Làng nghề truyền thống “co mình” để tạo sức bật
Làm giàu từ làng nghề truyền thống | |
Nơi tôn vinh làng nghề truyền thống Thủ đô |
Khó khăn tứ phía
Những ngày này, nghệ nhân Nguyễn Xuân Dũng, chủ một cơ sở khảm trai tại Chuôn Ngọ, Phú Xuyên nhấp nhổm không yên với lô hàng đáng ra phải xuất sang Trung Quốc từ tháng 1 nhưng đến nay đang nằm trong kho. Đây là bối cảnh chung của nhiều doanh nghiệp, ngành nghề giữa thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Với các làng nghề truyền thống lại càng khó khăn hơn bởi từ lâu nay đã nan giải bài toán đầu ra cho sản phẩm.
Làng nghề truyền thống nỗ lực vượt khó trong dịch Covid-19. Ảnh minh họa |
Nếu như trước kia, Chuôn Ngọ hoạt động sôi động ngày đêm với nhiều đơn hàng trong và ngoài nước, thì khi dịch Covid-19 bùng phát, làng nghề rơi vào tình trạng sản xuất đình trệ. Các đối tác ngừng nhập hàng, hoặc do “tắc biên” không xuất được hàng dẫn đến tình trạng lưu kho, nhiều cơ sở sản xuất phải tạm đóng cửa. Theo nghệ nhân Nguyễn Xuân Dũng, hiện tại các cơ sở không có đơn hàng mới mà chỉ hoàn thành các đơn hàng cũ. Tuy nhiên, cũng chỉ túc tắc làm. “Cái khó nhất là duy trì được việc làm cho người thợ, bởi nếu cho họ nghỉ thì khi hết dịch sẽ rất khó để gọi lại các thợ lành nghề. Do đó, chúng tôi vẫn phải duy trì một lượng công việc nhất định” – nghệ nhân Nguyễn Xuân Dũng cho biết.
Theo thống kê, Hà Nội với hơn 1.300 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề tham gia xuất khẩu hàng hóa thì đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng lớn đến sản xuất, doanh thu, mà còn ảnh hưởng đến việc làm của hàng trăm nghìn lao động nông thôn. Hơn nữa, việc phòng, chống dịch trong thời điểm hiện nay là yêu cầu bắt buộc của toàn xã hội. |
Không chỉ riêng tại làng nghề Chuôn Ngọ, mà tại làng gốm Bát Tràng cũng rơi vào tình trạng đìu hiu. Hoạt động kinh doanh tại Bát Tràng thường sôi động nhất là 3 tháng đầu năm và 3 tháng cuối năm. Tuy nhiên, đến nay dịch Covid-19 không chỉ khiến hoạt động sản xuất gần như ngưng trệ mà hoạt động giao thương, du lịch cũng bị ảnh hưởng triệt để. Nhiều cửa hàng ở đây cũng chuyển sang bán online qua facebook, zalo... Chị Nguyễn Tú Cầm, chủ một cửa hàng gốm cho biết, ngay từ khi dịch Covid-19 xảy ra, cửa hàng buôn bán rất ế ẩm, có khi cả ngày không có một khách hàng ghé qua. Đến nay, theo chỉ đạo cách ly xã hội, cửa hàng của chị cùng nhiều bà con trong làng cũng đóng cửa cả tháng nay chỉ duy trì một số ít trên mạng để duy trì mối hàng cũ nhưng lượng tiêu thụ không đáng là bao.
Theo thống kê, Hà Nội với hơn 1.300 làng nghề, trong đó nhiều làng nghề tham gia xuất khẩu hàng hóa thì đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng lớn đến sản xuất, doanh thu, mà còn ảnh hưởng đến việc làm của hàng trăm nghìn lao động nông thôn. Hơn nữa, việc phòng, chống dịch trong thời điểm hiện nay là yêu cầu bắt buộc của toàn xã hội.
Nỗ lực vượt qua dịch bệnh
Theo ông Hà Văn Lâm, Phó Ban đại diện nhân dân làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng, hiện các tổ chức sản xuất kinh tế của làng nghề đang tích cực động viên nhau ổn định tư tưởng, duy trì sản xuất ở mức độ ổn định để giữ vững mặt hàng. Đây cũng là giai đoạn để các doanh nghiệp, hộ sản xuất rà soát lại quy trình, vừa ổn định sản xuất, vừa nghiên cứu các mẫu mã mới để những tháng cuối năm có điều kiện sản xuất tốt hơn. Đặc biệt, một trong những khó khăn đối với Bát Tràng hiện nay đó là vấn đề thiếu nguồn nguyên liệu. Do đó, các cơ sở kinh doanh tại đây đang chủ động đẩy mạnh tìm kiếm những vùng nguyên liệu mới ở Hà Giang và khai thác thêm từ nguồn nước ngoài. Song song với đó là đẩy mạnh nâng cao kỹ thuật sản xuất, tìm thêm thị trường đầu ra cho sản phẩm...
Ảnh minh họa |
Cùng chung tình cảnh bị ảnh hưởng do dịch bệnh, các hộ sản xuất tại làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông cũng tranh thủ thời gian này để tìm kiếm, sáng tạo thêm mẫu mã mới, tìm hiểu công nghệ dệt, nhuộm màu giữ được độ bền đẹp cho sản phẩm. Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hội dệt lụa làng nghề Vạn Phúc cho biết thêm, để hạn chế dịch lây lan trong thời điểm này, công nhân làm việc phải ngồi cách nhau 2 mét, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay trong quá trình làm. Hơn lúc nào hết, ông cũng như các cơ sở sản xuất khác mong dịch Covid-19 sớm qua nhanh để khôi phục sản xuất.
Để làng nghề thực sự trở thành điểm mạnh kinh tế của Thủ đô Hà Nội cần phải có những lối đi tổng thể. Đặc biệt là phải thống nhất được từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới đầu ra. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, hướng đi phát triển du lịch cần được đẩy mạnh, phối kết hợp tổng thể giữa sản phẩm với du lịch, trải nghiệm, giao lưu, ẩm thực |
Thực tế, các nghệ nhân làng nghề vốn là những người thợ cần cù, sáng tạo. Trong thời điểm làng nghề sản xuất đình trệ do dịch Covid-19, các nghệ nhân, thợ giỏi vẫn miệt mài sáng tạo các mẫu mã mới, ứng dụng công nghệ cải tiến chất liệu, xây dựng hướng phát triển thị trường, chuẩn bị các điều kiện để phục hồi sản xuất khi dịch bệnh đi qua. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tổ chức lại phương thức quản lý, đào tạo lại đội ngũ nhân lực để thích ứng với tình hình mới. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn chung bởi dịch Covid-19, các cơ sở sản xuất tại làng nghề Hà Nội cùng có chung mong muốn nhận được sự hỗ trợ, như hỗ trợ một phần cho lao động không có việc làm, đặc biệt là được tiếp tục giãn nợ và tiếp cận các nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi cho hộ sản xuất.
Theo ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, để làng nghề thực sự trở thành điểm mạnh kinh tế của Thủ đô Hà Nội cần phải có những lối đi tổng thể. Đặc biệt là phải thống nhất được từ khâu nguyên liệu đầu vào cho tới đầu ra. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, hướng đi phát triển du lịch cần được đẩy mạnh, phối kết hợp tổng thể giữa sản phẩm với du lịch, trải nghiệm, giao lưu, ẩm thực…
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07