Dám nghĩ, dám làm, năng động trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Là một lãnh đạo quản lý doanh nghiệp, đồng thời giữ nhiều vai trò trong các tổ chức xã hội tại địa phương, bà Nguyễn Thị Mây đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên mọi mặt trận công tác. Bà là tấm gương phụ nữ điển hình, dám nghĩ, dám làm, năng động trong xây dựng nông thôn mới.
Những cuộc chiến “thầm lặng” sau cánh cửa phòng mổ Chuyện người phụ nữ “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” Người phụ nữ không biết mỏi trên hành trình thiện nguyện

“Nữ thủ lĩnh” của mô hình kinh tế tập thể

Bà Nguyễn Thị Mây sinh năm 1960 tại thôn Quỳnh Đô, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Năm 2004 bà được bầu làm Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thương mại dịch vụ Nông nghiệp Quỳnh Đô, đồng thời được nhân dân tín nhiệm bầu làm Phó thôn, Chi Hội Phó Nông dân thôn Quỳnh Đô.

Với cương vị công tác của mình, ngay từ ngày đầu nhận nhiệm vụ bà đã tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để đề đạt với thôn, xã giải quyết kịp thời. Bà luôn tích cực, chủ động, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc do đó luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách được giao.

Dám nghĩ, dám làm, năng động trong xây dựng nông thôn mới
Bà Nguyễn Thị Mây - Người phụ nữ dám nghĩ, dám làm, năng động trong xây dựng nông thôn mới.

Mặc dù kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, nhưng điều bà Mây trăn trở nhất vẫn là đời sống của người dân trong thôn với đa số các hộ làm nông nghiệp. Làm sao để chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng giúp cho năng suất tăng lên, cải thiện đời sống kinh tế nông thôn?

Năm 2003 bà phối hợp với các chi hội, chi đoàn vận động nhân dân chuyển đổi từ cấy lúa sang thả cá ở các khu đồng luôn ngập, úng, năng suất lúa và hiệu quả thấp như khu Đồng Trầu, Cửa Miếu, Đầm Mực,… được nhiều gia đình đồng thuận.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số gia đình không đồng ý chuyển đổi thả cá. Không nản chí, bà tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Mưa dầm thấm lâu, nhiều hộ dân đã theo bà chuyển đổi từ cấy lúa sang thả cá, cả thôn lên tới 29ha, hiệu quả kinh tế thu hoạch gấp 1,5 lần cấy lúa.

Nói về bà Mây, ông Đỗ Văn Nghĩa - Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Quỳnh Đô chia sẻ: “Với cương vị Phó Chủ nhiệm HTX Thương mại dịch vụ Nông nghiệp và Phó thôn Quỳnh Đô, bà Mây thể hiện là một nữ lãnh đạo kiên quyết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, được nhân dân tin yêu.

Nhiệm kỳ 2011-2016 bà được xã viên tín nhiệm cao, bầu làm Chủ nhiệm HTX. Đây cũng là giai đoạn mà nữ thủ lĩnh của HTX có những chính sách sáng suốt và kiên quyết trong quá trình phát triển kinh tế của HTX, mang quyền lợi tới xã viên trong việc tăng tốc phát triển kinh tế”.

Góp sức xây dựng nông thôn mới

Năm 2012 bà Mây đã mạnh dạn đề xuất với cấp ủy của 2 chi bộ, ban lãnh đạo thôn, cùng trưởng các chi hội, chi đoàn trong thôn về xây dựng, sửa chữa nâng cấp chợ Quỳnh Đô. Trước khi xây dựng, sửa chữa, nâng cấp chợ Quỳnh Đô, chợ chỉ là chợ tạm gồm những lều, lán dựng dọc hai bên đường liên xã để bán hàng. Các tiểu thương kinh doanh bày hàng lấn chiếm ra đường, làm ách tắc giao thông, phía trong chợ bỏ trống, chỉ có ít tiểu thương bán hàng che bạt tạm.

Dám nghĩ, dám làm, năng động trong xây dựng nông thôn mới
Bà Mây quan tâm đến các sản phẩm nông nghiệp

Được sự nhất trí của các cấp lãnh đạo, bà đã tiến hành tổ chức cải tạo, xây dựng tường rào chợ, đổ cột bê tông, lợp mái tôn, đường đi lối lại trong chợ,… Từ đó đã làm thay đổi diện mạo của chợ, thuận tiện cho việc giao lưu, mua bán, đã thu hút được nhiều khách thập phương và nhân dân trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh. Các hộ kinh doanh có thu nhập cao, kinh tế gia đình được nâng lên. Doanh thu của HTX cũng tăng lên gấp 6 lần - từ 250 triệu lên gần 1,5 tỷ đồng - so với lúc chưa xây dựng lại chợ.

Tiếp tục đổi mới bộ mặt nông thôn, bà Mây đã tiếp nhận chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Quỳnh giao cho HTX Quỳnh Đô, chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý khai thác chợ cầu Gianh. Thời điểm nhận bàn giao chợ Cầu Gianh xuống cấp nghiêm trọng. Mái tôn mọt, thủng gần như 100%, vệ sinh môi trường không bảo đảm, các ki ốt mặt đường xây kín, đổ bê tông, trần nhà bong tróc, các tiểu thương bày, bán hàng lấn chiếm lòng đường, làm ùn tắc giao thông, ki ốt cổng Miếu Trúc che khuất tầm nhìn, đường uốn khúc…

Mặc dù kinh tế, nguồn vốn của HTX Quỳnh Đô còn khó khăn, nhưng dám nghĩ, dám làm, bà đã đề xuất với Hội đồng quản trị HTX Quỳnh Đô bàn bạc đi đến thống nhất và kết hợp năm thực hiện “Năm trật tự, văn minh đô thị” với xây dựng nông thôn mới của xã Vĩnh Quỳnh để cải tạo chợ Cầu Gianh.

Được sự quan tâm, động viên của các cấp lãnh đạo, các đoàn thể trong thôn, bà đã mạnh dạn dỡ bỏ 22 ki ốt mặt đường liên xã, xây tường và hàn hàng rào sắt, làm nhà lợp tôn 500m2 quay mặt vào trong chợ để các tiểu thương vào chợ bán hàng. Xây tường lùi vào trong chợ 1,5 mét mở rộng tầm nhìn của đoạn đường cong, giảm thiểu được tai nạn giao thông. Sau khi xây dựng lại chợ, các tiểu thương vào trong chợ bán hàng, ổn định, tạo thuận lợi cho việc mua bán của nhân dân, mang lại thu nhập cao cho các tiểu thương và tập thể.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, bà Nguyễn Thị Mây đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2019; Được Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tặng Giấy khen hộ sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2012-2014.

Năm 2015 bà đã được nhận Kỷ niệm chương vì giai cấp Nông dân Việt Nam do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng; Năm 2018 được nhận Kỷ niệm chương vì sự phát triển HTX Việt Nam do Liên minh HTX Việt Nam trao tặng.

Không chỉ dừng lại ở đó, bà Mây còn đi vận động trên 100 hộ dân hiến gần 2.000m2 đất để mở rộng đoạn đường liên thôn Quỳnh Đô - Vĩnh Ninh, nhờ đó việc đi lại được thuận tiện, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới của xã Vĩnh Quỳnh, góp phần thay đổi tư duy trong phát triển kinh tế của nhân dân địa phương và các vùng lân cận.

Từ nguồn kinh doanh có lãi của HTX, bà tiếp tục đề xuất đầu tư sang lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như cải tạo toàn bộ bờ, mương nội đồng. Bà vận động nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng vào thâm canh; chuyển đổi cấy lúa năng suất thấp sang trồng rau, hoa; tiếp nhận và tổ chức tập huấn cho xã viên về chăm sóc cho lúa, cấy lúa theo phương pháp Sri, áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng dẫn nên lúa thu hoạch năng suất cao. Với kết quả, thành tích nổi bật này, năm 2013 bà đã được Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Quỳnh tặng Giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác vận động nhân dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

Cùng với vai trò là nữ lãnh đạo HTX, bà tham gia với nhiều cương vị công tác như Ủy viên Hội đồng nhân dân xã Vĩnh Quỳnh, Ủy viên Thường vụ Hội Nông dân xã, Chi hội trưởng nông dân, thành viên Ban công tác mặt trận, thành viên chi hội phụ nữ, khuyến học, chữ thập đỏ, tổ dân vận, hòa giải viên… của thôn Quỳnh Đô.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

Nâng cao hiệu quả sản xuất từ sáng kiến cải tiến tự động hóa

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội, anh Chu Thái Sơn không chỉ cùng Ban lãnh đạo Công ty thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển doanh nghiệp, đảm bảo đời sống việc làm, thu nhập cho cán bộ, công nhân viên, mà bản thân anh cũng đã trực tiếp đưa ra những sáng kiến cải tiến để tăng năng suất lao động, mang lại giá trị làm lợi lớn cho doanh nghiệp.
Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Nữ thủ lĩnh Công đoàn năng động, tâm huyết

Năng động, sáng tạo; dám nghĩ, dám làm; luôn nhiệt huyết, hết mình vì hoạt động công đoàn, vì đoàn viên, người lao động… đó là những ấn tượng về bà Nguyễn Thị Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội, 1 trong số 10 gương mặt tiêu biểu vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

(LĐTĐ) Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

Cô giáo đam mê làm thiện nguyện và những chuyến đi ấm áp tình người

(LĐTĐ) Vừa qua, cô giáo Phùng Thúy Hằng (Trường Tiểu học Tô Hiệu) đã được Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) vinh danh "Người tốt việc tốt tiêu biểu năm 2024". Không chỉ là một cô giáo yêu nghề, giỏi chuyên môn, miệt mài đứng trên bục giảng, bước chân cô còn đi khắp các nẻo đường làm thiện nguyện.
Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

Bí thư Chi bộ thôn dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) Về thôn Vĩnh An, xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ai cũng biết đến anh Nguyễn Văn Toán, một Bí thư Chi bộ, trưởng thôn năng động. Anh Toán luôn tích cực tuyên truyền, vận động anh em, bạn bè, ủng hộ cho thôn để làm đẹp quê hương mình; vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao đời sống và tinh thần cho người dân nơi đây.
Xem thêm
Phiên bản di động