Đảm bảo cung ứng và lưu thông hàng hóa thiết yếu cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, chiều 7/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã triệu tập cuộc họp khẩn với yêu cầu cấp bách: Cung ứng đủ nguồn hàng thiết yếu cho người dân tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch, đồng thời không để tình trạng thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.
Thương mại điện tử trong nước sẽ mở rộng chủng loại hàng hóa thiết yếu Một số mặt hàng thiết yếu tăng nhẹ ngày Mùng 2 Tết Central Retail Việt Nam tiếp sức tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh chống dịch Covid-19

Chỉ đạo cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã yêu cầu thành lập ngay Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Ban Chỉ đạo do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải làm Trưởng ban cùng với 8 thành viên là lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, Tổng Cục Quản lý thị trường, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Công Thương địa phương, Cục Điều tiết điện lực và Cục Công tác phía Nam.

Đảm bảo cung ứng và lưu thông hàng hóa thiết yếu cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tổ chức họp khẩn nhằm đảm bảo cung ứng và lưu thông hàng hóa thiết yếu cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, Ban Chỉ đạo khẩn trương, thường xuyên liên hệ, trao đổi với Ủy ban nhân dân, Sở Công Thương và các đơn vị chức năng của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch để kịp thời nắm bắt nhu cầu điều phối hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, phối hợp với địa phương thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng thường xuyên, không bị đứt gãy hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân trong bối cảnh dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp.

Đẩy mạnh việc kết nối với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối, bán lẻ để sẵn sàng các nguồn hàng hóa thiết yếu bảo đảm cung ứng cho người dân tại các địa phương trong mọi tình huống; tập trung hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tăng cường thực hiện mua bán theo hình thức trực tuyến; tổ chức các hình thức cung ứng hàng hóa qua hệ thống các tình nguyện viên, các tổ chức đoàn thể ở các địa phương; phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan chức năng, đặc biệt là giao thông, công an để đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh có dịch khác, giữa các tỉnh, thành phố có dịch với các địa phương khác.

Bộ trưởng lưu ý thêm: Ở các địa phương có điều kiện phòng, chống dịch bệnh, xem xét, mở chợ truyền thống nhưng phải tổ chức phát phiếu mua hàng theo quy định. Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đề nghị, Ban Chỉ đạo cần chỉ đạo Tổng Cục quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tại các địa phương tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng khác để đảm bảo lưu thông hàng hóa, chống hiện tượng găm hàng, nâng giá, ép giá, bán hàng kém chất lượng; chỉ đạo Cục Điều tiết điện lực và Tâp đoàn Điện lực Việt Nam tập trung điều tiết điện không để thiếu điện sinh hoạt, điện cho các cơ sở y tế, các khu cách ly tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch trong bất kỳ tình huống nào.

Ngay sau chỉ đạo của Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo để triển khai nhiệm vụ mà Bộ trưởng vừa giao. Báo cáo nhanh tình hình chung của thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh phía Nam, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông cho biết, trong sáng và trưa ngày 7/7, tại thành phố Hồ Chí Minh đã có hiện tượng cục bộ là người dân đổ xô đi mua hàng.

Ngay khi nắm bắt được thông tin, Vụ đã trao đổi với Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh và đề nghị Sở Công Thương có thông tin khuyến cáo với người dân về việc hàng hóa dồi dào, không thiếu và không cần phải tích trữ.

Vụ trưởng Trần Duy Đông khẳng định, công tác dự trữ hàng hóa ở thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn đảm bảo để cung cấp cho tiêu dùng của người dân. Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chỉ đạo ngay các siêu thị, trung tâm thương mại, các điểm bán hàng lưu động bình ổn cần tăng thời gian phục vụ và đẩy mạnh hơn nữa việc bán hàng online đúng theo hướng đi mà Bộ Công Thương đã chỉ đạo trước đó.

Đảm bảo cung ứng và lưu thông hàng hóa thiết yếu cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam
Đảm bảo cung ứng và lưu thông hàng hóa thiết yếu cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam

Bên cạnh đó, tại thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương có dịch đã có kịch bản dự trữ hàng hóa sớm theo chỉ đạo của Bộ Công Thương nên không có hiện tượng tăng giá, sức mua đến nay cũng đã ổn định trở lại.

“Vụ Thị trường trong nước vẫn đang bám sát tình hình, đặc biệt trên cơ sở nguồn hàng dự trữ của thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh phía Nam và dự trữ của những doanh nghiệp ở các tỉnh xung quanh, Vụ sẽ có những phương án phù hợp để điều phối lượng hàng hóa ra vào hợp lý, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân”, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước khẳng định.

Cũng tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, từ 0h ngày 7/7, thành phố Hồ Chí Minh đã tạm dừng hoạt động 3 chợ đầu mối và tất cả các chợ truyền thống, chợ tự phát. Trong ngày, lượng khách đến các cửa hàng tiện ích, siêu thị đông hơn ngày thường. Khách hàng nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế.

“Các hệ thống siêu thị cũng khuyến cáo người tiêu dùng đặt hàng qua phương thức trực tuyến, để đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19”, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường thông tin và khẳng định, lực lượng này đã và đang tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để giữ ổn định thị trường. Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chưa phát hiện cơ sở, cửa hàng kinh doanh nào găm hàng, tăng giá, nhất là đối với những mặt hàng phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh như nước sát khuẩn, khẩu trang…”.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tương đối chủ động và tích cực đưa ra các phương án, kịch bản ứng phó với diễn biến của dịch bệnh. Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng nêu thực tế, tại thành phố Hồ Chí Minh, chợ đầu mối và các chợ truyền thống đang giữ vai trò chủ đạo với 70% lượng hàng hóa cung ứng cho toàn Thành phố. Và như vậy, khi các chợ này đóng cửa sẽ tác động và gây áp lực đáng kể cho cho các trung tâm thương mại, siêu thị vốn chỉ đáp ứng được 30% lượng cung ứng hàng hóa.

Do vậy, thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh có dịch tại khu vực phía Nam cần phải chủ động và tăng cường các điểm bán hàng lưu động cũng như phát huy hiệu quả từ kênh mua bán hàng trực tuyến. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh: Lúc này, sự liên kết giữa Bộ Công Thương với các tỉnh thành nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cần được nâng lên mức độ cao hơn và chặt chẽ hơn nữa.

Thứ trưởng Đỗ Thẳng Hải cho biết, trong ngày 8/7, Ban Chỉ đạo sẽ có văn bản gửi tới thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương nằm trong vùng dịch. Trên cơ sở nhu cầu thực tế của địa phương, Bộ sẽ triển khai kế hoạch cũng như thực hiện các phương án cụ thể và chi tiết hơn.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

(LĐTĐ) Không dừng lại ở một buổi bán hàng livestream (phát trực tiếp) giới thiệu các sản phẩm, nhiều doanh nghiệp, thương hiệu còn kết hợp với những người có ảnh hưởng (KOLs) để đạt được hiệu quả kinh doanh qua các nền tảng số như Facebook, YouTube, TikTok, hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... Với phương thức này, nhiều doanh nghiệp Thủ đô nhanh chóng tiếp cận và mở rộng thị trường, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

(LĐTĐ) Ngày 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng Chung kết hội thi Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

(LĐTĐ) Từ ngày mùng 3 - 7/7/2024, tại số 62 Tràng Tiền (Hà Nội), Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện thực phẩm thật - giả”. Đây là lần thứ 12 Phòng trưng bày của Tổng cục QLTT mở cửa đón khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, trang bị kiến thức phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

(LĐTĐ) Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất từ Việt Nam tham luận tại Hội nghị sữa toàn cầu năm 2024 với thông điệp “Care to change”. Trong lần thứ 4 tham dự, Vinamilk đã mang đến một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về các bước tiến của ngành sữa Việt Nam với mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.
Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

(LĐTĐ) Bộ Công Thương đề xuất tăng hình phạt nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng khi sửa đổi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

(LĐTĐ) Nhận định những khó khăn trong nhu cầu sử dụng điện dịp cao điểm hè 2024, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật, vận hành lưới điện. Đồng thời, tăng cường triển khai các chương trình tiết kiệm điện, qua đó, nhận được sự đồng thuận lớn của doanh nghiệp và khách hàng sử dụng điện.
Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

(LĐTĐ) Xu hướng tiêu dùng thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố như văn hóa, xã hội, kinh tế, công nghệ và môi trường. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có những xu hướng đặc trưng xuất hiện, định hình hành vi và tác động đến quyết định của người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động