Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường
Trong suốt giai đoạn từ 2020 đến nay, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng như tình hình chính trị, kinh tế thế giới đã có những tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân. Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, với vai trò và trách nhiệm được giao, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp trong lĩnh vực tài chính trong thời gian qua.
Theo Bộ Tài chính, các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã được điều hành linh hoạt, nhịp nhàng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó, chính sách tài khóa đã được mở rộng có trọng tâm trọng điểm, với các mức độ khác nhau tùy thuộc điều hành vĩ mô và tình hình thực tế.
Có thể kể đến như: Thực hiện đồng bộ các chính sách gia hạn, giảm thu ngân sách, với tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ trong giai đoạn 2020 - 2024 là khoảng gần 900 nghìn tỷ đồng. Việc triển khai thực hiện các chính sách này đã tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là thanh khoản tài chính cho các chủ thể kinh tế giúp họ duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch Covid-19, vượt qua những trở ngại do biến động thị trường trong nước và quốc tế.
Các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã được điều hành linh hoạt, nhịp nhàng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. (Ảnh minh họa) |
Cùng với đó, nhiều chính sách an sinh xã hội cần thiết, ổn định đời sống xã hội, ổn định chính trị cũng đã được triển khai thực hiện như: Bố trí và sử dụng nguồn lực của ngân sách Trung ương, cùng với Quỹ vắc xin phòng Covid-19 đảm bảo chi cho phòng, chống dịch; hỗ trợ người lao động phải tạm hoãn, nghỉ việc không hưởng lương; người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính; hộ kinh doanh cá thể; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động...
Đồng thời, tăng chi đầu tư phát triển trong chương trình phục hồi sau dịch Covid-19 với tổng nguồn đặt ra là 176 nghìn tỷ đồng nhằm trực tiếp hỗ trợ tổng cầu, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên về y tế; an sinh xã hội, lao động, việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Để đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước, cả nước đã triệt để thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, chưa thực hiện cải cách tiền lương năm 2020 - 2022; quản lý chặt chẽ các nguồn thu, nhất là thu hoạt động kinh doanh thương mại trong một số lĩnh vực như xăng dầu, kinh doanh vàng, ăn uống, kinh doanh thương mại điện tử. Nhờ vậy bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát chặt chẽ, bình quân các năm 2021 - 2023 là 3% GDP, đánh giá 2024 khoảng 3,4% GDP.
Các giải pháp chính sách tài khóa thời gian qua, kể cả qua điều chỉnh chính sách thu hay tăng chi ngân sách đều được triển khai bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện để có điều chỉnh ngay trong quá trình thực hiện, nên được cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước tin tưởng, ủng hộ. Qua đó, không chỉ góp phần đảm bảo ổn định chính trị, xã hội, hỗ trợ phục hồi kinh tế, mà còn đưa Việt Nam trở thành điểm sáng trong phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội.
Căn cứ vào các chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu của Chiến lược tài chính quốc gia, Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, Chính phủ đang giao Bộ Tài chính rà soát, báo cáo Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhiều Luật thuế; trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung 7 Luật có liên quan đến tài chính - ngân sách. Tất cả vẫn nhằm triệt để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về thể chế cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân thực hiện các hoạt động thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Trong điều hành, căn cứ vào các tình hình thực tế, Bộ Tài chính sẽ chủ động nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp chính sách tài khóa chủ động, tích cực để cùng với chính sách hỗ trợ và các chính sách vĩ mô khác góp phần hỗ trợ kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp và kinh tế đất nước từ 2020 - 2024, công tác điều hành chính sách tài khóa với các chính sách hỗ trợ thuế, phí cho doanh nghiệp, người dân được triển khai liên tục đã để lại nhiều dấu ấn, trở thành trụ đỡ đưa nền kinh tế phục hồi và bước vào quỹ đạo trăng trưởng cao. Đến nay, chính sách tài khóa mở rộng cơ bản đã hoàn thành sứ mệnh của mình và cần điều chỉnh trở lại trạng thái bình thường để mở ra một chu kỳ mới.
Bảo Thoa
Nên xem
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tin khác
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55
Gần 4 triệu cổ phiếu KWA giao dịch trên UPCoM ngày 19/12
Tài chính 15/12/2024 16:47
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang "ấm" dần
Tài chính 15/12/2024 16:42