CPI 6 tháng đầu năm 2019:  Một số vấn đề cần được làm rõ

Tổng Cục Thống kê đã thông báo số liệu tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2019, trong đó chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đã tăng 2,64% so với cùng kì năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Riêng CPI của tháng 6 giảm 0,09% so với tháng 5, nhưng tăng 1,41% so với tháng 12 năm 2018 và tăng 2,16% so với cùng kì năm trước.
cpi 6 thang dau nam 2019 mot so van de can duoc lam ro Xăng dầu khiến CPI 6 tháng đầu năm 2019 tăng 1,41%
cpi 6 thang dau nam 2019 mot so van de can duoc lam ro Doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2019 ước đạt hơn 403 nghìn tỷ đồng
cpi 6 thang dau nam 2019 mot so van de can duoc lam ro Điện và xăng tăng khiến chỉ số CPI tháng 4/2019 tăng 0,31%

Xăng dầu tác động đến CPI

Theo đó, CPI của tháng 6 giảm là do việc điều hành kinh tế vĩ mô có chiều hướng tích cực, nền kinh tế phát triển khá ổn định, dư luận tiếp tục ghi nhận việc nỗ lực kiềm chế lạm phát theo mục tiêu đã đề ra từ đầu năm là dưới 4%. Việc điều hành một số giá cả là đầu vào của xã hội có những tiến bộ hơn so với những thời kì trước. Nguồn cung mặt hàng gạo và một số loại hàng hóa thiết yếu tương đối dồi dào, đảm bảo phục vụ thị trường với giá cả hợp lý và chấp nhận được.

cpi 6 thang dau nam 2019 mot so van de can duoc lam ro
CPI 6 tháng đầu năm 2019 tăng 2,64%

Riêng về giá xăng dầu, trong 6 tháng qua, mặc dù phụ thuộc vào biến động tăng giảm của giá thế giới, song việc điều hành trong kì tương đối suôn sẻ, giá xăng dầu trong 6 tháng đã tăng 4 đợt, giảm 4 đợt và 4 đợt giữ ổn định. Tính chung trong kì, chỉ số giá mặt hàng xăng dầu giảm 3,55% so với cùng kì năm trước, góp phần làm giảm CPI chung 0,15%.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, đã điều chỉnh giảm mức học phí cho các cháu ở nhà trẻ, học sinh trung học cơ sở và bổ túc trung học cơ sở tại các trường công lập trên địa bàn, đã góp phần kéo theo chỉ số giá nhóm giáo dục cả nước giảm 0,55% trong tháng 2/2019. Góp phần làm giảm CPI chung 0,03%. Dịch vụ y tế bình quân 6 tháng đầu năm giảm 0,03% so với tháng 12/2018 cũng góp phần làm cho CPI giảm trong kì.

Trong khi đó, lạm phát cơ bản tháng 6/2019 tăng 0,16% so với tháng 5 và tăng 1,96% so với cùng kì, trong 6 tháng đầu năm, lạm phát cơ bản tăng 1,87% so với cùng kì năm trước. Tính chung trong 6 tháng qua, lạm phát chung có mức tăng cao hơn mức lạm phát cơ bản, điều này cho ta thấy: biến động giá chủ yếu là việc tăng giá của xăng dầu, điện, và một số nhóm lương thực thực phẩm. Lạm phát cơ bản 6 tháng đầu năm tăng 1,87% so với cùng kì năm trước cũng phần nào phản ảnh việc điều hành chính sách tiền tệ khá ổn định ở thị trường tài chính nước ta.

Đi sâu vào phân tích diễn biến CPI của 6 tháng cho ta thấy: Ngoài những thành công của việc kiềm chế lạm phát ở một mức hợp lý trong 1 điều kiện còn khó khăn do kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, giá cả có xu hướng tăng trở lại, các yếu tố rủi ro và thách thức gia tăng hơn so với năm trước và những thời kì trước đây.

Về giá cả và thị trường trong 6 tháng qua, không thể không đề cập đến giá của một số mặt hàng thiết yếu, và là đầu vào của toàn xã hội, như điện và xăng dầu, thời gian qua đã có những phản ứng khá mạnh mẽ của các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia và người tiêu dùng về việc điều chỉnh giá 2 mặt hàng này. Về giá điện, Chính phủ cho phép tăng bình quân 8,36% nhưng thực tế không phải hoàn toàn như vậy bởi hóa đơn tiền điện của khá nhiều hộ đã tăng 15%, 20% thậm chí 30% so với tháng chưa điều chỉnh giá điện.

Còn một điều nữa cần nói về xăng dầu, đó là trước đây, khi chúng ta chưa có 2 nhà máy Dung Quất và Nghi Sơn thì còn phụ thuộc vào xăng dầu thế giới, ngày nay chúng ta đã tự sản xuất được 60% - 70% nhu cầu trong nước, vậy tại sao không nghĩ đến dự trữ chiến lược mặt hàng này để chủ động hơn trong việc điều hành giá cả ở thị trường.

Về chất lượng kinh doanh xăng dầu, qua vụ Trịnh Sướng pha chế và tiêu thụ bất hợp pháp hàng triệu lít ở thị trường nhiều năm mới bị phát hiện cho ta thấy công tác quản lý chất lượng xăng dầu bị buông lỏng khá nghiêm trọng, làm thiệt hại vật chất, sự an toàn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vận tải và của người tiêu dùng xã hội.

Vụ việc này rồi đây sẽ bị xử lý, song điều quan trọng là phải rút ra những bài học kinh nghiệm của những “chuyện đã rồi”. Ngoài vụ Trịnh Sướng, trước đây đã từng có những vụ việc như Khaisilk, Nhật Cường… cho ta thấy có sở hở trong quản lý và bộ lộ những yếu kém về công tác quản lý thị trường, và vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương. Trong tình hình hiện nay, rất cần có thêm những nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, tạo sự cạnh tranh mạnh mẽ như ngành Bưu chính viễn thông, chắc chắn người dân sẽ được hưởng lợi tốt hơn như tình hình hiện nay. Rất mừng là Việt Nam đã có một vài cây xăng của Nhật bản, song điều đó là chưa đủ…

Cần có những tập đoàn bán lẻ mạnh

Về giá các mặt hàng thiết yếu cũng có những điều cần phải phân tích thêm: Với mặt hàng thịt lợn, khi có dịch xảy ra ở các địa phương, mặc dù giá thịt lợn hơi giảm đến 30% - 40% song giá cả thịt lợn bán lẻ ở các chợ dân sinh giảm không đáng kể. Thịt lợn ở một số siêu thị lại đứng yên hoặc tăng lên 10 - 15%, thậm chí 20%? Tại sao lại có những hiện tượng bất hợp lý và trái quy luật về giá cả như vậy? Chúng ta chưa có một đợt phúc tra nào đối với giá bán lẻ thịt lợn trong những đợt dịch vừa qua. Câu trả lời xin dành cho cơ quan quản lý thị trường giá cả ở các địa phương.

Về dự báo giá cả 6 tháng cuối năm và cả năm 2019, trong điều kiện phức tạp của địa chính trị thế giới, kinh tế thế giới còn có những khó khăn diễn ra chưa có điểm dừng thì sự phát triển của nội lực trong nước là vô cùng quan trọng. Chúng ta cần chấp nhận để vượt qua những biến động bất lợi này. Phải coi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là những tế bào cho sự phát triển của đất nước, tiếp tục duy trì sự ổn định của kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý, giữ vững chính sách tiền tệ ổn định, điều quan trọng là khơi dậy được sức mạnh nội lực của toàn dân và doanh nghiệp.

Qua đó, điều hành giá cả trong những giai đoạn này cần chú ý việc cân đối các quan hệ tiền - hàng, cung cầu hàng hóa, có chính sách phát triển sản xuất, tạo ra quỹ hàng hóa dồi dào, có sức cạnh tranh cao ngay ở thị trường nội địa, đi đôi với đó cần phát triển hệ thống phân phối vững mạnh, hiệu quả, luôn luôn gắn chặt giữa sản xuất và phân phối để phục vụ tiêu dùng xã hội.

Việt Nam cần có những tập đoàn bán lẻ mạnh, có thương hiệu bền vững, tạo niềm tin cho nhà sản xuất, nhà cung ứng hàng hóa và người tiêu dùng. Hiện nay những tác động của giá điện, xăng dầu và các loại hàng hóa dịch vụ khác đang ngấm dần vào giá cả những mặt hàng thiết yếu của các gia đình. Đời sống của nhân dân có được cải thiện hay không? Chính là việc kiềm chế thành công lạm phát theo mục tiêu đã định, đi đôi với nâng cao thu nhập của người lao động.

Theo đánh giá của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lương của công nhân lao động Việt Nam chưa đủ sống, nếu giá cả thị trường có tốc độ tăng nhanh hơn tiền lương được điều chỉnh thì đời sống của họ sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Việc này đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp các ngành tập trung chăm lo mức sống ngày một cải thiện cho người lao động, một tài sản quý giá nhất của đất nước, điều mong muốn rất đơn giản mà bản thân họ - những người lao động không thể tự vượt qua được, mặc dù đã có nhiều cố gắng. Làm được như vậy, chắc chắn nhiệm vụ kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4% trong năm 2019 sẽ đạt được, góp phần vào việc thúc đẩy sản xuất và phục vụ tiêu dùng xã hội, ổn định và cải thiện từng bước đời sống của nhân dân trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Arsenal đánh bại Fulham, rút ngắn khoảng cách với Liverpool xuống còn 9 điểm

Arsenal đánh bại Fulham, rút ngắn khoảng cách với Liverpool xuống còn 9 điểm

Dưới áp lực phải thắng để tiếp tục cuộc đua vô địch Premier League, Arsenal đã hoàn thành mục tiêu với chiến thắng 2-1 trước Fulham tại Emirates. Trận đấu không chỉ cho thấy bản lĩnh của thầy trò HLV Mikel Arteta, mà còn đánh dấu sự trở lại đúng lúc của Bukayo Saka – nhân tố có thể tạo nên khác biệt trong giai đoạn tăng tốc cuối mùa.
“Cha tôi, người ở lại” tập 21: Việt trở về, An dao động, Đại vụng về đáng yêu

“Cha tôi, người ở lại” tập 21: Việt trở về, An dao động, Đại vụng về đáng yêu

Tập 21 của “Cha tôi, người ở lại” mở ra một loạt nút thắt mới xoay quanh những mối quan hệ đan xen giữa các nhân vật, đặc biệt là sự trở về của Việt, sự tiến triển trong cảm xúc của An, và những nỗ lực không giấu được tình cảm từ Đại.
Real Madrid vượt ải Sociedad sau 120 phút nghẹt thở, sẵn sàng cho trận chung kết trong mơ

Real Madrid vượt ải Sociedad sau 120 phút nghẹt thở, sẵn sàng cho trận chung kết trong mơ

Real Madrid phải cần đến hiệp phụ và bàn thắng quý như vàng của Rüdiger ở phút 115 để vượt qua Real Sociedad với tổng tỷ số 5-4, sau màn rượt đuổi nghẹt thở bậc nhất tại Cúp Nhà Vua mùa này. Thầy trò HLV Ancelotti chính thức ghi tên mình vào trận chung kết và chờ đối thủ là Barcelona hoặc Atletico.
MU gục ngã trước Nottingham Forest: "Cú đấm" từ người cũ, giấc mơ châu Âu mờ dần

MU gục ngã trước Nottingham Forest: "Cú đấm" từ người cũ, giấc mơ châu Âu mờ dần

Rạng sáng 2/4 (giờ Việt Nam), Manchester United tiếp tục nối dài chuỗi trận thất vọng khi để thua Nottingham Forest 0-1 trên sân City Ground trong khuôn khổ vòng 30 Ngoại hạng Anh 2024/25. Cơn ác mộng đến với “Quỷ đỏ” chỉ sau 5 phút bóng lăn và người gieo sầu không ai khác chính là Anthony Elanga, cựu cầu thủ MU.
Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng

Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 44/2025/NĐ-CP nhằm quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/4/2025 và thay thế nhiều văn bản pháp lý trước đó, tạo nên một hệ thống quản lý tiền lương và nhân sự thống nhất, minh bạch hơn.
Giá xăng dầu hôm nay (2/4): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (2/4): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Hôm nay (2/4), giá dầu thế giới tiếp đà tăng và neo ở mức cao gần 75 USD khi thị trường cân nhắc thuế quan, lệnh trừng phạt. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,55 USD/thùng, tăng 0,08%; giá dầu Brent ở mốc 74,85 USD/thùng, tăng 0,13%.
Xử lý học sinh vi phạm giao thông: Nhìn từ 1 huyện ngoại thành Hà Nội

Xử lý học sinh vi phạm giao thông: Nhìn từ 1 huyện ngoại thành Hà Nội

Thời gian qua, công tác phòng ngừa vi phạm và tai nạn giao thông cho lứa tuổi học sinh vẫn luôn được các cơ quan, ban, ngành chú trọng. Tình trạng học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, thực tế vẫn ghi nhận một số học sinh chưa nghiêm túc chấp hành quy định. Nhiều gia đình vẫn giao xe cho con, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông khi các em đi xe mô tô đến trường.

Tin khác

Giá xăng dầu hôm nay (2/4): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay (2/4): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Hôm nay (2/4), giá dầu thế giới tiếp đà tăng và neo ở mức cao gần 75 USD khi thị trường cân nhắc thuế quan, lệnh trừng phạt. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,55 USD/thùng, tăng 0,08%; giá dầu Brent ở mốc 74,85 USD/thùng, tăng 0,13%.
Giá vàng thế giới lên xuống liên tục trước thời điểm Mỹ áp thuế

Giá vàng thế giới lên xuống liên tục trước thời điểm Mỹ áp thuế

Giá vàng thế giới biến động mạnh, có lúc chạm đỉnh 3.148 USD/ounce rồi nhanh chóng "rơi" xuống mức 3.113 USD/ounce. Giới đầu tư tìm đến vàng do lo ngại kế hoạch áp thuế của Mỹ.
Tỷ giá USD hôm nay (2/4): Giá bán USD lên mốc 25.913 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (2/4): Giá bán USD lên mốc 25.913 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay chứng kiến sự tăng mạnh của giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn. Giá bán USD công bố cao nhất đạt mốc 25.913 đồng/USD. Chỉ số USD Index đạt 104,27 điểm.
Giá vàng hôm nay (2/4): Vàng trong nước tiếp tục biến động mạnh

Giá vàng hôm nay (2/4): Vàng trong nước tiếp tục biến động mạnh

Giá vàng hôm nay (2/4): Giá vàng trong nước hiện đang biến động mạnh. Chênh lệch mua vào - bán ra bị nới rộng khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ.
Giá vàng chiều nay (1/4): Vàng nhẫn lên sát mốc 103 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay (1/4): Vàng nhẫn lên sát mốc 103 triệu đồng/lượng

Chiều nay (1/4), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, kéo giá vàng trong nước tăng thêm từ 200 đến 900 nghìn đồng/lượng. Hiện giá nhẫn tròn trơn Bảo Tín Minh Châu bán ra tại mốc 102,70 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng lên kỷ lục mới

Giá vàng thế giới tăng lên kỷ lục mới

Sáng nay, giá vàng thế giới tiếp tục tăng, với giá vàng giao ngay tăng 38,8 USD, lên 3.124,5 USD/ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 3.157,7 USD/ounce, tăng 36 USD so với rạng sáng qua.
Tỷ giá USD hôm nay (1/4): Thế giới phục hồi, thị trường tự do tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (1/4): Thế giới phục hồi, thị trường tự do tiếp tục giảm

Hôm nay (1/4), tỷ giá trung tâm VND với đồng USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.837 VND/USD, giảm 6 VND. Tại thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 104,18 điểm, tăng 0,14%.
Giá vàng hôm nay (1/4): Vàng nhẫn và vàng miếng lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (1/4): Vàng nhẫn và vàng miếng lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (1/4) tăng cao ở cả thị trường trong nước và thế giới.
Hôm nay (1/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (1/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (1/4), giá dầu thế giới leo lên mức cao nhất trong 5 tuần do lo ngại về nguồn cung từ Iran và Nga. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,05 USD/thùng, tăng 2,45%, giá dầu Brent ở mốc 74,68 USD/thùng, tăng 1,43%.
Từ 31/3, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng

Từ 31/3, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi một số mặt hàng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP giảm thuế nhập khẩu ưu đãi cho nhiều mặt hàng từ ôtô đến nông sản.
Xem thêm
Phiên bản di động