Dấu hiệu nhận biết con bạn bị bạo hành ở lớp

Liên tiếp trong thời gian gần đây, nhiều vụ việc trẻ mầm non đi học bị cô giáo đánh khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bất an. Dưới đây là những lời khuyên từ chuyên gia giúp bạn nhận biết dấu hiệu con có bị bạo hành ở trường hay không.
dau hieu nhan biet con ban bi bao hanh o lop Hà Nội: Sẵn sàng can thiệp và hỗ trợ gia đình cháu Khánh
dau hieu nhan biet con ban bi bao hanh o lop Khai trương kênh thông tin bảo vệ trẻ em 24/7
dau hieu nhan biet con ban bi bao hanh o lop Bạo hành trẻ em và quan niệm đòn roi
dau hieu nhan biet con ban bi bao hanh o lop Trẻ có thể tử vong nếu bị đánh vào 5 bộ phận này
dau hieu nhan biet con ban bi bao hanh o lop
Các vị trí trên cơ thể dễ nhận biết khi trẻ bị bạo hành đó là tay, chân, mông. Ảnh: T.L

Dành thời gian trò chuyện với con

Theo hướng dẫn của ThS Lê Thị Lan Anh, Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt, với trẻ biết nói, trước khi bố mẹ đưa con tới lớp buổi sáng, nên dành khoảng 10 phút để trò chuyện với trẻ, với những câu gợi ý để trẻ kể (ở lớp con thích trò chơi gì, hay chơi/học với bạn nào? Ăn món gì? Cô giáo yêu bạn nào nhất, phạt bạn nào, khen bạn nào… Chiều về cũng nên trò chuyện bằng “ngôn ngữ trẻ nhỏ” để nắm bắt cảm xúc của trẻ. Nên hỏi về các bạn khác, đừng hỏi thẳng: “Con có bị đánh không?” vì trẻ sợ cô mà không dám nói thật.

Bố mẹ cũng chú ý quan sát thái độ, cử chỉ, hành động của trẻ, nhất là lúc giao con cho cô giáo và đón con từ tay cô. Trẻ bị bạo hành sẽ nép và bám chặt vào cha mẹ, không dám nhìn cô giáo, òa khóc chạy ôm mẹ khi mẹ tới đón, giật mình khi đêm ngủ, tự nhiên khóc thét lên, không thích đến chỗ đông người…

Khi thấy con có những biểu hiện đó, bố mẹ cần khéo léo tìm hiểu để biết sự thật, bởi có thể con đã bị bạo hành từ lâu. Bố mẹ cần nói chuyện trực tiếp với giáo viên, nói rõ những thất thường của con và hỏi cách cô giáo trách phạt các bạn trong lớp. Chú ý thái độ, cử chỉ của cô, nếu thấy có gì đó không thật, lúng túng, lấp liếm thì tốt nhất bố mẹ nên tìm cho con một trường học khác.

Đồng thời cũng cần gặp trực tiếp hiệu trưởng hoặc chủ trường/người có trách nhiệm quản lý để nói rõ lý do và thực trạng của con để giải tỏa nghi vấn con có bị bạo hành ở trường hay không.

Theo bà Nguyễn Thảo Hậu, Viện Nghiên cứu và phát triển phụ nữ, trẻ em, đối với trẻ chưa biết nói thì sẽ khó khăn hơn với cha mẹ khi phát hiện con bị bạo hành ở trường. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý các biểu hiện dưới đây ở trẻ để xác định con có bị bạo hành hay không.

1.Trẻ đi học ít ngày bỗng sinh chứng khóc, hờn, nôn ói... mà không hề ốm đau. Nếu đến lớp nhìn thấy cô giáo là mặt trẻ tái đi, khóc hoặc khóc thét lên nhưng khi cô giáo bảo “nín”, trẻ sẽ tỏ ra sợ sệt, mếu máo… và sẽ khóc lớn, nhoài về phía cha mẹ… khi cô đón.

2. Ở nhà nếu dọa mách cô, trẻ bị bạo hành sẽ sợ hãi ngay lập tức - đó là do cô giáo đã trừng phạt trẻ nặng nề.

3. Hàng ngày bố mẹ thay quần áo cho trẻ đi học và chiều về tắm rửa luôn quan sát cơ thể trẻ, nếu có dấu vết cần phân tích xem vì sao bị. Nên loại trừ trường hợp trẻ nô đùa với các bạn ở lớp nên bị ngã, trầy xước (các vết thương này thường ở trán, khủy tay, hai chân). Tuy nhiên, nếu dấu vết thâm tím, trầy xước, tổn thương ở cổ, chỗ kín, nách, ngực, bụng, lòng bàn chân, bàn tay, mông, má, cánh tay, đầu, lưng, đùi, bắp chân trẻ… nói chung là nơi ít khi để lại dấu vết do trẻ xung đột với nhau và là những vết thương lớn thì rất có thể trẻ đã bị cô bạo hành.

4. Trẻ bị bạo hành sẽ thay đổi tính tình. Từ đứa trẻ vui vẻ, luôn muốn được cha mẹ yêu thương, ôm ấp - bỗng lảng tránh biểu hiện yêu thương của cha mẹ (hoặc tự nhiên quá bám cha mẹ), hay tức giận hoặc hay chán nản, thụ động. Và nếu là những đứa trẻ vốn trầm tính thì lại hay gây hấn và xung động hơn.

Còn theo bà Hậu, với trẻ mẫu giáo biết nói thì cần chú ý đến các dấu hiệu sau:

1.Trẻ sợ đi học, tìm đủ mọi cách để bỏ học như giả ốm, ngã, thậm chí làm đau mình là trẻ đã có vấn đề ở trường. Cha mẹ cần gần gũi để tìm hiểu nguyên nhân-vì đó là biểu hiện về tâm lý khi trẻ bị cô giáo đánh, mắng hay ngược đãi.

2.Sáng đưa trẻ đi nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trẻ hay nghiến răng, cắn móng tay, thở nhanh, hồi hộp, toát mồ hôi, đi học về có biểu hiện rối loạn về ngôn ngữ…

3.Gương mặt trẻ sau vài tháng học sợ hãi, rụt rè, nhút nhát, ít nói chuyện, không hiếu động, hoạt bát nữa, tâm lý giống trầm cảm hoặc bị trầm cảm, lo âu, sợ hãi… thậm chí đến trường là sợ hãi, kêu khóc đòi về…

Ngoài ra, qua giấc ngủ của trẻ cũng phần nào phản ánh được những bất thường khi trẻ bị bạo hành. Đó là, giấc mơ của trẻ phản chiếu vô thức những gì xảy ra trong cuộc sống. Trẻ sau một ngày bình thường, vui chơi thoải mái sẽ ngủ thật ngon, hoặc cười trong lúc ngủ. Nhưng nếu trẻ ngủ đêm không sâu, dễ giật mình, la hét. Nếu trẻ khó ngủ, ngủ trằn trọc, giật mình, khóc to, tỉnh dậy ôm chầm lấy mẹ. Hoặc trẻ đã ngủ riêng bỗng sợ hãi đòi ngủ cùng mẹ… Hoặc trẻ lười ăn, dễ khóc, dễ nôn trớ, đặc biệt là trẻ rất sợ đi học, sợ gặp cô giáo, sợ bị phạt, bị dọa thì bố mẹ đừng bỏ qua, hãy gợi chuyện để trẻ kể xem con khóc gì, sợ gì?

Biểu hiện của trẻ không bị bạo hành

Theo Th.S Tâm lý Thu Huyền, Phòng Tư vấn tâm lý (phố Tôn Thất Tùng, Hà Nội), trẻ con rất trung thực và tình cảm, yêu ghét rõ ràng. Đi học một thời gian đã quen cô, quen lớp nên con rất vui vẻ đi học, còn nhanh nhẹn, bạo dạn hơn vì được giao tiếp với bạn bè. Đón con đi học về là bé liến láu kể về trường lớp, cô giáo. Khi đưa trẻ tới bên cô giáo, nếu trẻ yêu cô giáo thì gương mặt bé sẽ rạng ngời.

Ngoài ra, trẻ không bị bạo hành sẽ có biểu hiện thích vận động, vui vẻ, hoạt bát. Sau một ngày đi học vui vẻ, thoải mái thì trong giấc mơ trẻ sẽ ngủ ngon, còn nở nụ cười.

Trẻ nào cũng sợ mách cô, nhưng biểu hiện sợ khác nhau. Nếu mẹ dọa “mách cô”, mà trẻ quý cô thì nghe “dọa” bé ăn nhanh hơn. Hoặc giãy nảy nói “mẹ đừng mách cô”. Nhưng nếu ánh mắt, nét mặt của bé lộ sự sợ hãi, hay mếu máo, khóc nức lên… là ở lớp có vấn đề liên quan đến bạo hành.

Hãy cùng con chơi trò chơi lớp học, mẹ đóng vai là học sinh, con đóng vai cô giáo. Bé “nhập vai” cô giáo, qua đó bố mẹ biết hành động, cách phạt trẻ ở lớp của cô và phát hiện sớm trẻ bị bạo lực để giúp con tránh rủi ro đáng tiếc.

Theo Uyển Hương/Gia đình và xã hội

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

Xử phạt “'Vua quạt” 40 triệu đồng, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt nhập lậu

(LĐTĐ) Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông T.Đ.T (biệt danh trên mạng xã hội Tiktok “Vua quạt”) 40 triệu đồng; đồng thời, tịch thu gần 3.000 linh kiện quạt điện nhập lậu.
Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

(LĐTĐ) Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Để không mắc “bẫy lừa”, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, cần luôn chủ động kiểm chứng thông tin từ những tin nhắn hay các cuộc gọi.
Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

Người phụ nữ 68 tuổi mất trắng 15 tỷ đồng sau 32 lần chuyển khoản

(LĐTĐ) Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nạn nhân đã thực hiện 32 lần chuyển khoản, với tổng số tiền là 15 tỷ đồng. Sau khi biết mình bị lừa, người này đã đến cơ quan Công an trình báo.
Thời tiết ngày 8/5: Hà Nội có mưa rào, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét

Thời tiết ngày 8/5: Hà Nội có mưa rào, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét

(LĐTĐ) Khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét.
Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội từ 7-11/5, chiều 7/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc) do ông Kim Hae Gwang - Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ Thành phố Seoul làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đức Thịnh tiếp đoàn.
Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang dẫn đầu.

Tin khác

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

(LĐTĐ) Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Để không mắc “bẫy lừa”, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, cần luôn chủ động kiểm chứng thông tin từ những tin nhắn hay các cuộc gọi.
Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

(LĐTĐ) Sáng 7/5, mặc dù trời đổ mưa lớn trước buổi Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng hàng ngàn người dân vẫn đứng đợi từng khối binh chủng quân đội, công an nhân dân.. diễu hành qua.
Điện Biên trên đường đổi mới

Điện Biên trên đường đổi mới

(LĐTĐ) Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện Biên, 70 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới hòa với nhịp phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng ấm no - hạnh phúc. Kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội không ngừng phát triển.
Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

(LĐTĐ) 70 năm trước, cái tên Điện Biên Phủ hiện lên chói lọi trên bản đồ thế giới với chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngày nay, thành phố Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên được biết đến như một trung tâm du lịch mới nổi của vùng Tây Bắc với thế mạnh về du lịch lịch sử - tâm linh văn hóa; du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên,...
Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thanh Trì đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

(LĐTĐ) Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và 12 trường mầm non tư thục tổ chức ăn bán trú. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

(LĐTĐ) Từ ngày 4/5 đến 10/5, tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”.
Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Xem thêm
Phiên bản di động