Đắng lòng trước cảnh tan hoang tại "vựa đào"
Người nông dân “nhuộm sắc” cho hoa đào |
Vườn đào sau khi lũ rút. |
Sau gần 1 tuần vườn đào chìm trong dòng nước lũ, sau khi lũ sông Hồng rút đã để lại những gốc đào Nhật Tân, Phú Thượng... ở Hà Nội phơi mình héo úa. Người nông dân khổ sở khi hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng đầu tư bị mất trắng.
Tại làng hoa Phú Thượng, 90% cây đào đã chết khô do ngập lâu trong lũ. Những người nông dân tại đây đang loay hoay tìm giải pháp cho những cánh đồng hoa chết. Bởi với họ, cây đào vừa là nguồn thu nhập nuôi sống gia đình, vừa là tài sản.
Dòng nước lũ tràn qua, vựa đào chỉ còn lại cảnh tan hoang. |
Bà Lê Thị Lụa (57 tuổi) bất lực khi nhìn những cây đào trơ trọi sau nhiều tháng chăm bẵm. Gia đình bà Lụa có 300 gốc đào, chỉ hơn 1 tuần trước, bà còn mừng thầm nhẩm tính, sẽ thu lãi vụ Tết sắp tới 200 triệu đồng, vậy mà hiện tại, bà phải ngồi khóc khi nhìn cả gia tài trôi sạch theo dòng nước lũ.
Hơn 30 năm gắn với cây đào, đây là lần đầu tiên bà Lụa chứng kiến cảnh người dân Phú Thượng điêu đứng vì cây đào. “Nhìn cả khối tài sản đang xanh tốt giờ không còn cách cứu vãn, ai ai cũng đều xót xa. Phải đến 3 năm nữa mới lại được ngắm màu sắc tươi tắn của những vườn đào nơi đây”, bà Lụa nghẹn lời.
Cách vườn bà Lụa không xa, bà Nguyễn Thị Thơm (67 tuổi) xót xa khi phải chặt từng gốc đào héo úa. "Bốn ngày trước nước lũ lên, tôi ra xem vườn đào hơn 400 gốc mà rơi nước mắt, cả tài sản gia đình trông chờ vào vườn đào, giờ không còn gì" - bà Thơm ngậm ngùi.
Bà Lê Thị Lụa (57 tuổi) nghẹn ngào, gia đình bà có 300 gốc đào, dự tính năm nay sẽ thu về 200 triệu. Nhưng chỉ một trận lụt đã khiến gia đình bà và nhiều hộ nơi đây mất trắng. |
Đầu tư cả tỷ đồng vào những cây đào, bà Mai Thị Thu Hương (56 tuổi) đỏ hoe mắt khi chứng kiến cả khoảng vườn 1.000m2 trắng xoá, hoang tàn.
Đầu tháng 9, cây đã hoàn tất các giai đoạn chăm, bón, tháng 10 này, người dân sẽ khoanh gốc và tuốt lá rồi chờ bán Tết, thế mà lũ lớn đã cuốn đi tất cả. Cả làng trồng hoa đào gần như bị xóa sổ, đến cây giống cũng không ai còn.
“Giờ là trắng tay, mấy ngày nay tôi chẳng thể ngủ được vì xót của, hai vợ chồng bàn nhau, bây giờ một người sẽ làm vườn khắc phục thiệt hại, một người đi làm thuê để kiếm tiền trang trải những ngày tháng tiếp theo”, bà Hương nói.
Theo người dân tại đây, giờ đào đã chết khô, họ chỉ còn cách chặt thân, đào xới đất loại bỏ rễ thối do úng nước rồi trồng lại vụ mới. Tuy nhiên, cây giống thời điểm này có hạn, trồng mới cũng phải mất 1 đến 2 năm cây mới phát triển ổn định. Người dân dự báo, đào Tết năm nay sẽ rất đắt đỏ.
Còn bà Nguyễn Thị Thơm (67 tuổi) cho biết, chưa bao giờ chứng kiến làng Phú Thượng chịu cảnh trắng tay vì lũ sông Hồng như năm nay. |
Người dân tại đây cho biết thêm, để giúp bà con nhân dân khắc phục thiệt hại về hoa màu, chính quyền địa phương đã xuống từng hộ để rà soát diện tích trồng bị ảnh hưởng, và thông báo mỗi hộ được vay vốn mức 100 triệu đồng không lãi trong ba năm để tái ổn định sản xuất. Việc đầu tiên, người nông dân cần làm lúc này là loại bỏ cây chết, đảo đất và tìm mua giống cây mới ươm mầm cho vụ mùa năm sau.
Cùng cảnh với làng đào Phú Thượng, ở làng đào Nhật Tân, thiệt hại do lũ khoảng trên 50%, do một diện tích lớn cây trồng ở nền đất cao. Tuy nhiên, dù có giữ được một phần vùng trồng đào, thì những thiệt hại của người dân Nhật Tân cũng là rất lớn.
Ước tính tại làng đào Nhật Tân, thiệt hại do lũ khoảng trên 50%, do một diện tích lớn cây trồng ở nền đất cao. |
Theo Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, ước tính thiệt hại do mưa lũ đối với hoa đào ở cả phường Nhật Tân và Phú Thượng là 105ha, lên tới hàng chục ngàn gốc. Trong đó, phường Nhật Tân bị ngập 80 ha, phường Phú Thượng là 25ha. Ước tính thiệt hại khoảng 85,26 tỷ đồng.
Để hỗ trợ người dân, chính quyền sẽ sớm làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội để có phương án hỗ trợ người dân vay vốn, tái thiết sản xuất.
Minh Phương
Nên xem
Tôn vinh 70 năm Giải phóng Thủ đô qua Lễ hội Áo dài Du lịch 2024
Vượt thách thức, tạo dựng chất lượng
Hội Người mù thành phố Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật “Tháng Mười, thu Hà Nội - Hi vọng, niềm tin”
Sinh hoạt Câu lạc bộ Nữ khoa học LĐLĐ thành phố Hà Nội
Cuộc thi Ảnh nghệ thuật 2024: Tôn vinh vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam
Gia Lâm: Nhiều công trình được gắn biển chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Ra mắt Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - công trình ý nghĩa chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô
Tin khác
Học sinh vùng ngập Nam Phương Tiến trở lại trường, chấm dứt cảnh đi học nhờ
Xã hội 03/10/2024 18:32
Hà Nội: Tiếp nhận hơn 216 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại bởi bão số 3
Khắc phục bão số 3 & Khẩn trương ứng phó lũ, lụt 03/10/2024 06:08
Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3
Khắc phục bão số 3 & Khẩn trương ứng phó lũ, lụt 28/09/2024 18:28
Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học
Giáo dục 27/09/2024 20:05
Hà Nội sẽ thông qua gói hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3
Khắc phục bão số 3 & Khẩn trương ứng phó lũ, lụt 27/09/2024 16:30
Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát
Tin mới 26/09/2024 22:32
Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ
Khắc phục bão số 3 & Khẩn trương ứng phó lũ, lụt 26/09/2024 21:26
Báo Lao động Thủ đô trao tặng kinh phí cải tạo trường học tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Khắc phục bão số 3 & Khẩn trương ứng phó lũ, lụt 24/09/2024 16:33
Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp
Giáo dục 24/09/2024 13:17
Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp
Giáo dục 23/09/2024 17:35