Đại biểu Quốc hội chất vấn về nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho công nhân
Bộ trưởng Bộ Công an: Xử lý nghiêm các trường hợp làm lộ, lọt, rao bán dữ liệu cá nhân Làm sạch không gian mạng là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và người dân |
Chiều 10/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng.
Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, gồm: Việc thực hiện chính sách, pháp luật để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kích cầu, phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19, việc thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trong ngành du lịch.
Chính sách khuyến khích xã hội hóa trong phát triển ngành du lịch; Công tác quản lý, bảo tồn, cải tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử Quốc gia, đặc biệt là các khu di tích lịch sử cách mạng, góp phần giáo dục truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; giải pháp ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử; xây dựng nếp sống văn hóa và bảo tồn, phát triển văn hóa xã hội.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn. (Ảnh: Quốc hội) |
Quan tâm đến đời sống văn hóa cho công nhân, người lao động, đại biểu Đoàn Thị Hảo (Đoàn Thái Nguyên) đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết những giải pháp của Bộ để xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho công nhân, người lao động trong các khu, cụm công nghiệp?
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, xây dựng đời sống văn hóa của công nhân là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ý thức được trách nhiệm này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ động, ký chương trình phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để thực hiện tốt việc xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân lao động.
Bộ cũng ký kết với Hiệp hội văn hóa và kinh tế để xây dựng các tiêu chí và vận động các doanh nghiệp thực hiện xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng, thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đầu tư nhiều thiết chế văn hóa. Đến nay, đã có 34 thiết chế văn hóa thể thao cho công nhân lao động ở cấp tỉnh. Nhiều địa phương đã bắt đầu tập trung chăm lo thiết chế văn hóa cho công nhân ở các khu, cụm công nghiệp lớn.
Trong quá trình vận động và phát triển, khi thu hút đầu tư thì yêu cầu đặt ra là phải có các thiết chế đồng bộ. “Tôi mong rằng, các địa phương khi thực hiện các chính sách đầu tư, không chỉ chú ý đến công xưởng, nhà máy mà phải chú ý đến các không gian văn hóa để đáp ứng được đời sống cho công nhân, người lao động”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nói.
Đại biểu Đoàn Thị Hảo (Đoàn Thái Nguyên) chất vấn tại điểm cầu Thái Nguyên. (Ảnh: Quốc hội) |
Bộ đã đưa ra 12 tiêu chí trong cuộc vận động, phối hợp với Hội văn hóa và kinh tế. Trong đó có hai điểm quan tâm là doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật và hoạt động đúng pháp luật. Đây là tiêu chí để xem xét doanh nghiệp văn hóa.
Thứ hai là trách nhiệm với xã hội, doanh nghiệp phải chú ý đến trách nhiệm đối với cộng đồng, với xã hội, với công nhân, tạo điều kiện cho người lao động được hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần sau thời gian lao động, tái tạo sức lao động…
Gần đây nhất, Bộ trưởng cho biết, Bộ đã vận động lại và đã thành công bước đầu là Liên hoan tiếng hát công nhân toàn quốc, với 23 tỉnh, thành có các khu cụm công nghiệp lớn đã tham gia, với sự hưởng ứng, vào cuộc của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đây chỉ là phần nhỏ trong tổ chức các loại hình văn hóa. Còn trong chiều sâu văn hóa của giai cấp công nhân, còn nhiều vấn đề, đòi hỏi có nhiều ngành, nhiều cấp, không phải chỉ đơn thuần Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia.
Liên quan đến việc xây dựng môi trường văn hóa, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, văn hóa rất rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý nhà nước, Bộ cũng đã chuyển hướng từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về các hoạt động văn hóa, thông qua các công cụ pháp luật. Bộ cũng đã chủ động rà soát, báo cáo với Quốc hội ban hành các bộ luật, tham mưu cho Chính phủ ban hành các nghị định, quyết định để lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31