Cô giáo trẻ lan tỏa tình yêu môi trường đến với học sinh

(LĐTĐ) Với chất giọng truyền cảm, lối giảng sinh động, sâu sắc, cô giáo Vũ Bích Phương (Giáo viên môn Sinh học, Trường trung học cơ sở Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) đã “truyền lửa” tình yêu môi trường cho nhiều thế hệ học sinh. Vừa qua, cô Phương đã được vinh danh là 1 trong 183 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2019, đồng thời được vinh danh là “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”.
co giao tre lan toa tinh yeu moi truong den voi hoc sinh Người thắp lửa trong tâm hồn học sinh
co giao tre lan toa tinh yeu moi truong den voi hoc sinh Người hơn 20 năm “vác tù và hàng tổng”
co giao tre lan toa tinh yeu moi truong den voi hoc sinh Chuyện cô giáo tự xây dựng phần mềm

Nhiều cách làm hay, sáng tạo

Luôn được biết đến với những tiết học đầy sức sáng tạo và gắn với thực tiễn, cô giáo trẻ Vũ Bích Phương đã có tác động tích cực lan tỏa trong phong trào dạy tốt, học tốt ở Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng nói riêng và ngành giáo dục của Thủ đô nói chung. Cô luôn tìm tòi cải tiến và nghiên cứu các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để có những tiết học thú vị, đặc biệt lan tỏa tình yêu môi trường đến với học sinh.

co giao tre lan toa tinh yeu moi truong den voi hoc sinh
Cô giáo Vũ Bích Phương trong một tiết học.

Vốn là một giáo viên dạy sinh học, do vậy cô Phương luôn quan tâm đến vấn đề môi trường. Các tiết dạy của cô giáo trẻ được soạn theo hướng tích hợp để cung cấp thêm thông tin và giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường.

Sau nhiều năm giảng dạy, cô Phương đã nghiên cứu và phát triển: “Dự án chống biến đổi khí hậu bằng việc làm thiết thực” với hơn 3000 người theo dõi và tham gia. Dự án này được nữ giáo viên trẻ triển khai với mong muốn thể hiện sự đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trực tuyến; đồng thời, lan tỏa trong cộng đồng thông điệp bảo vệ môi trường, đặc biệt về vấn đề biến đổi khí hậu trái đất. Từ đó, giúp học sinh hoàn thiện các kỹ năng, có những hoạt động đóng góp với cộng đồng cũng như có trách nhiệm đối với môi trường sống của mình. Dự án được thực hiện trong cả dịp hè, giúp các em có sân chơi lành mạnh và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế.

Được biết, “Dự án chống biến đổi khí hậu bằng việc làm thiết thực” được chia gồm 3 giai đoạn, qua từng giai đoạn, các học sinh nắm được khái niệm về biến đổi khí hậu, tìm ra nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục thông qua những kiến thức đã học ở chương trình Sinh học lớp 6. Trong đó, dự án tập trung nhất ở những biện pháp giúp học sinh nắm được vai trò to lớn của thực vật; giúp các em bước đầu sử dụng công nghệ thông tin trong việc học tập trực tuyến cũng như các kỹ năng của thế kỷ 21 như làm việc nhóm, tìm tài liệu phân tích và tổng hợp, đánh giá lên mục tiêu.

Trong khuôn khổ dự án, cô Phương còn tổ chức các hoạt động vì cộng đồng, bán các sản phẩm tái chế của chính học sinh làm và tạo thành nguồn vốn cho các hoạt động tuyên truyền. Ở giai đoạn này, dự án nhận được sự quan tâm lớn của các học sinh trong trường, sự ủng hộ của Ban Giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và phản hồi tích cực của phụ huynh học sinh. Không chỉ mở ra một không gian kiến thức, cô giáo Vũ Bích Phương còn truyền cảm hứng cho học sinh biết yêu và bảo vệ môi trường từ những việc làm thiết thực. Việc làm của cô Phương cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám hiệu nhà trường từ việc làm mát, làm đẹp sân trường bằng vườn treo các loại cây đầy màu sắc, đến các hoạt động ngoại khóa về chống biến đổi khí hậu, duy trì và phát triển các việc có ích cho môi trường học tập ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.

Đặc biệt, cô Phương bắt đầu công tác tại trường từ năm 2013. Chỉ sau 2 năm về dạy tại trường, cô đã được Ban Giám hiệu nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Để quản lý giáo dục học sinh được sát sao và hiệu quả, năm học 2015 - 2016, ngay năm đầu tiên đảm nhận công tác chủ nhiệm, cô Vũ Bích Phương đã ứng dụng thành công phần mềm MS One note. One note được hiểu như một quyển sổ online. Nếu như gửi mail sẽ thường bị lẫn, khó tìm kiếm hoặc trên Zalo sẽ bị trôi thông tin thì trên One note, cùng một lúc sẽ có nhiều người làm được mà không bị lẫn.

Một ưu điểm của One note chính là giáo viên có thể kiểm soát được chính xác thời gian và đối tượng đưa thông tin lên. Đây là một dạng sổ liên lạc online, mỗi môn sẽ do một cán sự lớp quản lý, đưa thông tin lên. Các phụ huynh có thể truy cập và xem bài tập, hướng dẫn làm bài của các môn học, từ đó quản lý, nắm bắt và phối hợp tốt hơn với giáo viên để kèm cặp con mình khi ở nhà. Việc này giúp ích rất nhiều cho các học sinh yếu, kém và học sinh học hòa nhập”, cô Phương cho biết.

Hiểu để gần gũi nhau hơn

Bên cạnh đó, mặc dù là giáo viên dạy môn Sinh học nhưng khi nhận thấy học sinh lớp mình làm chủ nhiệm bị yếu môn học nào, cô Phương liền tìm hiểu lý do, rồi tự giảng bài cũng như kết nối với các giáo viên bộ môn khác để bổ sung kiến thức cho học sinh. Nữ giáo viên chia sẻ: “Thực sự, tôi coi các học sinh cũng như con của mình. Do vậy, khi nhìn các học trò của mình đuối hoặc mất căn bản ở bất kỳ môn học nào thì tôi còn cảm thấy không yên lòng. Mọi vấn đề tôi đều đem ra mổ xẻ để tìm nguyên nhân từ cả hai phía giáo viên và học sinh. Để khắc phục sự việc, tôi luôn yêu cầu sự vào cuộc tự giác của học sinh bằng cách đưa ra những giải pháp khơi dậy sự hứng khởi đối với môn học”.

co giao tre lan toa tinh yeu moi truong den voi hoc sinh
Cô giáo Vũ Bích Phương trình bày trước Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo.

Mọi kiến thức tưởng chừng khô khan, khó nhằn trong sách vở luôn được cô Phương đưa đến gần hơn với học sinh bằng những minh họa thường gặp trong cuộc sống. Không chỉ là những hiện tượng vật lý như tại sao tóc lại mềm khi dùng dầu xả, tại sao nắm bọt biển lại tung bay khi mở bàn tay ra, học sinh của cô Phương còn được tiếp cận những kiến thức về quản lý tiền, đầu tư sao cho có lợi khi thực hiện một số dự án. “Khi học sinh triển khai và tự chịu trách nhiệm với công việc được giao và với mỗi bài học sát thực tế như vậy, các học sinh trưởng thành hơn, biết cân đối và phát huy khả năng, sở trường của mình” cô Phương chia sẻ.

Từ xưa đến nay, bất kể trong thời kỳ nào, nghề dạy học luôn được coi là nghề cao quý và được xã hội tôn vinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của dân tộc ta luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của người thầy những người mở trí, khai tâm cho con người bằng câu nói: “Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế, văn hóa”. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, xin kính chúc cô Vũ Bích Phương nói riêng và các thầy cô giáo nói chung một lời chúc sức khỏe, chúc các thầy cô giáo tiếp tục thành công trong sự nghiệp trồng người.

Nhiều học sinh có tố chất đặc biệt của Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng đã được cô Bích Phương phát hiện và khuyến khích các em phát triển năng lực cá nhân. Do vậy, các em đã mạnh dạn tham gia vào các kỳ thi và đạt được những thành tích như 3 học sinh đạt giải Hội thi Tin học trẻ không chuyên năm học 2015 - 2016; thi tích hợp liên môn; thi học sinh giỏi môn Khoa học. Học sinh của Trường Trung học cơ sở Dịch Vọng còn giành Huy chương Vàng quốc tế cuộc thi Khoa học LAB - Learning Across Borders...

Không chỉ giỏi trong công việc chuyên môn, cô Phương cũng rất quan tâm đến đời sống, tâm tư, tình cảm của học sinh. Cô tâm sự những năm gần đây khi được phân làm chủ nhiệm các lớp, việc đầu tiên của cô không phải là ôn tập kiến thức mà dành trọn thời gian để làm quen với các em. Cô đặc biệt quan tâm đến những học sinh cứng đầu, những học sinh có tính cách đặc biệt. Cô tìm hiểu về các em nhiều hơn những bạn khác, qua bạn bè cùng lớp, qua giáo viên đã dạy các em và qua chính những lần cô trò ngồi nói chuyện trực tiếp.

Điều cô nhận ra rằng, tất cả đều có lý do, có em thì xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, từ việc thay đổi môi trường, điều kiện sống, có em xuất phát từ những mối quan hệ bạn bè… và quan trọng đằng sau sự cứng đầu khó bảo kia, đằng sau ánh mắt bất cần kia là những trái tim ấm để cảm nhận tình yêu thương từ những người xung quanh.

Theo cô Phương, giáo viên cần có cái nhìn bao quát lớp, tìm hiểu hoàn cảnh học trò, có hành vi nhân ái, thương yêu, sẻ chia và phải cho học sinh cảm nhận được sự yêu thương của thầy cô. Với cô, sai sót của học trò giống như “làm bài trắc nghiệm”, tô bằng bút chì, sai thì sửa.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).

Tin khác

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm. Từ một giáo viên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ trở thành một cán bộ quản lý giỏi là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực không ngừng của cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa.
Người truyền lửa cho công nhân cơ điện

Người truyền lửa cho công nhân cơ điện

(LĐTĐ) Nhờ những sáng kiến trong vận hành cơ điện, anh Lê Đình Lam, trưởng bộ phận Cơ điện, Công ty TNHH Sản xuất nhựa Bình Thuận (Thanh Trì, Hà Nội) được tôn vinh là 1 trong 100 Công nhân giỏi của Thủ đô Hà Nội.
Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì công nhân

Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì công nhân

Từng là lao động trực tiếp nên bà Hoàng Thị Bích Hạnh - Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội hiểu rất rõ những vất vả, nhọc nhằn của người công nhân môi trường. Vì thế, bà luôn trăn trở, tìm tòi, tham mưu và triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo đảm tốt nhất quyền lợi, giảm thiểu nhất những khó khăn, vất vả cho công nhân.
Hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”

Hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”

(LĐTĐ) Giáo viên mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, vì thế, quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường Mầm non Châu Can A (huyện Phú Xuyên) có rất nhiều giáo viên tận tâm với nghề, giỏi nghề, trong đó có cô Lê Thị Loan.
Cô giáo trẻ Nguyễn Đào Thùy Dương: Tâm huyết, sáng tạo và truyền cảm hứng

Cô giáo trẻ Nguyễn Đào Thùy Dương: Tâm huyết, sáng tạo và truyền cảm hứng

(LĐTĐ) Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta sẽ là một vườn hoa đẹp”. Đặc biệt đối với nghề giáo, Bác đã dạy: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thấm nhuần tư tưởng này của Bác, tập thể cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) luôn phấn đấu rèn luyện để trở thành những bông hoa đẹp, tỏa ngát hương thơm cho đời. Một trong những bông hoa đẹp ấy là cô giáo Nguyễn Đào Thùy Dương - người luôn tận tâm, sáng tạo với nghề.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Trao tặng hàng nghìn suất ăn cho học sinh thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Nhằm tiếp sức mùa thi cho các sĩ tử thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, Hội Chữ thập đỏ, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Huyện Đoàn Ứng Hoà phối hợp tổ chức hàng nghìn suất ăn để tặng cho các học sinh. Đây là năm thứ 3 huyện Ứng Hòa trao suất ăn yêu thương đến các sĩ tử.
Người Tổ trưởng dân phố gương mẫu

Người Tổ trưởng dân phố gương mẫu

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh”, gần 15 năm qua, ông Đàm Ngọc Doanh - Tổ trưởng Tổ dân phố 8, phường Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây) luôn phát huy tốt vai trò tiền phong, gương mẫu của người cán bộ, đi đầu trong mọi phong trào thi đua tại cơ sở, đặc biệt là phong trào hiến đất làm đường, hiến máu tình nguyện, từ thiện xã hội.
Tấm gương nhà giáo mẫu mực

Tấm gương nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Qua nhiều năm thực hiện cuộc vận động: “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đội ngũ nhà giáo Trường Tiểu học Vân Từ, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, ngày càng chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc “trồng người”. Tập thể nhà trường luôn tự hào khi nhắc đến cô giáo Bùi Thị Thanh Thắm - một tấm gương điển hình tiên tiến, bởi lòng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi…
Tấm gương cán bộ quản lý mẫu mực

Tấm gương cán bộ quản lý mẫu mực

(LĐTĐ) Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hằng là tấm gương về cán bộ quản lý có trách nhiệm. Cô là Hiệu trưởng Trường THCS Tân Dân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, từ năm 2020 đến nay. Những năm qua, cô đã xây dựng Hội đồng sư phạm nhà trường thành một tập thể đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm.
Tấm gương điển hình tiên tiến trong sự nghiệp “trồng người”

Tấm gương điển hình tiên tiến trong sự nghiệp “trồng người”

(LĐTĐ) Cô giáo Dương Thị Bình (Trường THCS Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội) là tấm gương sáng luôn tận tụy, tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, người gieo hạt và đào tạo lớp lớp thế hệ học trò khôn lớn trưởng thành, đặc biệt là sự thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học.
Xem thêm
Phiên bản di động