tiên cho việc bố trí kinh phí để đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho người tham gia.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể, xã hội đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng miền, tập trung vào các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

(LĐTĐ) Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị xem xét và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ LĐTBXH trình Chủ tịch nước ban hành quyết định tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đối tượng và mức quà tặng vẫn giữ nguyên như năm 2024 gồm hai mức là 600.000 đồng và 300.000 đồng.
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh

Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh

(LĐTĐ) Một trong những quan điểm, định hướng quan trọng của Luật Nhà giáo là chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh, chuẩn nghề nghiệp nhà giáo với các tiêu chuẩn bám sát yêu cầu về năng lực nghề nghiệp gắn với từng cấp học và trình độ đào tạo.
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Với sự quan tâm thiết thực của thành phố Hà Nội thông qua chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, đã giúp lực lượng này yên tâm công tác, để sau này có lương hưu hằng tháng và có chế độ BHYT để chăm lo sức khỏe.
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con

(LĐTĐ) Theo quy định hiện hành, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) không còn ghi thông tin về thời hạn sử dụng thẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị sử dụng thẻ BHYT của các con được gia hạn kịp thời sau khi đã đóng BHYT tại trường học, phụ huynh có thể tra cứu thời hạn sử dụng thẻ BHYT bằng nhiều cách; đăng ký tài khoản VssID cho các con qua tài khoản VssID của cha, mẹ với các thủ tục đơn giản.
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương

(LĐTĐ) Khi đi làm vào các ngày lễ, Tết, người lao động sẽ được hưởng ít nhất 300% lương so với đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương trả thực theo công việc.
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước

Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước

(LĐTĐ) Hiện lương hưu của người làm trong khu vực Nhà nước đang được tính mức bình quân của các năm cuối, tuy nhiên, với những người bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi, sẽ hưởng lương hưu trên nền tiền lương của toàn bộ quá trình…
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi

Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi

(LĐTĐ) Những thay đổi trong năm 2025 về chính sách tuổi nghỉ hưu, tỷ lệ hưởng lương hưu sẽ tác động tới quyền lợi của nhiều người lao động.
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT), nhiều ý kiến cho rằng, việc mở rộng quyền lợi của người tham gia BHYT là quy định nhân văn, song cần xem xét, cân nhắc để bảo đảm tính khả thi, khả năng cân đối Quỹ BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất

Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, việc xây dựng Luật Nhà giáo là nhằm tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, tốt về chất lượng; tôn vinh nhà giáo và tạo động lực cho người dạy, học, tạo điều kiện để nhà giáo yên tâm công tác, yêu nghề, tâm huyết và trách nhiệm với nghề...
Xem thêm
Phiên bản di động