Đảm bảo an toàn cho các lớp học trực tuyến

(LĐTĐ) Hiện nay, việc dạy - học trực tuyến được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp; giúp đảm bảo sức khoẻ cũng như bù đắp lượng kiến thức bị thiếu hụt trong năm học cho học sinh, sinh viên (HSSV). Tuy nhiên, lợi dụng kẽ hở của môi trường mạng, một số kẻ xấu đã và đang xâm nhập vào nhiều lớp học trực tuyến để quấy rối, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học.
dam bao an toan cho cac lop hoc truc tuyen Sẽ khảo sát tình hình dạy học từ xa
dam bao an toan cho cac lop hoc truc tuyen Bộ GD&ĐT yêu cầu tăng cường đảm bảo an toàn các lớp học trực tuyến

Bị kẻ xấu xâm nhập lớp học trực tuyến

Với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, trong thời gian tạm đóng cửa trường vì dịch Covid-19, để việc học tập của học sinh không bị gián đoạn, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đẩy mạnh triển khai dạy học trực tuyến. Việc chuyển đổi phương thức dạy học này bước đầu đã mang lại hiệu quả, không chỉ dừng ở việc ôn tập mà còn giúp bổ sung kiến thức mới cho học sinh.

dam bao an toan cho cac lop hoc truc tuyen
Ngành GD&ĐT đẩy mạnh triển khai việc dạy và học trực tuyến.

Tại quận Bắc Từ Liêm, đến thời điểm này, tất cả các hoạt động, các bộ môn của cả 3 cấp đều được triển khai dạy đến 100% học sinh và hàng tuần đều lấy ý kiến của cha mẹ học sinh, dự giờ các hoạt động dạy học trực tuyến, họp toàn ngành đánh giá rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch phù hợp. Phòng GD&ĐT quận cũng đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa nhằm trang bị thiết bị điện tử tặng cho 12 học sinh với số tiền gần 70 triệu đồng để đảm bảo cho 100% học sinh có điều kiện thuận lợi trong việc học qua internet.

Cô giáo Trần Thị Thu Thủy (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Lãng, huyện Phú Xuyên) cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, học sinh được nghỉ thời gian khá dài, cùng với chủ động triển khai công tác vệ sinh môi trường, nhà trường luôn giữ mối liên hệ với phụ huynh học sinh. Giáo viên trao đổi, ôn tập các kiến thức cũ cho học sinh qua các nhóm Zalo của lớp, in bài gửi cho học sinh, sau đó, chữa bài và tương tác với học sinh, phụ huynh học sinh.

Bên cạnh đó, để triển khai việc dạy trực tuyến cho học sinh, nhà trường đã tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên, giúp đỡ phụ huynh cài đặt và sử dụng phần mềm. Ban đầu phụ huynh học sinh còn bỡ ngỡ khi làm quen với phần mềm học trực tuyến nhưng với sự kiên trì hướng dẫn của các giáo viên, chỉ sau một thời gian ngắn việc dạy và học trực tuyến của nhà trường đã đi vào nền nếp, có hiệu quả”.

Tại trường Tiểu học Vietschool (quận Thanh Xuân), các thầy cô đã áp dụng việc học online từ 2 tháng trước đây và hiện nay đã có tỷ lệ học sinh tham gia học online đạt hơn 90%, tỉ lệ học sinh lớp 1 học trực tuyến cũng đạt trên 90%. Học sinh học trực tuyến theo thời khóa biểu đã gửi từ đầu tuần, đảm bảo thời lượng không quá 5 tiết/ngày, 35 phút/ tiết. Hằng ngày, giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức như gửi bài tập trên Gooogle Form, chấm điểm dựa vào video/clip học sinh đã thực hiện. Ngoài ra, thầy cô vẫn thường xuyên kết nối với học sinh bằng Zalo, điện thoại để giải đáp thắc mắc trong quá trình học.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, sau một thời gian triển khai, việc dạy học trực tuyến cũng bộc lộ một số bất cập cần khắc phục. Theo đó, ngoài những yếu tố về chất lượng đường truyền, thiết bị công nghệ… còn xảy ra hiện tượng địa chỉ lớp học/phòng học trực tuyến bị kẻ xấu xâm nhập đăng tải nội dung xấu, độc, phản cảm, phản giáo dục... Điều này đã gây tâm lý hoang mang cho cả thầy và trò, ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học qua internet.

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước câu chuyện một giáo viên hốt hoảng phát hiện clip nhạy cảm phát tán từ tài khoản trong lớp học. Sau sự việc, tìm hiểu mới biết lý do là có một học sinh trong lớp đã lên một nhóm trên Facebook, gửi ID và mật khẩu cho một nhóm người để nhóm này vào phá lớp.

Nhiều giáo viên cũng phản ánh khi đang dạy online thì có kẻ lạ mặt xuất hiện chia sẻ những hình ảnh gây khó chịu, sử dụng nền ảo để truyền bá thông tin bậy bạ hay la hét suốt buổi khiến việc học bị gián đoạn.
Được biết, trong các ứng dụng học trực tuyến, Zoom hiện là ứng dụng được nhiều nhà trường, giáo viên sử dụng vì miễn phí, tiện lợi khi sử dụng. Để tham gia một lớp học trên Zoom, người dùng cần ID và mật khẩu.

Với những hiện tượng như vậy, đối với trẻ mầm non học trực tuyến có sự giám sát của phụ huynh sẽ đỡ hơn học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trong quá trình học, nếu bị xâm nhập và chịu tác động từ những việc xấu sẽ khiến học sinh ảnh hưởng lớn về tâm lý cũng như chất lượng học tập. Trong khi, đây là hình thức mới nên thầy cô cũng bất ngờ, bối rối. Nhiều giáo viên chưa quen với công nghệ nên gặp những trường hợp này thường khó đối phó. Đặc biệt với những giáo viên cao tuổi, không quen dùng máy tính lại càng loay hoay mất hàng tiếng đồng hồ để loại tài khoản của người lạ ra khỏi lớp.

Khuyến khích sử dụng phần mềm có bản quyền

Trước mối lo mất an toàn của các lớp học trực tuyến, Bộ GD&ĐT cho biết, ngày 13/4, Bộ đã có công văn gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học; các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non, HSSV trong quá trình học tập qua internet.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các đơn vị, nhà trường tổ chức tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội đảm bảo an toàn, an ninh mạng khi tham gia hoạt động dạy - học qua internet; kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ, tình huống, tác hại có thể xảy ra đối với thầy cô giáo, HSSV và phụ huynh HSSV trong dạy học qua internet.

Trước mối lo mất an toàn của các lớp học trực tuyến, Bộ GD&ĐT cho biết, ngày 13/4, Bộ đã có công văn gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học; các trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non, HSSV trong quá trình học tập qua internet. Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các đơn vị, nhà trường tổ chức tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng Internet, mạng xã hội đảm bảo an toàn, an ninh mạng khi tham gia hoạt động dạy - học qua internet; kỹ năng phòng, tránh các nguy cơ, tình huống, tác hại có thể xảy ra đối với thầy cô giáo, HSSV và phụ huynh HSSV trong dạy học qua internet.

Đồng thời giới thiệu, phổ biến cho giáo viên những giải pháp, phần mềm quản lý, tổ chức dạy học qua internet tin cậy, có uy tín; khuyến khích sử dụng phần mềm có bản quyền, những phần mềm do Bộ GD&ĐT và Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu sử dụng miễn phí trong mùa dịch Covid-19; xây dựng và thực hiện quy chế quản lý, tổ chức dạy học qua internet, trong đó hướng dẫn rõ quy trình quản lý, tổ chức một lớp học trực tuyến; các kỹ năng quản lý điều hành lớp học trực tuyến đối với giáo viên, trách nhiệm của người học khi tham gia lớp học trực tuyến, nhất là các hành vi không được làm đối với người học.

Ngoài ra, các đơn vị, nhà trường cần tăng cường các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong quản lý, tổ chức hoạt động dạy học qua internet; đề nghị phụ huynh nâng cao trách nhiệm, dành nhiều thời gian quan tâm, hỗ trợ học sinh kết nối, sử dụng phòng học trực tuyến an toàn và có biện pháp quản lý trong thời gian học sinh tham gia học trực tuyến và sử dụng internet. Đặc biệt, trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu xảy ra các tình huống tiêu cực, Bộ GD&ĐT yêu cầu giáo viên, HSSV, phụ huynh HSSV, cán bộ quản lý cung cấp thông tin kịp thời tới lãnh đạo nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục, cơ quan công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo ông Nguyễn Sơn Hải (Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT), ngoài các phần mềm học trực tuyến miễn phí như VNPT-E-learning, Viettelstudy, hiện có thêm khoảng gần 10 phần mềm nữa của các doanh nghiệp trong nước hỗ trợ để phục vụ dạy học trực tuyến. Mỗi phần mềm đều có các tính năng giúp giáo viên điều hành, quản lý lớp học. Hiện, Bộ GD&ĐT đang tổng hợp để gửi các địa phương, hướng dẫn thầy cô tham khảo sử dụng.

Cũng theo ông Nguyễn Sơn Hải, do trước đây việc ứng dụng công nghệ thông tin mới dừng ở trình chiếu trên lớp học trực tuyến nên khi bước vào môi trường dạy học trực tuyến, thầy cô sẽ có những bỡ ngỡ. Chính vì vậy, công tác tập huấn các kỹ năng sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến là rất quan trọng. Khi đã có kỹ năng điều hành một lớp học trực tuyến, giáo viên sẽ tự tin và chủ động ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024  sẽ diễn ra vào ngày 9/11

Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch 242/KH-UBND tổ chức Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 để biểu dương, tôn vinh các em học sinh, sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

(LĐTĐ) Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh, cũng như nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động