Đảm bảo giải ngân kịp thời để người dân được thụ hưởng
Đơn giản hóa thủ tục để người dân có thể nhanh chóng tiếp cận “Triệu phần quà Đại đoàn kết” Đảm bảo điều phối, cung ứng hàng hóa đầy đủ đến người dân khi chia 3 vùng chống dịch |
Người dân phấn khởi khi nhận hỗ trợ
Là một trong số những lao động tự do được nhận tiền trợ cấp trong đợt tổ chức trao đầu tiên của xã, cầm số tiền 1,5 triệu đồng trên tay, chị Nguyễn Thị Thoát (thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức) cho biết, chị rất bất ngờ. Mấy ngày trước đọc báo chị có nắm được thông tin về quy định trợ cấp này nhưng chị không nghĩ mình được nhận hỗ trợ sớm như vậy.
“Lúc đầu tôi nghĩ chắc phải qua nhiều thủ tục lắm chúng tôi mới được nhận nhưng chính quyền xã xử lý rất nhanh gọn, tôi được hướng dẫn cụ thể để kê khai làm hồ sơ. Dịch bệnh khiến cuộc sống đảo lộn, mấy tháng nay tôi nghỉ làm, không có tiền để chi tiêu hàng ngày, được nhận tiền hỗ trợ đúng lúc, tôi rất mừng”, chị Thoát chia sẻ.
Lao động tự do được nhận tiền an sinh từ gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. |
Từ mấy năm nay, chị Thoát mở một tiệm cắt tóc ngay tại gia đình, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tiệm của chị phải đóng cửa gần 5 tháng nay. Chồng chị là nhân viên đo đạc, thực hiện giãn cách xã hội, vợ chồng chị nghỉ làm, thu nhập không có, số tiền dành dụm ít ỏi cũng đã tiêu hết, cuộc sống của gia đình rơi vào cảnh khó khăn. Năm 2019 vợ chồng chị cố gắng dành dụm, vay mượn bạn bè, họ hàng để xây căn nhà. Từ đó đến nay hàng tháng chị phải trả lãi cho khoản tiền vay đó.
Cùng chung sự vất vả trong mùa dịch, ông Nguyễn Văn Chuyên (xóm 8, xã Đồng Tâm) làm nghề thợ xây, gia đình có 5 người, bố ông tuổi đã cao không còn khả năng lao động, vợ ông hàng tháng phải chạy thận, hai con nhỏ đang tuổi ăn học. Tất cả các khoản chi tiêu trong gia đình đều dựa vào tiền lương thợ xây hàng tháng của ông.
Ông Chuyên cho biết, tháng nào ông chăm chỉ, làm đều các buổi thì thu nhập được khoảng 6 - 7 triệu đồng, có những tháng gia đình có công việc phát sinh, thu nhập sẽ giảm hơn. Cuộc sống vốn đã khó khăn, từ ngày dịch Covid-19 bùng phát, công việc của ông bấp bênh hơn. Gần 2 tháng nay, thực hiện giãn cách xã hội, ông Chuyên nghỉ làm, không có thu nhập, ông phải xoay xở các khoản chi tiêu để cố gắng duy trì. Đúng thời điểm khó khăn, ông nhận được tiền hỗ trợ của Chính phủ, giúp ông trang trải được một khoản nhỏ cho gia đình.
“Nhận được tiền hỗ trợ tôi rất vui. Số tiền không quá lớn nhưng chúng tôi hiểu rằng mình không bị bỏ rơi khi gặp khó khăn, sự quan tâm đó đã tiếp thêm động lực để chúng tôi tiếp tục cố gắng hơn nữa vượt qua những khó khăn trong mùa dịch. Tôi cảm ơn Chính phủ, chính quyền các cấp đã quan tâm chăm lo, hỗ trợ để người lao động tự do như tôi đỡ phần nào vất vả. Tôi mong với các biện pháp mạnh mà Thành phố đang triển khai, dịch bệnh sẽ sớm qua, chúng tôi được đi làm trở lại để có thu nhập”, ông Chuyên xúc động bày tỏ.
Từ những chia sẻ của người lao động tự do có thể thấy rất khó để kể hết niềm vui của họ khi nhận được tiền hỗ trợ. Khi chia sẻ ai cũng phấn chấn, bày tỏ sự hài lòng về chính sách nhân văn này. Với họ sự hỗ trợ này là kịp thời, đúng đối tượng, giúp họ tạm vượt qua khó khăn trước mắt.
Triển khai nhanh, đảm bảo chính xác
Trong điều kiện giãn cách xã hội, để sớm cấp tiền hỗ trợ cho lao động tự do theo Nghị quyết 68, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các địa phương trong huyện Mỹ Đức đã khẩn trương, gấp rút rà soát, thẩm định danh sách cũng như linh động để trao tiền hỗ trợ đến với người dân càng sớm càng tốt. Các cán bộ của phòng cùng các ngành liên quan đã phối hợp nhịp nhàng, làm việc khẩn trương với tinh thần trách nhiệm rất cao. Họ phải làm thêm giờ, không quản ngại ngày nghỉ để trao tiền hỗ trợ tới tận tay người lao động.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến chiều ngày 5/9, toàn thành phố Hà Nội đã quyết định hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí 864,219 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là 678,513 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 185,706 tỷ đồng. Các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho 1,616 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và Quyết định số 3642/QĐ-UBND với kinh phí 393,04 tỷ đồng, trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho 1,587 triệu người lao động, người sử dụng lao động với kinh phí 335,384 tỷ đồng. |
Nhiều địa phương trong quá trình triển khai đã đưa ra những sáng kiến mới, phù hợp với tình hình thực tế của mỗi khu vực. Đơn cử như xã Đồng Tâm trong khi triển khai đã thay đổi phương pháp tuyên truyền, thông tin đến người dân bằng đội ngũ cán bộ thôn, xóm, phát huy vai trò của các cụm, tổ dân cư. Qua đó đem lại hiệu quả, vừa kịp thời triển khai kế hoạch đúng tiến độ, vẫn đảm bảo được khoảng cách không tập trung đông người. Trong công tác chi trả, xã tổ chức đến từng cụm tổ dân cư, xây dựng lịch phân chia thời gian, giữ khoảng cách, đảm bảo tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch.
Ông Trần Ngọc Nghìn, Huyện ủy viên, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mỹ Đức cho biết: Ngay sau khi Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 3642/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố được ban hành, huyện đã có kế hoạch triển khai thực hiện, giao cho các xã, thị trấn khẩn trương rà soát các đối tượng phù hợp với nội dung Nghị quyết đảm bảo công khai, minh bạch và kịp thời.
Tính đến ngày 1/9, huyện Mỹ Đức đã trao hỗ trợ cho gần 3.000 lao động tự do trên địa bàn 22 xã. Huyện vẫn đang tiếp tục tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ đủ điều kiện theo quy định để người lao động được hưởng chính sách.
“Đặc thù của huyện chủ yếu nhân dân làm nông nghiệp và lao động tự do, một số nghề dịch vụ, lao động tại các khu công nghiệp ở ngoài địa phương nên trong thời điểm hiện tại bị ngừng việc, nhiều người dân không có nguồn thu khác. Nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ, Thành phố và huyện là rất quý giúp người dân tiếp tục yên tâm thực hiện giãn cách xã hội, thực hiện nghiêm quy định “ai ở đâu ở đó” để mong sớm kiểm soát được dịch bệnh”, Trưởng phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện Mỹ Đức chia sẻ./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi
Chính sách 12/10/2024 19:24