Có nên dạy sử cho trẻ bằng tranh thời chiến?
Giải mã lý do môn thi bị “ghẻ lạnh” bất ngờ được yêu thích | |
Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc: Dân ta phải biết sử ta |
Bức tường trong khuôn viên Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bá (đường số 359, phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM) có năm bức vẽ hình ảnh anh Kim Đồng, chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi… miêu tả sự hy sinh của họ trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước.
Nhiều ý kiến trái chiều
Nhiều phụ huynh đã có ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này. Chị HTV có con trai học lớp 3 ở trường cho biết con chị rất thích những bức tranh này và hay kể cho mẹ nghe. “Con nít mà, thấy màu rồi vẽ vời là thích thôi nhưng tôi thì thấy hơi lo lắng vì sợ con sẽ thích những trò cầm súng bắn người như vậy.
Bé trai nên vốn đã thích những trò bạo lực rồi, sợ rằng bé sẽ không nhận thức được nên cứ trên cái đà đó thì không ổn. Tôi chỉ mong có cách nào hay hơn để con có thể học lịch sử nước nhà một cách phù hợp trong môi trường hiện nay” - chị V. nói.
Cảnh đánh đập, đàn áp bên những rào kẽm thép gai được thể hiện trên tranh tường. |
Còn anh TQT, một phụ huynh thì nói: “Tôi thấy bình thường nhưng vợ tôi thì bảo sợ con gái hiểu không thấu đáo về lịch sử vì con còn nhỏ nên nhận thức chưa tới. Vợ tôi cũng có nói là nên tìm cách thể hiện nào nhẹ nhàng hơn để trẻ vẫn hiểu rõ lịch sử qua một lăng kính khác chứ không phải lúc nào cũng là chiến tranh, có súng đạn như vậy”.
Trong khi đó, một học sinh (HS) nam lớp 3 cho biết em rất thích những hình ảnh vẽ trên tường vì nhìn rất bắt mắt. “Em có biết mấy anh chị trên bức tường, nhìn rất thích luôn nhưng thấy họ cầm súng, dắt sau lưng như vậy em hơi sợ” - em này nói.
Còn một em gái HS lớp 2 thì cho biết: “Thấy mấy bức tranh này, có bạn nam trong lớp mấy nay hay chơi với em mà cứ đưa tay bắn đùng đùng vào người em. Em thích tranh chứ không thích bạn bắn vào người em như vậy”.
Những bức tranh về các anh hùng nhỏ tuổi được thể hiện ở một góc tường trong khuôn viên Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bá (quận 9, TP.HCM). Ảnh: THANH TUYỀN |
Sẽ tìm cách thể hiện phù hợp hơn
Trao đổi với chúng tôi, bà Ngô Thanh Liên, Hiệu trưởng, cho biết đây là những bức tranh nhà trường vừa mới vẽ trong thời gian gần đây nhằm giáo dục cho HS về những tấm gương anh hùng nhỏ tuổi trong lịch sử nước nhà. Ý tưởng này xuất phát từ việc muốn xây dựng một góc học tập cho các em, thay vì để những bức tường thấm nước, nhìn loang lổ, trơ trọi thì nhà trường biến nó thành dụng cụ hữu ích để dạy HS.
Một hình ảnh trên tường, rất tiếc là các tranh đều không có chú thích |
“Đó chỉ là một hình thức để giáo dục các em chứ không phải là phương pháp chủ yếu mà chúng tôi dạy lịch sử cho các em. Chúng tôi thường tổ chức chiếu phim lịch sử hay kể chuyện dưới cờ, giới thiệu sách trên thư viện cho các em chứ không chỉ qua những hình ảnh được vẽ trên tường như vậy. Chúng tôi chỉ đơn thuần nghĩ là kết hợp với bên đoàn, đội xây dựng một góc nhỏ để giới thiệu gương về những anh hùng nhỏ tuổi, về anh Kim Đồng, anh Lê Văn Tám, chị Võ Thị Sáu...” - bà Liên nêu quan điểm.
Bà Liên cũng giải thích thêm rằng những hình ảnh được vẽ trên tường cũng tùy thuộc vào từng thời điểm và chủ đề mà nhà trường đưa ra chứ không mang tính cố định. Sau chủ đề về những gương anh hùng nhỏ tuổi thời chiến, nhà trường sẽ cho vẽ những hình ảnh tuyên truyền về an toàn giao thông, quyền trẻ em...
“Nếu có ý kiến cho rằng đã sống ở thời bình mà cứ đưa những hình ảnh thời chiến như vậy lên là không nên hay sợ ảnh hưởng đến suy nghĩ của trẻ về sự bạo lực thì tôi thấy cũng hợp lý. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và xem lại để tìm cách thể hiện phù hợp hơn” - bà Liên bày tỏ.
Có ý kiến về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng phòng GD&ĐT quận 9, chia sẻ bà đánh giá cách làm của nhà trường là vẽ tranh trên tường để dạy sử cho trẻ, tăng thêm sự sinh động cho các tiết học hay các hoạt động tuyên truyền khác nhưng nhà trường cũng cần chọn cách thể hiện sao cho khéo léo để không gây ảnh hưởng đến tâm lý HS và phụ huynh.
“Vì đang vào thời điểm kỷ niệm ngày 30-4, ngày giải phóng miền Nam nên nhà trường chọn vẽ những hình ảnh theo chủ đề, tuyên truyền về những tấm gương anh hùng liệt sĩ. Cách làm của nhà trường không sai nhưng quá trình làm chưa chọn được cách thể hiện thích hợp với môi trường sư phạm hiện nay” - bà Hiền nêu quan điểm.
Dù không thể khẳng định hoàn toàn rằng những bức ảnh đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ của trẻ về vấn đề bạo lực vì những hình ảnh này cũng đã phổ biến trong sách giáo khoa nhưng cũng cần hạn chế đưa những hình ảnh này lên, cũng không nên để hình ảnh đó xuất hiện quá tràn lan như vậy. Mong là nhà trường sẽ tìm cách thể hiện khác hợp lý hơn. Nhà trường có thể để lời ghi chú bên dưới bức ảnh đó, ghi rõ rằng mục tiêu là hướng đến xây dựng tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc chứ không khơi gợi tính bạo lực. Chuyên gia tâm lý VÕ THỊ MINH HUỆ -------------------- Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng phòng GD&ĐT quận 9, cho biết nhà trường cũng thường xuyên thay đổi hình ảnh theo chủ đề của mỗi tháng nên hy vọng ở những chủ đề sau sẽ có cách thể hiện khéo léo và phù hợp hơn, mang hiệu quả giáo dục cao. Ở mỗi bức tranh cũng cần có chú thích rõ ràng để tránh sự nhầm lẫn không cần thiết, cũng là để các em HS hiểu rõ về nội dung của bức tranh đó. |
Theo Thanh Tuyền/ Pháp luật TP.HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12