"Có cán bộ dù năng lực chuyên môn rất tốt nhưng còn sợ sệt, không dám làm"
Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ then chốt | |
Tạo nguồn lực phát triển kinh tế | |
Hà Nội: Họp trực tuyến toàn thành phố về phòng, chống dịch Covid-19 |
Sáng nay (31/8), Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố gắn với hoạt động giải trình về tình hình, kết quả thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công của thành phố năm 2020 và giai đoạn 2016-2020.
Đại biểu Nguyễn Nguyên Quân (tổ Hoàng Mai) đặt câu hỏi tại phiên họp |
Đại biểu Nguyễn Nguyên Quân (tổ Hoàng Mai) đặt câu hỏi cho Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình cấp thoát nước và môi trường. Cụ thể, đơn vị này có 10/14 dự án chuyển tiếp đang thi công, tuy nhiên trong đó nhiều dự án có tỷ lệ giải ngân rất thấp, như dự án xử lý nước thải Yên Xá, dự án thoát nước và cải thiện môi trường Hà Nội giai đoạn 2… Đề nghị cho biết nguyên nhân việc giải ngân thấp, trách nhiệm và những giải pháp thúc đẩy tiến độ thực hiện giải ngân các dự án?
Trả lời vấn đề đại biểu nêu, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp thoát nước và môi trường thành phố Hà Nội cho biết, theo kế hoạch năm 2020 Ban được giao vốn 1.300 tỷ đồng, đến thời điểm Hội đồng nhân dân thành phố tổng hợp và theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố, Ban đã thực hiện giải ngân đạt 32%. "Vừa rồi chúng tôi đã hoàn thiện thủ tục bổ sung giải ngân thêm 120 tỷ đồng, nên đến thời điểm này kế hoạch giải ngân đã đạt 42,3%", ông Hùng nói.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, dự án xử lý nước thải Yên Xá, đến nay đã giải ngân được 45%. Dự án này những năm trước khó khăn trong thủ tục đấu thầu, liên danh tư vấn rất phức tạp. Với gói thầu số 1 trên 4.000 tỷ đồng, Ban thực hiện đấu thầu đến nay còn gần 3.100 tỷ, tiết kiệm cho thành phố 928 tỷ đồng (theo thời giá 2018).
Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình cấp thoát nước và môi trường thành phố Hà Nội cho biết đã đề xuất kế hoạch 1.000 tỷ đồng, nhưng đến tháng 4/2020 thành phố giao tiếp 468,2 tỷ đồng vốn chuyển nguồn mà ngày 31/12/2019 Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới bố trí giao giải quyết trong năm 2019 là không khả thi.
"Năm nay do dịch bệnh nên Ban không triển khai được các thủ tục của những đơn vị cung cấp vật tư thiết bị. Ban đã làm thủ tục thiết kế bảo vệ thi công với những hạng mục trang thiết bị để đầu năm 2021 khi được bố trí vốn thì sẽ triển khai", ông Hùng nói.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp thoát nước và môi trường thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Hùng trả lời vấn đề đại biểu nêu |
Đối với dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 2, ông Hùng cho biết, đây là dự án Ban nhận lại từ giai đoạn quyết toán. Vừa qua, trên cơ sở những hồ sơ phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng của các quận huyện, Ban phải đưa vào danh mục để báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo thành phố bố trí vốn 115 tỷ đồng, song đến nay giải ngân của các địa phương rất chậm, đặc biệt quận Đống Đa đã đề nghị 70 tỷ đồng nhưng hiện giải ngân rất thấp.
"Với trách nhiệm chủ đầu tư, chúng tôi đã đôn đốc làm việc với các địa phương, cũng đề nghị các quận huyện liên quan dự án chú ý phối hợp tốt. Riêng với phần thuộc khu Kim Liên nhỏ vướng giải phóng mặt bằng liên quan quy hoạch, vừa qua chúng tôi đã phối hợp quận và các ngành có hướng giải quyết, trên cơ sở thống nhất của Ủy ban nhân dân thành phố, dự án này sẽ chuyển cho Ủy ban nhân dân quận thực hiện trong giai đoạn tiếp theo", ông Hùng thông tin.
Về những nguyên nhân chậm giải ngân, ông Hùng thẳng thắn nói: Trước hết thuộc trách nhiệm chủ đầu tư trong quá trình điều hành, do năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ các ban quản lý dự án trước sáp nhập.
"Về trình độ, Ban tiếp nhận cán bộ từ toàn bộ các ban cũ theo quyết định ngày 31/12/2016, nhưng thậm chí có đồng chí đến nay chưa thể chưa tiếp nhận được các công việc, có những cán bộ có chuyên môn không liên quan gì đến ngành của chúng tôi, nhưng vẫn phải thực hiện công việc...
Ban tiếp nhận 146 cán bộ thì có 87 viên chức và 59 cán bộ hợp đồng, trong đó có cán bộ không phù hợp chuyên môn nên tôi đề nghị cho nghỉ thì lại có ý kiến cho giữ nguyên. Phải thừa nhận nguyên nhân đầu tiên là trách nhiệm chủ quan của chúng tôi, song trong quá trình điều hành có những cán bộ dù năng lực chuyên môn rất tốt nhưng còn sợ sệt, không dám làm… Ngoài ra, còn vướng mắc do luật, sửa nghị định…", ông Hùng cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Khởi tranh Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 12:17
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 06:20
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác
Thủ đô 01/11/2024 21:41
Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 18:13
Các cơ quan báo chí Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:51
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội
Nhịp sống Thủ đô 01/11/2024 17:41
Hà Nội xem xét, thông qua đề án về giao thông thông minh
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:31