Đại biểu Quốc hội: Tăng 30% lương cơ sở từ ngày 1/7 là giải pháp trước mắt tốt nhất

(LĐTĐ) Theo Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga, việc tăng 30% lương cơ sở từ ngày 1/7 tới là giải pháp trước mắt tốt nhất.
3 điều đặc biệt liên quan đến lương cơ sở từ 1/7/2024 Từ 1/7/2024: Tăng lương hưu 15% - mức tăng cao nhất từ trước đến nay

Tăng 30% lương cơ sở - mức tăng lớn nhất từ trước đến nay, được áp dụng từ ngày 1/7 sắp tới đang là mối quan tâm rất lớn của người lao động khu vực Nhà nước. Bên hành lang Quốc hội sáng 24/6, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương đã dành cho báo chí cuộc trao đổi về vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh, việc điều chỉnh tiền lương từ ngày 1/7 sắp tới là đợt điều chỉnh lớn nhất từ trước đến nay. Và câu chuyện cần có các giải pháp kiểm soát lạm phát, giá cả để không xảy ra tình trạng “lương tăng, giá cũng tăng” không phải là chuyện mới.

“Người lao động trong khu vực Nhà nước đón nhận tin này với tâm trạng nửa mừng, nửa lo. Mừng vì thu nhập từ lương được tăng đáng kể, nhưng lo là vẫn tiếp diễn tình trạng từ trước đến nay vẫn xảy ra, đó là cứ tăng lương là giá cả lại tăng, khiến cho việc tăng lương gần như chỉ là tăng số tiền trong tài khoản thôi chứ không phải nâng cao đời sống người lao động”, đại biểu nói.

Vì vậy, bài toán đặt ra hiện nay khá nan giải với Chính phủ là phải có giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô như thế nào để kiểm soát được giá cả. Đương nhiên giá cả theo thời gian sẽ có sự tăng theo quy luật, nhưng hiện tượng té nước theo mưa, lợi dụng tăng lương để tăng giá một cách không theo quy luật nào, chỉ vì người lao động được tăng lương là tăng giá, thì cần sự quản lý sâu sát, để làm sao việc tăng lương thật sự cải thiện đời sống người lao động và niềm vui tăng lương được trọn vẹn.

Đại biểu Quốc hội: Tăng 30% lương cơ sở từ ngày 1/7 là giải pháp trước mắt tốt nhất
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga bên hành lang Quốc hội. (Ảnh: QH)

Cũng theo nữ đại biểu đoàn Hải Dương, chúng ta đã dự kiến cải cách tiền lương, nhưng cuối cùng hiện tại là thực hiện tăng lương. Hai việc này có điểm chung, dù cải cách tiền lương hay tăng lương, thì lương của người lao động nói chung được điều chỉnh theo hướng tăng lên.

Nhưng, có điểm khác nhau cơ bản về cách tính lương. Nếu cải cách tiền lương, bỏ cách tính truyền thống theo lương cơ sở, theo ngạch bậc, thâm niêm công tác và phụ cấp... và tính lương theo vị trí việc làm của người lao động, thì tính lương theo cải cách tiền lương đảm bảo công bằng, khoa học hơn.

Hiện nay, cùng vị trí việc làm, cùng trình độ, nhưng nếu khác thâm niên công tác thì mức lương của người lao động cùng làm một công việc đấy rất khác nhau, thậm chí chênh nhau nhiều lần. “Với một sinh viên mới ra trường, rất có năng lực, đảm nhiệm công việc đó, với một người đã làm công việc đó nhiều năm, thì mức lương chênh nhau rất nhiều, dẫn đến chưa công bằng lắm”, lời đại biểu.

Nếu cải cách được cách tính tiền lương, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhìn nhận, sẽ có cách tính khoa học, hiện đại, công bằng, tiệm cận với cách tính của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Nhưng cải cách là sự thay đổi triệt để, phải có nhiều điều kiện đi kèm, trong đó có điều kiện về nguồn lực. Chúng ta đã có một khoản ngân sách tiết kiệm trong mấy năm, nhưng cải cách tiền lương không chỉ dùng nguồn lực tiết kiệm vì đây là bài toán dài hơn.

“Bên cạnh việc tiết kiệm, phải có nhiều giải pháp khác như nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, chỉ số GDP hàng năm tăng cao hơn chứ không chỉ đơn thuần là dành được bao nhiêu tiền để cải cách tiền lương”, đại biểu phân tích.

Đồng thời, phải sửa đổi thể chế, vì hiện nay với cách tính lương truyền thống liên quan đến nhiều quy định khác nhau. Ví dụ Luật Bảo hiểm xã hội đang được xem xét sửa đổi, căn cứ cho người lao động đóng bảo hiểm là mức lương cơ sở, bây giờ sửa đổi cách tính lương thì phải sửa Luật Bảo hiểm xã hội. Đồng thời, các luật liên quan đến thi đua khen thưởng cũng phải rà soát để sửa đổi vì hiện vẫn tính thi đua khen thưởng theo hệ số lương.

Bên cạnh đó, phải xây dựng được vị trí việc làm, mô tả được các vị trí việc làm hưởng lương từ ngân sách. Đây là công việc khó nhất, lâu đài nhất, cần nhiều thời gian và công sức và đến hiện tại chưa làm xong, dù thời gian qua các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, còn nhiều yếu tố khác mà việc cải cách tiền lương nếu thực hiện ngay thì gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, Chính phủ quyết định trước mắt chưa thực hiện toàn bộ nội dung cải cách tiền lương, mà thực hiện một số nội dung, trong đó có nội dung tăng lương.

“Việc tăng lương 30% đáp ứng nhu cầu trước mắt là người lao động rất mong chờ, mức lương về cơ bản đáp ứng đươc yêu cầu cuộc sống của họ. Tôi cho rằng đây là giải pháp trước mắt tốt nhất”, đại biểu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, song song với giải pháp này, Chính phủ vẫn tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, chuẩn bị điều kiện cần thiết để thực hiện cải cách tiền lương vào thời điểm thích hợp. Để có nguồn lực thật sự vững chắc thực hiện cải cách tiền lương, đại biểu nhấn mạnh, các giải pháp nâng cao năng suất lao động, tinh gọn bộ máy, nâng cao GDP là điều rất quan trọng.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan toả giá trị gia đình qua nhiều thế hệ

Lan toả giá trị gia đình qua nhiều thế hệ

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, gia đình truyền thống của người Việt nói chung, người Hà Nội nói riêng luôn coi trọng giữ gìn nền nếp gia phong. Trong gia đình, người Thăng Long - Hà Nội lấy chữ “hiếu” với ông bà cha mẹ làm đầu, chữ “hiền thảo” với dâu rể, chữ “thành đạt” với con cháu. Ông bà, cha mẹ lấy cái mẫu mực làm gương cho con cháu.
"Vượt nắng, thắng mưa" nỗ lực hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3

"Vượt nắng, thắng mưa" nỗ lực hoàn thành đường dây 500 kV mạch 3

(LĐTĐ) Dự án đường dây 500 KV mạch 3 đi qua địa bàn huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) có tổng chiều dài 22,60km, gồm 47 vị trí móng trụ. Đến nay, các vị trí đã cơ bản hoàn thành, một số vị trí còn lại công nhân đang gấp rút thi công để kịp hoàn thành trước 30/6
Mẹ đỡ đầu: Điểm tựa của trẻ mồ côi

Mẹ đỡ đầu: Điểm tựa của trẻ mồ côi

Gia đình là điểm tựa tinh thần, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách mỗi người từ thuở còn thơ cho đến khi trưởng thành. Là nơi để chúng ta tìm về trong suốt cuộc đời. Không gì hạnh phúc hơn khi tổ ấm có đầy đủ cả cha và mẹ. Thế nhưng thiên tai, tai nạn giao thông, rủi ro và dịch bệnh đã khiến cho không ít trẻ em phải chịu đựng những nỗi đau quá lớn, không thể bù đắp được khi mất đi cả cha và mẹ hoặc mất cha, mất mẹ. Với phương châm "Ở đâu có trẻ mồ côi, ở đó có mẹ đỡ đầu", Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thanh Trì đã vận động xã hội hóa để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi.
"Vui lên nào anh em ơi", làn gió mới đậm sắc hài hước của phim Việt

"Vui lên nào anh em ơi", làn gió mới đậm sắc hài hước của phim Việt

(LĐTĐ) Bộ phim “Vui lên nào anh em ơi” là dự án phim mới nhất của đạo diễn Vũ Minh Trí. Phim quy tụ nhiều diễn viên nổi tiếng như: Thái Sơn, Huyền Thạch, Anh Đức, Tô Dũng, Hương Giang... hứa hẹn mang tới cho khán giả truyền hình những phút giây hài hước, thú vị.
Giao thông thông suốt trong những ngày thi tốt nghiệp THPT 2024

Giao thông thông suốt trong những ngày thi tốt nghiệp THPT 2024

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 27 và 28/6. Hà Nội là địa phương có quy mô thí sinh dự thi lớn nhất cả nước. Đáng chú ý, lực lượng chức năng đã xây dựng kế hoạch, phân công lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp, nhờ vậy, trong những ngày diễn ra kỳ thi, giao thông tại các khu vực thi được thông suốt.
Kiến nghị xem xét số lượng người trốn ở lại nước ngoài để tước giấy phép kinh doanh lữ hành

Kiến nghị xem xét số lượng người trốn ở lại nước ngoài để tước giấy phép kinh doanh lữ hành

(LĐTĐ) Trên cơ sở đề xuất của Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Sở Du lịch TP.HCM đã kiến nghị nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực du lịch, trong đó có việc kiến nghị, xem xét số lượng người trốn ở lại để quy định chi tiết mức xử phạt và hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép kinh doanh lữ hành.
Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong phát triển kinh tế số, xã hội số

Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong phát triển kinh tế số, xã hội số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.

Tin khác

Chính phủ ban hành Nghị định mới về giá đất

Chính phủ ban hành Nghị định mới về giá đất

(LĐTĐ) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành.
Đại biểu Quốc hội: Thủ đô phải giữ được không gian văn hóa, nét đẹp riêng có

Đại biểu Quốc hội: Thủ đô phải giữ được không gian văn hóa, nét đẹp riêng có

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho hay, ông vẫn thích Thủ đô có “phố nhỏ, ngõ nhỏ”, phải giữ được cái "hương hồn" trong khu vực 36 phố cũ, không gian văn hóa, nét đẹp riêng có của Thủ đô...
Cấm vợ, chồng, anh chị em ruột tham gia đấu giá đối với cùng một tài sản

Cấm vợ, chồng, anh chị em ruột tham gia đấu giá đối với cùng một tài sản

(LĐTĐ) Chiều 27/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, với 463 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 95,27%).
Quốc hội nhất trí cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

Quốc hội nhất trí cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe

(LĐTĐ) Trước khi biểu quyết thông qua toàn dự thảo Luật, Quốc hội biểu quyết thông qua quy định cấm: “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”. Kết quả, có 357/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 73,46%).
Quốc hội thông qua Luật Đường bộ, chưa quy định về phí giao thông nội đô

Quốc hội thông qua Luật Đường bộ, chưa quy định về phí giao thông nội đô

(LĐTĐ) Sáng 27/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Đường bộ, với 447 đại biểu biểu quyết tán thành (chiếm 91,98%). Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Nhiều chính sách mới liên quan lĩnh vực kinh tế có hiệu lực từ tháng 7/2024

Nhiều chính sách mới liên quan lĩnh vực kinh tế có hiệu lực từ tháng 7/2024

(LĐTĐ) Nhiều chính sách nổi bật liên quan lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 7/2024.
Nghệ An được tăng thêm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

Nghệ An được tăng thêm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 26/6, với 453/461 Đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu

Bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức Trưởng Ban Công tác đại biểu

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Hải giữ chức vụ Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XV.
Đại biểu đề nghị bổ sung danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả hằng năm

Đại biểu đề nghị bổ sung danh mục thuốc bảo hiểm y tế chi trả hằng năm

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị Luật Dược sửa đổi cần quy định Danh mục thuốc là công việc của Bộ Y tế và danh mục này phải được bổ sung hằng năm.
Tăng lương phải đồng hành với kiềm chế lạm phát, trượt giá

Tăng lương phải đồng hành với kiềm chế lạm phát, trượt giá

(LĐTĐ) Đại biểu Đặng Bích Ngọc cho biết, cử tri mong muốn rằng đồng hành với việc cải cách tiền lương, phải thực hiện các giải pháp để làm sao kiềm chế lạm phát, giúp cho người lao động khi thực hiện cải cách tiền lương được nâng cao mức sống.
Xem thêm
Phiên bản di động