Dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt (Hoàng Mai):

Dân khốn khổ vì quy hoạch treo

13 năm nay (kể từ khi Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt được khởi động) là từng đó năm hàng trăm hộ dân tại Tổ 41 (phường Thịnh Liệt) và tổ 68 (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai) phải sống trong cảnh tạm bợ với muôn vàn khó khăn bởi ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và tệ nạn xã hội…
khon kho vi quy hoach treo Dân khốn khổ vì dự án treo
khon kho vi quy hoach treo Sắp giải phóng mặt bằng dự án treo 10 năm

Có tận mắt chứng kiến những gì diễn ra ở Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt mới thấy hết nối “khốn khổ” của người dân. Tất cả họ đều có chung ước nguyện “biết đến bao giờ mới hết quy hoạch treo”!

Cái gì cũng tạm bợ…

Vừa qua, báo LĐTĐ nhận được đơn kêu cứu của các hộ dân nghèo sinh sống tại Tổ 68 (phường Tương Mai) và tổ 41 (phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) phản ánh về việc gặp quá nhiều khó khăn cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của họ vì việc chậm trễ triển khai dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt, do Tổng Công ty Licogi làm chủ đầu tư và được phê duyệt từ năm 2004.

Lần theo đơn kêu cứu, nhóm PV đã mục sở thị dự án khu đô thị này, điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là những căn nhà xập xệ, ẩm thấp, đường xá lầy lội, quanh khu vực người dân sinh sống cỏ mọc um tùm, khắp nơi bốc lên mùi xú uế của rác thải, cống rãnh…

khon kho vi quy hoach treo
Đường vào khu dân cư lầy lội, nhiều ngôi nhà lụp xụp không được sửa chữa. Ảnh: Đỗ Đạt

Chia sẻ về cuộc sống ở đây, ông Trường Sinh, người dân tại Tổ 41, Thịnh Liệt cho biết: “Hơn chục năm nay kể từ khi công bố quy hoạch dự án khu đô thị này chúng tôi phải sống trong cảnh khó khăn. Nước sạch và điện sinh hoạt bị cắt vì là khu vực quy hoạch. Muốn có nước sinh hoạt, chúng tôi phải kéo nhờ đường ống nước của các hộ gia đình gần đó và phải chịu mức phí là 15.000 đồng/1m3. Trong khi đó, giá điện sinh hoạt cũng phải thanh toán cao hơn mức bình thường. Hơn một năm trở lại đây khu vực chúng tôi mới được cấp nước sạch, sử dụng điện theo đúng giá nhà nước. Nhưng để có được những dịch vụ này, người dân hoàn toàn phải tự liên hệ, tự bỏ chi phí lắp đặt…”!

Cũng theo lời ông Sinh, khu vực này vốn là đất của 400 hộ dân, bao gồm cả phần đất nông nghiệp và một phần khu vực đất thổ cư đã có sổ đỏ. Vì thế, khi bị thu hồi ruộng, nhiều gia đình không có đất canh tác phải đi làm thuê, làm mướn khắp nơi. Hiện giờ chúng tôi chỉ muốn chủ đầu tư làm đúng theo luật đất đai và làm đúng theo pháp luật. Dự án bị quy hoạch treo quá thời hạn thì trả lại đất cho dân sinh sống, làm ăn.

Chia sẻ thêm về những khó khăn do “quy hoạch treo” gây ra, anh Đoàn Quốc Vương cũng ở Tổ 41, Thịnh Liệt thì cho rằng, khó khăn nhất là các cháu đến tuổi đi học, nhưng phải xin học trái tuyến. Hiện tôi có 2 con nhỏ, một cháu học lớp 3, một cháu học lớp 6 đều phải học trái tuyển. Tất cả đều do quy hoạch treo, nên muốn xin học đúng tuyến cũng khó.

“Kể từ khi có quy hoạch đến nay, điều kiện sống của người dân chúng tôi ở đây khốn khổ vô cùng. Cái gì cũng thiếu, chúng tôi kiến nghị thì chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan chỉ lý giải, đất thuộc dự án nên các công trình dân sinh không được đầu tư. Nhưng chờ đợi đền bù, giải tỏa suốt chừng ấy năm vẫn chưa thấy gì, trong khi hàng ngày chúng tôi vẫn phải sống. Không những vậy, nhiều cháu nhỏ sống trong khu vực ô nhiễm môi trường, thường xuyên bị mắc các bệnh về hô hấp, dịch bệnh... Và tệ nhất là các cháu đến tuổi lấy vợ, lấy chồng hay sinh con đẻ cái, việc nhập hộ khẩu về đây khó khăn vô cùng khiến nhiều gia đình buộc phải nhập khẩu cho con tại nơi khác.”- anh Vương cho biết thêm.

Dự án bị treo, 13 năm qua, điều kiện sinh hoạt của người dân không được đảm bảo. Trong khi đó, các căn nhà ở tạm ngày một xập xệ không được sửa chữa. Nhiều gia đình ngao ngán rao bán nhà nhưng cũng không có người mua. Oái oăm hơn, một số hộ gia đình “nhanh tay” nhận tiền đền bù từ chủ đầu tư, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết các chế độ liên quan như nhà tái định cư, đất canh tác…

Nhà tái định cư chưa có, dân đã bị yêu cầu di chuyển

Đỉnh điểm khiến hàng trăm hộ dân ở đây buộc phải viết đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng là ngày 23/6/2017 khi chính quyền địa phương gửi thông báo về việc: Tuyên truyền vận động, thuyết phục người sử dụng đất để điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất; thống kê nhà ở, tài sản…Tuy nhiên, tại buổi là việc, người dân đã rất bức xúc trước việc dự án bị quy hoạch treo đã lâu, nhưng không đưa ra bất kỳ một thông báo gia hạn nào.

Ngoài ra, chủ đầu tư cũng không đưa ra phương án cụ thể về việc bố trí nhà tái định cư cho dân… Nay khi tái khởi động dự án thì lại bắt các hộ dân phải thực hiện ngay việc giải phóng mặt bằng. Chưa hết, giờ chủ đầu tư dự án này lại là công ty có pháp nhân mới, nhưng chủ đầu tư lại không trình bày bất kỳ một văn bản, giấy tờ nào từ cơ quan chức năng chứng minh cho sự thay đổi của chủ đầu tư dự án, khiến nhiều người nghĩ dự án đã “bị bán”.

Trước sự việc dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt bị quy hoạch treo suốt 13 năm qua, ngày 19/6/2017, UBND TP Hà Nội đã ra Thông báo kết luận số 590 nêu rõ: “Dự án khu đô thị mới Thịnh Liệt tại các phường Tương Mai, Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai) phê duyệt từ năm 2004 đến nay, tiến độ triển khai dự án quá chậm, nguyên nhân chính là do Nhà đầu tư chưa chủ động triển khai dự án theo quy định”…

Đặc biệt, để chứng minh việc chủ đầu tư chưa hề có nhà tái định cư cho dân, bà Vũ Thị Nga và ông Trường Sinh (cư dân Tổ 68 Tương Mai và 41 Thịnh Liệt) đưa chúng tôi ra khu vực mà chủ đầu tư quy hoạch xây nhà tái định cư. Theo ghi nhận của chúng tôi tới thời điểm hiện tại, khu đất dành để xây dựng nhà tái định cư nằm giáp bờ rào nghĩa trang làng Giáp Tứ vẫn bị bỏ hoang và quây tôn kín mít.

Trong khi đó, nhiều hộ gia đình đã bị thu hồi đất từ hơn chục năm nay, hiện vẫn phải sống tạm bợ trong những căn nhà thuê, hoặc những ngôi nhà xập xệ tại khu vực dự án treo. Thế nhưng, dự án thì vẫn “án binh bất động” và khi tái khởi động thì lại có nhiều sự thay đổi, khiến dân tỏ ra nghi ngại, thậm chí nhiều hộ gia đình kiên quyết không muốn rời đi.

Cũng theo bà Vũ Thị Nga, từ tháng 1 năm 1996, UBND TP Hà Nội có quy định khu vực nội thành Hà Nội không còn thu thuế nông nghiệp với các hộ cá thể. Vì thế, một số hộ gia đình tại phường Tương Mai (trước đây thuộc quận Hai Bà Trưng) đã được thực hiện chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở. Trong khi đó, một số hộ gia đình tại phường Thịnh Liệt, Tương Mai (Hoàng Mai) sau này, mặc dù có cùng nguồn gốc đất, nhưng chưa chuyển đổi được sang đất ở nên khi bị thu hồi đất làm dự án, thì giá trị đền bù đất thấp hơn nhiều, điều này khiến người dân rất bức xúc.

Cũng theo lời bà Nga, không chỉ việc giá đền bù giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng, mà ngay cả việc đền bù giá đất nông nghiệp cho người dân cũng thấp vô cùng (mức giá đền bù đất nông nghiệp là 252.000đ/1m2, cộng chi phí phát sinh, hỗ trợ giá đền bù được tính lên mức 500.000đ/1m2). Trong khi đó, dự án đã bị treo hơn chục năm nay, thử hỏi với số tiền đó người dân làm sao mua nổi nhà để ở. “Dự án bị treo hơn chục năm, khi tái khởi động vào đầu năm 2017, chủ đầu tư vẫn chưa thể đưa ra phương án chi tiết về việc xử lý nhà tái định cư cho người dân, trong khi đó họ lại ra thông báo yêu cầu người dân phải giao nhà, di dời khỏi khu vực quy hoạch như vậy có đúng không?”- bà Nga đặt câu hỏi.

Võ Giang – Đỗ Đạt

Kỳ 2: Chậm dự án nguyên nhân do đâu?

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.

Tin khác

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa xử lý và yêu cầu tài xế xe buýt nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, vận hành xe buýt an toàn cho hành khách.
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, sẽ cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú, Hà Đông) trong khung giờ từ 23h ngày 22/12.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 22/12, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/12, khu vực Hà Nội không mưa ngày nắng, nhiệt độ từ 12 đến 23 độ C.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025

Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo phân luồng giao thông trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị

Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị

(LĐTĐ) Đêm 19/12, một vụ cháy lớn xảy ra tại kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo ngày 20/12, khu vực Hà Nội trời ít mây không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Xem thêm
Phiên bản di động