Nơi tôn vinh làng nghề truyền thống Thủ đô
Làm giàu từ nghề truyền thống | |
Người dân hào hứng với Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống Phú Xuyên | |
Sẵn sàng cho Lễ hội vinh danh làng nghề truyền thống may comple xã Vân Từ |
Nơi lưu giữ kho tàng di sản văn hoá vật thể và phi vật thể
Làng nghề ở Hà Nội có lịch sự truyền thống lâu đời tồn tại và phát triển theo thăng trầm cùng với lịch sử đất nước. Làng nghề là nơi sản sinh và lưu trữ những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, có hàm lượng văn hoá tinh thần đậm đà bản sắc dân tộc, hội tụ những tinh hoa văn hoá được bồi đắp theo bề dày lịch sử.
Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức. Ảnh: P.B |
Ở Hà Nội, nhiều làng nghề nổi tiếng phát triển mạnh như tại làng nghề Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội), xã có 7/7 làng duy trì và phát triển nghề với 90% số hộ tham gia. Hay làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), lụa Vạn Phúc (Hà Đông); làng nghề dệt kim và bánh kẹo La Phù... làm giàu từ hiện đại hoá công nghệ truyền thống, nhờ nắm bắt nhu cầu của thị trường, nhờ đó các sản phẩm làng nghề đã tìm được đầu ra, nhiều làng nghề đứng vững và phát triển. Đời sống của người lao động tại các làng nghề này ổn định, thu nhập từ làng nghề cao hơn 4-5 lần so với làm nông nghiệp.
Năm 2017, giá trị sản xuất của các làng nghề chiếm 13,4%; năm 2018 tăng lên 14% so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố. Ngoài những giá trị về kinh tế, xã hội, làng nghề còn chứa đựng những giá trị văn hoá, lịch sử rất quan trọng. Đây là giá trị nổi trội nhất của nghề thủ công và làng nghề, tạo những dấu ấn và sự phong phú của văn hoá dân tộc. Các nghề thủ công và làng nghề phản ánh bản sắc của từng địa phương, khu vực, là tinh hoa được truyền từ thế hệ nay sang thế hệ khác. Các sản phẩm thủ công truyền thống mang tính sáng tạo và nghệ thuật, phản ánh phong tục, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng. Bên cạnh đó, nghề thủ công truyền thống còn là nền tảng truyền thống đạo đức trong các phép tắc, lễ nghĩa và các quan hệ ứng xử.
Làng nghề thủ công truyền thống là một cộng đồng có sự liên kết chặt chẽ bởi những mối liên hệ về lãnh thổ, huyết thống, kinh tế, văn hoá và tâm linh với các bí quyết nghề nghiệp riêng là sản phẩm độc đáo của nền văn hoá Việt Nam. Đây hiện là nơi lưu giữ kho tàng di sản văn hoá vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, nơi biểu hiện cụ thể, sinh động bản sắc văn hoá dân tộc các vùng miền. Trong thời đại công nghiệp 4.0, sự giao thương ngày càng mở rộng, các làng nghề truyền thống mặc dù tìm được những cơ hội phát triển nghề nhưng đi cùng với đó thì nhiều giá trị văn hoá đần bị mai một, bí quyết nghề nghiệp bị thất truyền cùng với sự ra đi của nhiều nghệ nhân lớn tuổi. Xu hướng đó dần làm cho bản sắc văn hoá của làng nghề bị phai mờ. Đây thực sự là điều nguy hiểm đối với sự tồn tại bền vững của mỗi làng nghề.
Xuất hiện nhiều bảo tàng làng nghề ở Thủ đô
Theo ông Tôn Gia Hoá, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, điều kiện tốt nhất để bảo tồn những di sản làng nghề chính là môi trường sản sinh ra nó, do cộng đồng dân cư bảo vệ và gìn giữ. Nhu cầu xây dựng các “Bảo tàng làng nghề” chính là xuất phát từ đó. Bảo tàng có thể góp phần không nhỏ trong việc giới thiệu, diễn giải và bảo tồn hình thức di sản văn hoá phi vật thể này.
Xây dựng bảo tàng các di sản văn hoá làng nghề truyền thống bao gồm hệ thống các công trình kiến trúc, hệ thống công cụ sản xuất, các nghệ nhân dân gian, sản phẩm nghề truyền thống, công nghệ và kỹ năng sản xuất mang tính gia truyền của dòng họ, gia đình, các lễ hội, sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, cảnh quan sinh thái nhân văn...
Tất cả những di sản này sẽ được quy hoạch, xây dựng trong môi trường làng xã, thành những “Bảo tàng sống”, trong đó chủ nhân của nó chính là cộng đồng dân cư sở tại. Xây dựng Nhà Bảo tàng nghề truyền thống do cộng đồng làng nghề tổ chức góp sức cùng xây dựng hoặc do từng cá nhân có điều kiện xây dựng nên nhằm lưu giữ, giới thiệu lịch sử, đặc trưng và những thành tựu nghề truyền thống của gia đình hoặc cộng đồng làng xã...
Thông qua bảo tàng, các câu chuyện về nghề thủ công truyền thống và làng nghề dễ dàng được diễn giải, minh hoạ, là nơi giới thiệu các giá trị kinh tế, văn hoá, tinh thần của nghề thủ công truyền thống và làng nghề. Đây là hình thức góp phần bảo tồn một loại di sản văn hoá, đồng thời gián tiếp hỗ trợ các làng nghề trong việc quảng bá đến khách du lịch khi tham quan tại bảo tàng. |
Hiện nay, ở Thủ đô đã bắt đầu xuất hiện một số Bảo tàng tại các làng nghề với nhiều hình thức, quy mô khác nhau và do nhiều đối tượng thực hiện. Ví dụ như “Bảo tàng Gốm cổ” ở xã Kim Lan, Gia Lâm, Hà Nội được xuất phát từ sự trăn trở tìm lại nguồn gốc làng xưa của những bậc cao niên trong làng cùng sự giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả của TS Nishimura (Nhật Bản). Ngày 20/3/2012, một bảo tàng cấp xã đã chính thức khánh thành tại Kim Lan. Từ việc thiết kế và quyên góp 30.000 USD để xây dựng bảo tàng, tới việc sắp đặt, viết lời bình... đều do TS Nishimura cùng cộng sự thực hiện. Ông còn hiến tặng một số gốm cổ châu Á từ bộ sưu tập cá nhân để người xem dễ dàng so sánh với gốm Kim Lan.
“Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá” (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức) cũng là một ví dụ diển hình cho việc cộng đồng tự xây dựng bảo tàng của thôn để tôn vinh một nghề truyền thống. Sự nhiệt tình của người dân và các thợ ảnh, nghệ sĩ nhiếp ảnh của làng cùng với ý chí quyết tâm của lãnh đạo thôn và sự hỗ trợ quý báu của các chuyên gia hàng đầu trong ngành bảo tàng cùng với các chuyên gia nước ngoài. Bảo tàng Làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá mặc dù được xây dựng ở cấp thôn nhưng có hình thức nội dung và bố cục chuyên nghiệp xứng đáng là một mẫu hình tham khảo cho việc xây dựng các “Bảo tàng làng nghề” kể cả các phương thức vận động, quyên góp, phát huy sử dụng nhân tài, vật lực vốn là thế mạnh của mỗi miền quê.
Một ví dụ có thể kể đến là “Bảo tàng Mỹ thuật Cổ đô” (làng nghề hội hoạ Cổ Đô, Ba Vì, Hà Nội). Làng Cổ Đô được mệnh danh là ngôi làng hoạ sĩ độc nhất vô nhị với 30 người là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam và 2 bảo tàng hội hoạ. Nơi đây nổi tiếng là nơi quy tụ hàng trăm hoạ sĩ “chân đất”, 2 bảo tàng mỹ thuật và rất nhiều dòng tranh gia đình. Bảo tàng Mỹ thuật Cổ Đô chính thức hoạt động chuyên nghiệp từ đầu năm 2016 là nơi trưng bày các tác phẩm của những người dân Cổ Đô yêu nghệ thuật hội hoạ.
Đây cũng là nơi các thành viên câu lạc bộ mở lớp dạy mỹ thuật miễn phí cho trẻ em trong khu vực. Ngoài ra, nơi đây có “Bảo tàng hoạ sĩ Sĩ Tốt và gia đình” đặt tại nhà riêng của cố hoạ sĩ Sĩ Tốt, một hoạ sĩ lão thành với những bức tranh nổi tiếng như “Tiếng đàn bầu”, “Bế con”... Bên cạnh đó, các hoạ sĩ của làng cũng sở hữu rất nhiều phòng tranh tại gia, trưng bày những “đứa con tinh thần” của chính chủ nhà.
Thông qua bảo tàng, các câu chuyện về nghề thủ công truyền thống và làng nghề dễ dàng được diễn giải, minh hoạ, là nơi giới thiệu các giá trị kinh tế, văn hoá, tinh thần của nghề thủ công truyền thống và làng nghề. Đây là hình thức góp phần bảo tồn một loại di sản văn hoá, đồng thời gián tiếp hỗ trợ các làng nghề trong việc quảng bá đến khách du lịch khi tham quan tại bảo tàng.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53