Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy: Bắt đầu từ ý thức!
Hiểm nguy vẫn rình rập
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an), tính riêng trong tháng 4/2024, toàn quốc xảy ra 372 vụ cháy, làm chết 3 người, làm bị thương 2 người, về tài sản ước tính sơ bộ thành tiền khoảng 18,69 tỷ đồng. Đáng chú ý, lực lượng tại chỗ và nhân dân dập tắt 17/376 vụ cháy, nổ.
Phân tích, đánh giá tình hình cháy, nổ của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ cho thấy, so với tháng 3/2024, số vụ cháy tăng 19 vụ, thiệt hại người chết giảm 4 người, người bị thương giảm 3 người… Cháy vẫn chủ yếu xảy ra tại địa bàn thành thị với 218 vụ (chiếm 58,6%), nông thôn xảy ra 154 vụ (chiếm 41,4%). Về loại hình xảy ra cháy, gồm: 145 vụ cháy nhà dân (chiếm 39,0%); 20 vụ cháy nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh (chiếm 5,4%), còn lại là các loại hình khác.
Để làm tốt công tác phòng cháy, việc tập huấn PCCC&CNCH đóng vai trò hết sức quan trọng. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Mới đây, khoảng 12h30 ngày 21/6, bất ngờ xảy ra vụ cháy tại tầng 3 nhà dân ở phố Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy). Thời điểm xảy ra vụ cháy, trong nhà có 5 người. Đám cháy nhanh chóng bao trùm toàn bộ tầng 3 của ngôi nhà 3 tầng, cột khói bốc cao khiến người dân lân cận hoảng loạn. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã kịp thời ứng cứu, rất may mắn không có thương vong về người.
Trước đó, vụ cháy khiến 4 người thiệt mạng tại phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai vào ngày 16/6 cũng khiến nhiều người không khỏi ám ảnh bởi các nạn nhân không thể thoát ra ngoài bởi những lớp cửa sổ vô cùng chắc chắn với 3 lớp: Kính cường lực bên ngoài, lớp lưới chống côn trùng và cuối cùng là song sắt kiên cố bên trong.
Vụ cháy này một lần nữa lại cho thấy những khó khăn trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) với những nhà ở kết hợp kinh doanh - một loại hình phức tạp thường xảy ra cháy nổ và để lại hậu quả nặng nề.
Nhìn từ những vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người, phân tích kỹ thì thấy còn liên quan đến kỹ năng của người dân sống trong những công trình đó. Nếu có kỹ năng tốt, kỹ năng đúng và xử lý tình huống thì hoàn toàn có thể xử lý ngay từ giai đoạn ban đầu. Quan trọng là người dân phải bình tĩnh để đưa ra được phương án thoát nạn an toàn cho bản thân và người thân.
Ngoài ra, ở các đô thị Việt Nam, trong đó có Hà Nội hiện hầu hết mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất lớn, nhất là kinh doanh các mặt hàng dễ cháy. Điều nguy hiểm là khi xảy ra cháy ở tầng 1 (tầng cho thuê kinh doanh), lửa sẽ bốc lên, những người sinh sống ở tầng trên gần như không có chỗ thoát thân.
Nâng cao kỹ năng
Thượng tá Nguyễn Tiến Nam - Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội cho biết, trên địa bàn Hà Nội đang đối mặt với nguy cơ cháy nổ gia tăng, các vụ cháy thường tập chung tại các chung cư mini, hộ gia đình nhà ở kết hợp kinh doanh… gây hậu quả nghiêm trọng chưa từng có.
Phần lớn nguyên nhân xảy ra cháy nổ chính là do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện, do sơ xuất, bất cẩn sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt… Trong đó rất nhiều nhà ở kết hợp kinh doanh, chung cư mini không có sự bảo trì, cải tạo, hệ thống điện đã xuống cấp. Có tình trạng treo mắc hàng hóa, vật dụng lên đường dây điện, để các vật dễ cháy như bình chứa khí gas, xăng, dầu, giấy, vải... gần đường dây điện và các thiết bị sinh nhiệt. Nguy hiểm hơn, hàng hóa còn để cạnh bếp nấu ăn... Đây chính là những hành động tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ.
Để giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ, Thượng tá Nguyễn Tiến Nam cho rằng, mỗi người dân cần có kiến thức cho các tình huống thoát nạn khi sự cố xảy ra; trang bị thêm các bình cứu hỏa, các dụng cụ trữ nước như xô thùng, vòi mềm dẫn nước để vừa phục vụ sinh hoạt hàng ngày vừa phục vụ chữa cháy khi cần thiết; luyện tập kỹ năng thoát nạn khi có hỏa hoạn. Các khu tập thể, chung cư mini… cần tăng cường trang bị hệ thống thiết bị PCCC để đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo khuyến cáo của Thượng tá Nguyễn Tiến Nam, mỗi hộ gia đình chủ động chuẩn bị các phương án thoát nạn cho người trong gia đình, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ khi có cháy xảy ra. Dự kiến các lối thoát nạn khác ngoài cửa chính như ban công, sân thượng. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà có tầng. Trường hợp bố trí lồng, lưới sắt phải có cửa thoát hiểm, chìa khóa phải để ở vị trí dễ thấy, dễ lấy và thống nhất các thành viên trong gia đình biết. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây và các dụng cụ phá dỡ thông thường như để thoát nạn khi có sự cố cháy xảy ra.
Các hộ gia đình phải lắp đặt các thiết bị bảo vệ (cầu chì, rơ le, aptomat …) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị điện tiêu thụ điện công suất lớn. Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, tránh để các sự cố chập cháy do hư hỏng và tuổi thọ của các thiết bị; kiểm tra, lắp đặt các thiết bị bảo vệ như: Cầu chì, công tắc, cầu dao, attomat, rơle tự đóng ngắt điện, chống quá tải, chập cháy cho đường dây dây điện trong nhà và chống quá nhiệt cho từng thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị có công suất lớn. Tắt các thiết bị tiêu thụ điện khi không cần thiết, khi ra khỏi nhà, phòng làm việc hoặc rút phích cắm ra khỏi ổ điện để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
Cùng với đó, người dân phải bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy; Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn tránh cháy lan. Quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt khi đun nấu, thắp hương thờ cúng…, sử dụng các thiết bị đốt nóng, sửa chữa, thi công, hàn cắt…(gây phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt) phải có người trông coi.
Tại nhiều khu chung cư, tập thể cũ người dân tự ý cơi nới, dựng "chuồng cọp", điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về PCCC&CNCH lớn. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Ngoài ra, lực lượng chức năng khuyến cáo người dân không dự trữ xăng dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ. Ô tô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng, đồ dùng, hàng hóa dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu… phải kín. Khuyến cáo không nên để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí khói độc khi nổ máy.
Mỗi hộ gia đình bố trí nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas. Vị trí đặt bình gas, bếp gas cần bảo đảm thông thoáng và không để gần các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt. Trường hợp sử dụng bếp dầu để đun, nấu cần phải đủ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dùng xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Khi đun phải có người trông coi.
Bên cạnh đó, người dân tuyệt đối không sắp xếp hàng hóa, vật dụng che chắn, cản trở lối thoát nạn tại cầu thang, hành lang, ban công; đồ dùng, hàng hóa, vật liệu dễ cháy phải được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, cách xa nơi phát sinh nguồn lửa, nguồn nhiệt ít nhất 0,5m.
Cùng với đó, mỗi gia đình cần lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ như: Nước, chăn, bình chữa cháy xách tay… để dập tắt cháy ngay từ khi mới phát sinh. Trang bị mặt nạ phòng độc, khăn mềm để phòng chống ngạt khói. Chuẩn bị sẵn các dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn như: búa, kìm cộng lực, xà beng…
Khi xảy cháy hãy thật bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất cả mọi người mau chóng di chuyển ra ngoài. Khi phải thoát qua khu vực có khói, lửa hãy dùng mặt nạ phòng độc, khăn mềm thấm nước để che mặt, cơ thể…; tổ chức chữa cháy, cứu người, cứu tài sản đồng thời gọi điện báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an thành phố Hà Nội theo số máy 114.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Điều tra nguyên nhân vụ cháy kho hàng đồ chơi ở Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 09:58
Cháy ngùn ngụt trong đêm tại kho hàng ở ngõ 115, phố Định Công
Phòng chống cháy nổ 19/11/2024 00:53
Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức
Phòng chống cháy nổ 15/11/2024 18:03
Quận Đống Đa: Chú trọng tuyên truyền công tác chữa cháy tại trường học
Phòng chống cháy nổ 13/11/2024 16:24
Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024
Phòng chống cháy nổ 13/11/2024 07:37
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 15:22
Đưa robot vào diễn tập chữa cháy tại chung cư HH1 Linh Đàm
Phòng chống cháy nổ 01/11/2024 14:19
Cháy cửa hàng nội thất trên đường Đê La Thành
Phòng chống cháy nổ 29/10/2024 17:58