3 điều đặc biệt liên quan đến lương cơ sở từ 1/7/2024

Mức lương cơ sở tăng cao nhất từ trước đến nay, phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức được giữ nguyên, tăng thêm 15% lương hưu và trợ cấp xã hội hiện hưởng… là 3 điều đặc biệt liên quan đến mức lương cơ sở kể từ ngày 1/7/2024.
Giúp người lao động hiểu thêm về cải cách tiền lương Xây dựng bảng lương mới từ ngày 1/7/2024 dựa trên yếu tố nào? Từ 1/7 tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng

Lương cơ sở cao nhất từ trước tới nay

Lần này tiếp tục "lỡ hẹn" với cải cách, tuy nhiên, trong lúc chờ thực hiện cải cách tiền lương theo vị trí việc làm, Bộ Tài chính đã đưa ra phương án tối ưu, công bằng, bình đẳng, giúp tất cả đều "vui" chính là tăng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng từ 1/7/2024.

3 điều đặc biệt liên quan đến lương cơ sở từ 1/7/2024
Cán bộ, công chức, viên chức sẽ được hưởng mức lương cơ sở cao nhất từ trước đến nay. Ảnh minh họa.

Có thể nói, đây là mức tăng cao nhất mà cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được hưởng qua 19 lần tăng lương cơ sở. Cụ thể mức lương cơ sở qua tăng từ đầu năm 1995 đến nay được quy định như sau:

Thời điểm áp dụng

Mức lương cơ sở

Căn cứ pháp lý

1/1/1995 – hết 12/1996

120.000 đồng/tháng

Nghị định 5-CP năm 1994 của Chính Phủ

1/1/1997 - hết 12/1999

144.000 đồng/tháng

Nghị định 6-CP năm 1997 của Chính Phủ

1/1/2000 - hết 12/2000

180.000 đồng/tháng

Nghị định 175/1999/NĐ-CP

1/1/2001 - hết 12/2003

210.000 đồng/tháng

Nghị định 77/2000/NĐ-CP

1/10/2004 - hết 9/2005

290.000 đồng/tháng

Nghị định 203/2004/NĐ-CP

1/10/2005 - hết 9/2006

350.000 đồng/tháng

Nghị định 118/2005/NĐ-CP

1/10/2006 - hết 12/2007

450.000 đồng/tháng

Nghị định 94/2006/NĐ-CP

1/1/2008 - hết 4/2009

540.000 đồng/tháng

Nghị định 166/2007/NĐ-CP

1/5/2009 - hết 4/2010

650.000 đồng/tháng

Nghị định 33/2009/NĐ-CP

1/5/2010 - hết 4/2011

730.000 đồng/tháng

Nghị định 28/2010/NĐ-CP

1/5/2011 - hết 4/2012

830.000 đồng/tháng

Nghị định 22/2011/NĐ-CP

1/5/2012 - hết 6/2013

1.050.000 đồng/tháng

Nghị định 31/2012/NĐ-CP

1/7/2013 - hết 4/2016

1.150.000 đồng/tháng

Nghị định 66/2013/NĐ-CP

1/5/2016 - hết 6/2017

1.210.000 đồng/tháng

Nghị định 47/2016/NĐ-CP

1/7/2017 - hết 6/2018

1.300.000 đồng/tháng

Nghị định 47/2017/NĐ-CP

1/7/2018 – hết 6/2019

1.390.000 đồng/tháng

Nghị định 72/2018/NĐ-CP

1/7/2019 - hết 6/2023

1.490.000 đồng/tháng

Nghị quyết 70/2018/QH14,

Nghị định 38/2019/NĐ-CP

Từ 1/7/2023 – hết 6/2024

1.800.000 đồng/tháng

Nghị định 24/2023/NĐ-CP

Từ 1/7/2024

2.340.000 đồng/tháng

(dự kiến)

Với mức tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng như trên đồng nghĩa với việc cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ được tăng lương cơ sở lên 30% so với mức hiện hưởng. Đây là mức tăng lương cao nhất trong lịch sử, đáp ứng mong mỏi của tất cả mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, với tổng nhu cầu kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở tăng 30%, tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản cùng lương hưu và trợ cấp lũy kế 3 năm từ 2024 - 2026 là 913.300 tỷ đồng. Với số tiền này, Chính phủ đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện.

Do vậy, điều chỉnh tăng 30% mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ ngày 1/7/2024 là hợp lý.

Vừa tăng lương, vừa giữ nguyên phụ cấp

Mới đây, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã chia sẻ, do quá trình thực hiện, nghiên cứu về cải cách vẫn còn nhiều bất cập phát sinh. Vì vậy, các cơ quan, ban ngành liên quan không thể vội vàng mà phải thận trọng nghiên cứu từng bước để chuẩn bị cho đợt cải cách tiền lương chính thức sắp tới.

Theo Nghị quyết 27/NQ-TW, sau khi sắp xếp lại toàn bộ các chế độ phụ cấp hiện hành, sẽ có 9 loại phụ cấp mới được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức như: Phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, trách nhiệm công việc, ưu đãi theo nghề…

Tuy nhiên, từ 1/7/2024, vẫn chưa đủ điều kiện để thực hiện được 9 loại phụ cấp này, vì vậy, Chính phủ đã đề xuất sẽ tiếp tục giữ nguyên các loại phụ cấp hiện hành.

3 điều đặc biệt liên quan đến lương cơ sở từ 1/7/2024
Lương hưu và trợ cấp xã hội hiện hưởng được tăng thêm 15%. Ảnh minh họa.

Vì mức lương cơ sở từ 1/7/2024 sẽ tăng 30%, nên tất cả những trường hợp hưởng chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở (như phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên…) đều tăng 30%.

Như vậy, dù có thể thực hiện ngay việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương như dự kiến thì cán bộ, công chức, viên chức vẫn sẽ tiếp tục được hưởng các khoản phụ cấp hiện hưởng trong thời gian chờ lần cải cách tiền lương chính thức sắp tới.

Tăng thêm 15% lương hưu và trợ cấp xã hội hiện hưởng

Bên cạnh các nội dung chính liên quan tới mức lương cơ sở, từ 1/7/2024 dự kiến cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ được tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp xã hội hiện hưởng.

- Đối với người đang được hưởng lương hưu từ trước năm 1995

Với những người đang hưởng mức lương hưu trước năm 1995 mà có mức hưởng thấp hơn mức 3,2 triệu đồng/tháng thì sẽ điều chỉnh tăng lên 0,3 triệu đồng/tháng.

Nghĩa là những trường hợp đang hưởng mức 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì sẽ điều chỉnh sao cho mức hưởng lên 3,5 triệu đồng/tháng.

- Đối với mức trợ cấp ưu đãi người có công.

Chính phủ đã đề xuất đối với mức trợ cấp ưu đãi người có công, sẽ điều chỉnh tăng mức trợ cấp ưu đãi chuẩn từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng/tháng. Đồng thời sẽ giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp.

- Đối với mức trợ cấp xã hội: Sẽ tăng 38,9% theo mức chuẩn từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Việc làm, với nhiều chính sách mới quan trọng được đề xuất về đối tượng tham gia, mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, đăng ký lao động...
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Qua thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) tại một số doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn Thủ đô cho thấy vẫn còn tình trạng vi phạm như: Chưa thực hiện đúng việc đóng, phương thức đóng, mức đóng, đã trích nộp phần tiền đóng của người lao động, nhưng chưa nộp về cơ quan BHXH…
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét, sửa đổi Luật Quảng cáo, với nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, dự thảo Luật đề xuất hoàn thiện quy định về quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, môi trường mạng và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới, quảng cáo ngoài trời...
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất

Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất

(LĐTĐ) Theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, trong đó quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động.
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan

(LĐTĐ) Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý thuế và hải quan thời gian qua đã giúp giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Từ đầu năm 2025, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nếu suy giảm 5% khả năng lao động, sẽ được hưởng trợ cấp bằng 3 lần mức lương tối thiểu tháng vùng IV.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

(LĐTĐ) Giáo viên có thể nghỉ hưu trước tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 có nhiều thay đổi về chế độ thai sản và ốm đau so với Luật BHXH hiện hành.
Xem thêm
Phiên bản di động