Công tác hòa giải ở cơ sở: Giúp giải quyết hiệu quả các tranh chấp
Mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” | |
Phường Thượng Thanh, Long Biên: Điểm sáng trong công tác hoà giải | |
Góp phần để khu phố bình yên |
Việc triển khai mô hình hòa giải “Tổ hòa giải 5 tốt” đã gắn kết được người dân và chính quyền trong công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần nâng cao tỷ lệ hòa giải thành công, giảm mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư; khuyến khích chính quyền nhất là chính quyền cơ sở ở xã, phường, thị trấn, quan tâm hơn đến công tác hòa giải về kinh phí, hoạt động đối với công tác hòa giải ở cơ sở, góp phần giải quyết điểm nóng, ổn định an ninh, chính trị trên địa bàn Thủ đô.
Đội ngũ hòa giải viên phát huy được năng lực, trách nhiệm, được tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; vị trí, vai trò của các tổ hòa giải, hòa giải viên trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định và được đón nhận trong cộng đồng dân cư. Việc lựa chọn các hòa giải viên được chú ý hơn về năng lực, uy tín đã phát huy được nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hiệu quả.
Tọa đàm góp ý xây dựng tiêu chí đánh giá “Tổ hòa giải 5 tốt” do Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức. |
Phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, từ lâu vẫn là một địa phương có nhiều gia đình văn hóa, những giá trị truyền thống, cốt lõi đều được các gia đình lưu giữ, phát huy. Phường cũng là đơn vị đầu tiên được thí điểm đưa Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình vào thực hiện và được nhân dân trên toàn phường ủng hộ. Trong đó, để phát huy và thực hiện tốt Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình điều đầu tiên các hộ dân phải sống với nhau đoàn kết, không mâu thuẫn nên công tác hòa giải tại cơ sở luôn được quan tâm, chú trọng để đảm bảo không có mâu thuẫn trong nhân dân.
Chia sẻ về công tác hòa giải tại tổ 12, phường Khương Trung, ông Đặng Ngọc Nghĩa, Tổ trưởng Tổ hòa giải cho biết, tổ hòa giải tổ 12 có 9 hòa giải viên, mỗi hòa giải viên được phân công phụ trách một khu vực dân cư nhất định. Nhiệm vụ của hòa giải viên tại cơ sở là nắm bắt các sự việc mâu thuẫn trên địa bàn để báo cáo tổ rồi cùng kết hợp với tổ dân phố, ban ngành đoàn thể đến hòa giải, đảm bảo giải quyết mâu thuẫn, đoàn kết, đảm bảo an ninh trật tự trong khu dân cư.
Với công tác hòa giải tại phường Khương Trung, hàng năm, các hòa giải viên đều được họp, nghe triển khai các chương trình cũng như các phương thức hòa giải, tập huấn cán bộ hòa giải, được phát sổ theo dõi các vụ việc hòa giải tại từng tổ. Đối với tổ 12, hàng quý, tổ họp để lắng nghe các hòa giải viên báo cáo tổng kết công việc trong thời gian qua, nghe quán triệt nội dung mới từ cấp trên và phân công công việc với những hòa giải viên mới hoặc giảm tải cho những hòa giải viên địa bàn rộng,…
Bên cạnh đó, trong các buổi họp chi bộ, hội cựu chiến binh, phụ nữ,… cũng tuyên truyền nếp sống văn minh, ứng xử trong gia đình, khu dân cư,… từ đó mọi người nhận biết được và có cuộc sống vui vẻ, đoàn kết hơn, giảm thiểu mâu thuẫn trong khu dân cư hơn. Theo ông Nghĩa, người dân trong tổ thực hiện việc giao tiếp, ứng xử với nhau rất hòa nhã nên các vụ việc mâu thuẫn cần hòa giải tại tổ trong thời gian qua không nhiều, có nảy sinh một số việc nhỏ nhưng đã được tổ hòa giải cùng các ban ngành đoàn thể hòa giải thành công.
Năm 2019, Thành phố Hà Nội tổ chức tổng kết 5 năm công tác hòa giải, khen thưởng 19 tập thể, 45 cá nhân trong đó biểu dương được 30 hòa giải viên tiêu biểu theo tiêu chí trên. Bên cạnh đó, hàng năm các quận, huyện, thị xã tích cực biểu dương khen thưởng đối với nhiều người làm công tác hòa giải, “tổ hòa giải 5 tốt” ở cơ sở góp phần động viên, đẩy mạnh phong trào hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố. |
Tại tổ 12, ông Nghĩa quán triệt đến các thành viên tổ hòa giải phải tiến hành nắm vững nội dung mâu thuẫn của các bên để từ đó tổ hòa giải ngồi họp bàn, kết hợp với tổ dân phố, ban ngành đoàn thể tiến hành hòa giải sao cho phù hợp, giúp các bên giải quyết mâu thuẫn. Cụ thể, khi có người gặp một hòa giải viên và đề nghị hòa giải mâu thuẫn hoặc hòa giải viên phát hiện có mâu thuẫn giữa hai bên tại khu dân cư mình phụ trách thì hòa giải viên phải nắm bắt tình hình, tìm hiểu mâu thuẫn giữa các bên rồi báo cho tổ hòa giải.
Tổ hòa giải nghe thông tin về tình hình sự việc từ hòa giải viên thì sẽ báo cáo với chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố rồi các bên cùng thống nhất phương án hòa giải. Sau đó, tổ hòa giải kết hợp với tổ dân phố, ban ngành đoàn thể tiến hành hòa giải mâu thuẫn giữa các bên.
Trong quá trình hòa giải, người hòa giải viên không chỉ phân tích cho các bên về mặt lý lẽ, các điều luật về vấn đề đang mâu thuẫn mà còn phải phân tích về mặt tình cảm giúp các bên hiểu ra vấn đề rồi từ đó, gỡ bỏ mâu thuẫn, chung sống vui vẻ, hòa đồng, hạnh phúc. Để làm được điều đó, người hòa giải phải là người luôn ôn hòa, nhã nhặn nhưng vô cùng cương quyết, phân tích vấn đề dựa theo căn cứ pháp luật, phân tích bên đúng, bên sai.
Nếu người hòa giải viên phân tích không đúng, thiên vị hoặc hiểu sai vấn đề cần giải quyết thì sẽ gây nên mâu thuẫn tăng cao, khó hàn gắn hơn và khi đó sẽ vượt quá tầm hỗ trợ của hòa giải viên. Từng có 6 năm tham gia công tác hòa giải, ông Nghĩa cho rằng, môi trường người dân ở khu vực tổ ông có đặc điểm khác với những nơi khác nên người hòa giải viên phải nắm bắt được tình hình tại khu vực.
Ví dụ như, môi trường sống ở khu vực là nhà nào biết nhà đó, nhiều gia đình không biết hàng xóm là ai nhưng với vai trò là một hòa giải viên nên phải nắm rõ được vấn đề mâu thuẫn của từng nhà nếu có và khi phát hiện mâu thuẫn, phải báo cáo tổ hòa giải cũng như báo cáo tổ dân phố để cùng kết hợp hòa giải, tránh để sự việc mâu thuẫn trở nên to hơn.
Mặc dù, công tác hòa giải ở tổ 12 không xảy ra thường xuyên nhưng với những người làm công tác hòa giải thì mỗi khi hòa giải thành công, hai bên giải quyết mâu thuẫn, đoàn kết với nhau đó là niềm vui của người làm hòa giải. Tuy nhiên, trong quá trình đi làm hòa giải tại cơ sở, các thành viên tổ hòa giải cũng từng gặp trường hợp khi khuyên bảo người dân, hòa giải giữa hai bên thì bị phản ứng với thái độ bất hợp tác, rồi những câu nói này kia như: “Ông là cái gì, bà là cái gì,… mà nói chúng tôi thế nọ thế kia”.
Mỗi khi gặp trường hợp trên, người hòa giải viên phải nhẫn nhịn rồi kiên trì giải thích, phân tích và chia sẻ với hai bên để mọi người bớt nóng nảy. Sau đó, người hòa giải viên phân tích sự việc cho hai bên hiểu, đi đến kết quả tốt nhất.
Kể về một số trường hợp hòa giải trên địa bàn, ông Nghĩa cho hay, thời gian gần đây chủ yếu là một số vụ hòa giải về hôn nhân gia đình. Có trường hợp hai vợ chồng đều là cán bộ nhà nước, có con chung nhưng vì mâu thuẫn trong gia đình không hàn gắn được. Hai vợ chồng đã đề nghị tổ hòa giải hỗ trợ giúp đỡ nếu không được sẽ đưa ra tòa ly hôn.
Nhận được thông tin, thành viên tổ hòa giải đã tìm hiểu nguyên nhân của hai vợ chồng khúc mắc là do trong cuộc sống có xảy ra xô xát, lời qua tiếng lại, chấp nhau câu nói. Khi nắm bắt sự việc, tổ hòa giải đã mời hai vợ chồng làm việc. Tại buổi làm việc đó, tổ hòa giải nghe vấn đề hai bên trình bày rồi phân tích cho hai vợ chồng về việc mình là cán bộ nhà nước, công tác ra sao nếu ly hôn rồi con cái sẽ ra sao nếu ly hôn,… Còn nếu vợ chồng hàn gắn được thì trách nhiệm của bản thân với gia đình, con cái sẽ như thế nào và vấn đề này người chồng phải sửa, vấn đề kia người vợ chưa được, rồi sống với nhau phải nhìn nhau, lựa nhau để cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
Sau khi nghe tổ hòa giải phân tích, hai vợ chồng đó đã hàn gắn, có cuộc sống vui vẻ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp hai vợ chồng đòi ly hôn và nhờ tổ hòa giải giúp đỡ. Tổ hòa giải cũng nắm bắt tình hình, mời ra làm việc nhưng đôi vợ chồng này nhất quyết ly hôn, không chung sống được và hai vợ chồng này cũng chưa có con. Tổ hòa giải đã hỗ trợ hết mức nhưng không hòa giải được nên chấp nhận để hai vợ chồng trẻ ra tòa ly hôn./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Bảo đảm tính hợp lý, khả thi của quy định và lợi ích của doanh nghiệp
Tư vấn luật 18/12/2024 16:50
Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe
Tư vấn luật 17/12/2024 11:33
Cảnh sát giao thông được quyền kiểm tra những giấy tờ gì khi dừng phương tiện?
Tư vấn luật 14/12/2024 20:45
Từ 2025, Cảnh sát giao thông hóa trang được dừng xe vi phạm trong trường hợp nào?
Tư vấn luật 04/12/2024 16:31
Cảnh báo chiêu lừa mua vé chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”
Pháp luật 03/12/2024 11:46
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Tư vấn luật 24/11/2024 09:54
“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ
Tư vấn luật 07/11/2024 07:02
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Tư vấn luật 05/11/2024 19:33
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36