Từ câu chuyện tiêu thụ vải thiều Bắc Giang:

Đầu ra sẽ không khó nếu có sự đồng lòng!

(LĐTĐ) Những ngày qua, câu chuyện hỗ trợ tiêu thụ vải thiều tại Bắc Giang nói riêng, nông sản tại các vùng dịch nói chung đang được dư luận quan tâm. Điều dễ dàng nhận thấy là khi nông sản được nâng niu thì người tiêu dùng sẽ nhận ra và hiểu đúng hơn về giá trị thực của nó. Đồng thời, hiểu được người nông dân sản xuất, thay đổi tư duy như thế nào để xã hội chung vai sát cánh, hợp tác tiêu thụ nông sản, chứ không phải bằng sự ban phát. Đặc biệt, từ vụ tiêu thụ vải thiều Bắc Giang trong mùa dịch nói lên chân lý: Một khi các cơ quan hữu quan chủ động, tịch cực cùng vào cuộc thì bài toán đầu ra trở nên “thông thoáng” hơn bao giờ hết!
Người dân Hà Nội chung tay tiêu thụ nông sản Bắc Giang Quản lý thị trường Hà Nội chung tay hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân vùng dịch Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn tiêu thụ nông sản cho Bắc Giang

Chủ động kết nối tiêu thụ sản phẩm

Bất kể trong điều kiện bình thường hay trong thời điểm dịch bệnh, “hỗ trợ nông sản” đã trở thành cụm từ quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là đối với nông sản khi được mùa, mất giá. Bởi thế, những ngày qua khi tỉnh Hải Dương, Bắc Giang vừa phải căng mình chống dịch Covid-19, vừa phải tìm giải pháp tiêu thụ nông sản cho người dân, thì đâu đó, câu chuyện “hỗ trợ” lại được đưa ra “mổ xẻ”.

Theo số liệu từ tỉnh Bắc Giang, năm 2021, tỉnh có diện tích vải thiều dự kiến đạt khoảng 28.100 ha, sản lượng dự kiến đạt 180.000 tấn. Trong đó, diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của Bắc Giang dự kiến trên 15.200 ha, theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 82 ha.

Đầu ra sẽ không khó nếu có sự đồng lòng!
Vải thiều được xuất khẩu đi Nhật Bản và châu Âu

Vùng sản xuất để xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia… có diện tích 218 ha, sản lượng ước đạt 1.800 tấn; vùng sản xuất vải thiều sang thị trường Nhật Bản là 219 ha, sản lượng ước đạt 1.800 tấn.Trong khi đó, với Hải Dương toàn tỉnh có hơn 9.000 ha vải thiều; riêng huyện Thanh Hà có hơn 3.300 ha, Chí Linh có hơn 3.500 ha với tổng sản lượng khoảng 55 nghìn tấn.

Hải Dương hiện có 45 vùng trồng vải với tổng diện tích 450 ha trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP; 6.300 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay đã có 1.000 ha được cấp chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và 8.000 ha được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu... Với diện tích trồng vải thiều lớn như vậy thì việc nhiều người tiêu dùng nghĩ đến chuyện “hỗ trợ ” cũng không có gì là lạ.

Tuy nhiên, nhìn từ thị trường tiêu thụ vải thiều những ngày qua cho thấy, vải thiều hầu như không phải giải cứu, mà có chăng đó chỉ là sự chung tay hỗ trợ, tiêu thụ giúp người dân vùng dịch. Bởi trước khi vào chính vụ, công tác chăm sóc, thay đổi tư duy sản xuất, tư duy bán hàng, kết nối giao thương… đã được địa phương và các cấp ngành xây dựng kết hoạch tiêu thụ chủ động. Cùng với đó, hệ thống liên kết, kết nối tiêu thụ nông sản được kích hoạt và có sự chuẩn bị ngay từ khi kết thúc mùa nông sản 2020. Nhờ đó, vải thiều có được sự chủ động và giá trị của loại hình nông sản này cũng được nâng lên.

Cụ thể, nhằm tăng cường kết nối tiêu thụ nông sản, Hải Dương và Bắc Giang đã tổ chức chương trình Xúc tiến tiêu thụ vải thiều với sự hỗ trợ từ Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Thông qua chương trình này, vải thiều đã chen chân được vào các hệ thống siêu thị hiện đại trên cả nước.

Đơn cử như mới đây tại hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), Công ty VinCommerce đã cam kết với Sở Công Thương Bắc Giang thu mua 2.000 tấn để hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương. Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc Công ty VinCommerce, cho biết, để đảm bảo nguồn hàng, ngay từ khi vải thiều Lục Ngạn chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch, VinCommerce đã làm việc, liên kết với các Hợp tác xã, nhà cung cấp để ký kết thu mua vải thiều chứng nhận GlobalGap vào các điểm bán trên toàn quốc.

Tương tự, Tập đoàn Central Retail cũng cho biết, từ nay đến cuối mùa vải năm 2021, sẽ triển khai hàng loạt chương trình kích cầu tiêu thụ vải thiều.Tập đoàn sẽ dành những vị trí đẹp nhất trong tất cả các siêu thị GO!, Big C, Topmarket trên toàn quốc, trưng bày vải Lục Ngạn (Bắc Giang), và vải Thanh Hà (Hải Dương) sao cho thật sự bắt mắt, đồng thời áp dụng các chương trình kích cầu mua sắm đặc biệt hấp dẫn…

Không chỉ có các chương trình kết nối tiêu thụ vải thiều đến các hệ thống phân phối hiện đại trong nước, thời gian qua, với sự vào cuộc tích cực của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,vải thiều Hải Dương và Bắc Giang đã dần chinh phục người tiêu dùng thế giới thông qua việc xuất khẩu sang thị trường các nước như Úc, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ…

Đặc biệt mới đây, lô hàng vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc đã chính thức tới Pháp theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - châu Âu (EVFTA), điều đó không chỉ mở ra cơ hội mới cho vải thiều Việt Nam, mà còn cho thấy sự chuẩn bị chu đáo và quá trình vào cuộc sát sao của các cấp ngành đối với việc đưa nông sản Việt ra thị trường thế giới.

Đồng hành cùng nông dân từ những bước đầu tiên

Cùng với niềm vui khi vải thiều chính thức có những lô hàng đầu tiên vào châu Âu và một số thị trường khó tính trên thế giới; thời gian qua, vải thiều đã xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử - kênh phân phối hiệu quả giúp người nông dân an tâm sản xuất, an tâm chống dịch, giảm bớt nỗi lo hàng hoá bị ùn ứ. Điều đó cho thấy sự thay đổi trong tư duy sản xuất, tư duy bán hàng của người dân với mục tiêu nhanh chóng tiếp cận với người tiêu dùng trên cả nước.

Cụ thể, đầu tháng 6/2021, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp cùng 6 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam là Sen đỏ, Vỏ Sò, Tiki, Shopee, Postmart, Cuccu để đưa quả vải thiều lên giao dịch. Theo đó, các phương án thu mua, vận chuyển logistics, thương mại điện tử cũng đã được thống nhất triển khai.

Các hoạt động truyền thông, quảng bá để đáp ứng mọi đơn hàng, vận chuyển nhanh bằng mọi hình thức từ xe lạnh tới phương thức hàng không và được bảo quản tốt nhằm đem tới chất lượng quả vải cao nhất đến tay người tiêu dùng. Hiện tại, các sàn thương mại điện tử đang trong công tác chuẩn bị hàng hoá, vận chuyển, bảo quản sản phẩm sẵn sàng mở bán đợt vải thiều Bắc Giang rộng rãi đến tay người tiêu dùng cả nước.

Đầu ra sẽ không khó nếu có sự đồng lòng!
Công đoạn kiểm tra chất lượng vải thiều trước khi xuất khẩu

Để chủ động, cuối tháng 5/2021, Viettel Post triển khai kế hoạch đưa sản phẩm vải Bắc Giang đến tay khách hàng trên toàn quốc chỉ từ 6-48 giờ sau thu hoạch. Ông Trần Trung Hưng, Tổng Giám đốc Viettel Post, cho biết, Viettel Post sẽ tổ chức kết nối hệ thống xe tải đa điểm và liên tục từ Bắc Giang tới các tỉnh, thành trên toàn quốc.

Hệ thống xe lạnh được huy động tối đa để vận chuyển vải, đặc biệt các lô lớn chuyển vào miền Trung và miền Nam sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không.Tuy nhiên, để hỗ trợ người nông dân Bắc Giang cũng như người tiêu dùng trên toàn quốc, Viettel Post chuyển phát đồng giá toàn quốc với mức giá chỉ 15.000 đồng cho 5kg.

Ngoài Viettel Post, nhiều sàn thương mại điện tử khác như Sen đỏ (Tập đoàn FPT) hay Postmart (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam- Vietnam Post)… cũng tích cực triển khai hỗ trợ người nông dân tại các địa phương tiêu thụ nông sản...Trong bối cảnh 4.0, thuật ngữ “thương mại điện tử” không còn quá xa lạ với người nông dân nhưng không phải ai cũng quen với cách làm này thì việc đưa các sản phẩm địa phương lên sàn thương mại không hề đơn giản, bởi năng lực về thương mại điện tử, những kỹ năng về tư vấn, chăm sóc khách hàng hay đánh giá xu hướng tiêu dùng, thị hiếu thị trường của các hợp tác xã, bà con nông dân còn nhiều hạn chế.

Trước những khó khăn này, để hỗ trợ tiêu thụ nông sản, các sàn thương mại điện tử không chỉ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình vận chuyển hàng đi tiêu thụ mà còn chú trọng hướng dẫn người dân mở thêm kênh tiêu thụ nông sản mới trên sàn thương mại điện tử. Có những hộ gia đình, nhân viên bưu điện phải hướng dẫn nhiều lần để họ từng bước thay đổi nếp nghĩ, tạo thói quen hàng ngày vào kiểm tra gian hàng và cập nhật các thông tin, hình ảnh mới cho gian hàng.

Thậm chí, nhiều sàn thương mại còn cử cán bộ đến tận nơi để giúp bà con trồng vải tìm ra giải pháp bán hàng chủ động, hướng dẫn vận hành đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, bán hàng qua hình thức livestream (phát sóng trực tiếp), chốt đơn hàng loạt…góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh bền vững và lâu dài.

Về phía người tiêu dùng, các sàn thương mại điện tử cho biết sẽ hỗ trợ chi phí vận chuyển cùng với luôn cam kết chất lượng tốt nhất tới tay người tiêu dùng. Khi giao hàng, vải sẽ được thực hiện đồng kiểm cùng người nhận. Các đơn vị vận chuyển cam kết nếu hàng hóa sai về chất lượng, quy cách đóng gói hay vận chuyển, khách hàng có quyền yêu cầu trả hàng và được đổi lại một đơn hàng tương ứng (1 đổi 1),...

Như vậy, trong suốt “hành trình số” của trái vải từ vườn đến tay người tiêu dùng, các sàn thương mại điện tử đã hiện diện để đảm bảo lợi ích cho cả hai phía. Điều quan trọng hơn, việc mua bán các sản phẩm nông sản tươi ngon trên các sàn thương mại điện tử sẽ là hướng đi mới trong tương lai, thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong nước.

Đặc biệt, khi mà năm 2021 được Bộ Thông tin và Truyền thông xác định là năm hành động mạnh hơn để chuyển đổi số quốc gia. Chương trình chuyển đổi số quốc gia lựa chọn nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Chính vì vậy, để chuyển đổi số nông nghiệp, trong đó có việc thay đổi tư duy bán hàng truyền thống cũng như hỗ trợ nông dân làm quen với việc sử dụng công nghệ số là việc làm quan trọng.

Bên cạnh phương thức truyền thống, thương mại điện tử sẽ tạo vị thế mới cho người nông dân khi sản phẩm được nhiều khách hàng biết tới hơn, tạo liên kết trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng trong nước cũng như quốc tế, giảm bớt khâu phân phối trung gian, minh bạch thông tin hơn từ người bán đến người mua. Đặc biệt, việc định hướng, tạo thói quen bán hàng qua sàn thương mại điện tử cho người nông dân là chìa khóa quan trọng để nâng tầm giá trị và mở rộng thị phần tiêu thụ nông sản tại thị trường nội địa và ra thế giới.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

(LĐTĐ) Từ 25/11 đến 1/12 sẽ diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024. Điểm nhấn của Tuần lễ là hàng triệu người tiêu dùng cả nước sẽ được chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc…
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu

Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong xu thế chuyển đổi xanh hiện nay, ngành giấy đang có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế tuần hoàn. Ngoài đặc thù của ngành, nhu cầu của thị trường về sản phẩm giấy làm từ nguyên liệu tái chế tăng. Ý thức của doanh nghiệp về kinh tế tuần hoàn được nâng cao và đang tiếp cận nhanh tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành, nhất là sản xuất giấy bao bì.
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

(LĐTĐ) Sáng ngày 12/11, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tô Thị Bích Châu tham dự sự kiện và có những bài phát biểu quan trọng.
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc

Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc

(LĐTĐ) Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ chính thức quay trở lại với chuỗi hoạt động hấp dẫn và khuyến mãi khủng, mở ra "60 giờ săn khuyến mãi toàn quốc".
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả

Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày săn sale 11/11 hằng năm là ngày mà mọi người nhận ưu đãi từ các cửa hàng trực tuyến. Để săn sale hiệu quả trong ngày 11/11, người tiêu dùng cần lưu ý một số điểm để không lãng phí tiền mà vẫn có được sản phẩm ưng ý.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước

(LĐTĐ) Tháng 10/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà nội ước tính đạt 77,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với tháng 9/2024 và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô đạt 699,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
Phiên bản di động